Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Xuân Quỳnh
 Hãy chỉ ra những câu có sử dụng hàm ý trong đoạn trích sau:  Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bây giờ đã xuống đất tất cả.Kẻ vươn vai,người ngồi bệt xuống ven đường giở thức ăn mang theo ra.Bác lái xe dắt anh ta lại cho nhà hội họa và cô gái. -Đây,tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé.Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp.Anh đưa khách về nhà đi.Tuổi già cần nước chè:Ở Lào Cai đi sớm quá.Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
_Hồ Ngọc Ánh_
21 tháng 5 2021 lúc 9:49

mừng quýnh là mừng quá đến độ cuống lên

Sunn
21 tháng 5 2021 lúc 9:49
Mừng quá, đến mức cuống cả lên
trương khoa
21 tháng 5 2021 lúc 10:40

Đây là đoạn trích của bài"Lặng lẽ Sa Pa " của Nguyễn Thành Long

Trả lời cho câu hỏi trên: Vì anh thanh niên sống cô đơn trên đỉnh núi Yên Sơn làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Nên khi có khách đến thăm thì anh " mừng quýnh" lên( mừng quýnh là rất vui)

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 12 2018 lúc 15:49

- Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận

- Hiệu quả NT:

+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm

+ Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 5 2019 lúc 9:15

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 10 2019 lúc 8:11

- Câu "Hà, nắng gớm, về nào…" là câu nói lảng

"Tôi thấy người ta đồn…" câu nói bị chen ngang

→ Hai câu này không phải câu mang hàm ý

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 6 2017 lúc 8:33

Đáp án: C

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 6 2017 lúc 16:27

1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)

3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà

- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)

- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)

- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)

→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)

- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 7 2019 lúc 11:50

- Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy…” là lời nhận xét, đánh giá của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 3 2017 lúc 8:42

a, " Chè đã ngấm rồi đấy" : Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ và cô con gái. Hàm ý mời bác vào uống nước.

- Người nói và người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói, chi tiết chứng tỏ:

a, Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế

Nguyễn Đức Trí
Xem chi tiết
Tung Duong
1 tháng 11 2021 lúc 16:44

SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG

Một cậu bé đang đùa nghịch với một đống cát ở trên sân. Đang chơi, cậu bỗng nhìn thấy một tảng đá lớn nằm chềnh ềnh giữa đường phía trước. Cậu thầm nghĩ “ Sao lại có tảng đá ở đây nhỉ ? Mình mà bị vấp vào nó thì sẽ ngã đau lắm đây.” Nghĩ vậy, cậu bé quyết định phải chuyển tảng đá sang chỗ khác. Nhưng cậu đã cố gắng hết sức để nhấc lên, tảng đá vẫn cứng đầu, nằm im lìm ở chỗ cũ. Cậu bé bất lực ngồi xuống, òa khóc.Thấy con khóc, ông bố bèn bước ra hỏi Con trai, con đã dùng hết sức mạnh của mình để nhấc tảng đá lên chưa Cậu bé rấm rứt gật đầu Con đã cố gắng hết sức mà tảng đá không hề di chuyển tí nào. Chưa đâu, con ạ Người cha điềm đạm nói Con chưa nhờ bố giúp phải không Nào, bố sẽ giúp con. Con hãy lại đây cùng bố bê nào Nói rồi, người cha ngồi xuống, vẫy cậu bé lại. Hai bố con nhẹ nhàng nhấc tảng đá ra chỗ khác. Sau đó, ông ân cần ôm lấy con trai và bảo Con biết không, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự mình làm tất cả mọi việc. Sức mạnh của một người không phải chỉ có ở chính bản thân họ mà nó còn nằm ở những người thân, bạn bè những người luôn quan tâm ta và sẵn lòng giúp đỡ khi ta cần. Chỉ với sức mạnh ấy, nhiều điều không thể sẽ trở nên có thể, con ạ Còn bây giờ, con vào nhà giúp mẹ xâu kim đi, mẹ đang tìm con đấy.Cậu bé nhìn cha, ánh mắt lấp lánh, hình như cậu đã phát hiện ra một điều gì đó rất thú vị.​

Hãy tìm 4 danh từ trong đoạn "Cậu bé đang đùa nghịch…òa khóc.”

Khách vãng lai đã xóa