Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
2 tháng 3 2019 lúc 2:45
Năm Sự kiện
1010 Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long.
1054 Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt.
10 – 1075 Quân ta hành quân tiến hành đánh thành Ung Châu.
1077 Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn ở sông Như Nguyệt đánh bại quân Tống xâm lược.
12 - 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh.
01 - 1258 Ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy xâm lược nước ta.
01 - 1285 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy xâm lược nước ta.
05 – 1285 Quân ta phản công đánh đuổi giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi đất nước.
12 – 1287 Quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta.
04 – 1288 Chiến thắng Bạch Đằng đánh bại quân Nguyên lần thứ ba.
Bình luận (1)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 12 2018 lúc 13:47
  Thời Lý (1009- 1225) Thời Trần (1226 – 1400) Thời Lê sơ (1428 – 1527)
Các tác phẩm văn học Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

- Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

- Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)

- Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

- Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).

- Quốc âm từ mệnh tập.

- Bình uyển cửu ca.

- Hồng Đức quốc âm thi tập.

Các tác phẩm sử học Đại Việt sử kí toàn thư Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu)

- Đại Việt sử kí toàn thư.

- Lam Sơn thực lục.

- Việt giám thông khảo tổng lục.

Bình luận (0)
jin kim
Xem chi tiết
Đào Tùng Dương
8 tháng 2 2022 lúc 23:13

 

Tham khảo :

Thời
 
Văn họcSử học
TrầnHàn Thuyên viết Phi sa tập. Nguyễn Sĩ Cố viết một số bài thơ văn chữ Nôm. Chu Văn An viết Quốc ngữ thi tập. Hồ Quý Ly viết Quốc ngữ thi nghĩa....Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu
Lê sơBình Ngô đại cáo, quân trung từ mệnh tập, ức Trai thi tập, quốc âm thi tập...: do Nguyễn Trãi viết Quỳnh uyển cửu ca,Hồng Đức quốc âm thi tập,...:do Lê Thánh Tông viết

-Đại Việt sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên.

-Lam Sơn Thực lục . Hoàng Triều Quan Chế

Bình luận (0)
nhóm chiến binh z
17 tháng 2 2022 lúc 9:14

Thời Lý

(1010 - 1225)

Thời Trần

(1226 - 1400)

Thời Lê sơ

(1428 - 1527)

Các tác phẩm văn học

Nam Quốc Sơn Hà

(Lý Thường Kiệt)

- Hịch tướng sĩ văn (Trần Quốc Tuấn)

- Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)

- Phú Sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

 

- Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi)

- Quân Trung từ mệnh tập

- Bình uyển cửu ca

- Hồng Đức Quốc âm thi tập

Các tác phẩm sử họcĐại việt Sử kí toàn thưĐại việt Sử kí (Lê Văn Hưu)

- Đại việt sử kí toàn thư

- Lam Sơn thực lục

- Việt giám thông khảo tổng luận

Bình luận (0)
hà minh phượng
Xem chi tiết
Hoàng Tony
28 tháng 2 2016 lúc 13:14
THỜI LÊ SƠTHỜI LÝTHỜI TRẦN 
Có 2 khuynh hướng văn thơ nổi trội dưới thời Lê sơ : văn thơ yêu nước dân tộc và văn thơ cung đình.

Theo đà dòng văn học yêu nước thời Lý - Trần, được tiếp sức thêm bởi cảm hứng qua những chiến công của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nhiều tác phẩm văn thơ đã nói lên ý chí bất khuất và lòng tự hào về một quốc gia - dân tộc có bề dày lịch sử - văn hóa. Nguyễn Trãi với Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lý Tử Tấn với Chí Linh sơn phú, Xương Giang phú, Nguyễn Mộng Tuân với Lam Sơn phú, Hậu Bạch Đằng giang phú, Lê Thánh Tông với các bài thơ ca tụng các nhân vật lịch sử - văn hóa và các danh lam thắng cảnh đất nước. Theo phương hướng tìm về cội nguồn dân tộc Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã hiệu đính Lĩnh Nam thích quái, một tác phẩm dã sử truyền thuyết từ thời Trần. Tinh thần dân tộc còn biểu hiện ở việc phổ biến dùng chữ Nôm, với các tác giả Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và tác phẩm Hồng Đức Quốc âm thi tập.

Bên cạnh đó, dòng văn học cung đình với nội dung hình thức thù phụng, thanh lệ cũng phát triển. Bùi Huy Bích nhận định: "Thời Hồng Đức gọi là cực thịnh nhưng lúc đó văn chương ưa chuộng thanh lệ (khuôn sáo hình thức)". Điển hình là hội Tao Đàn (nhị thập bát tú) do Lê Thánh Tông làm chủ soái, cùng các văn thần như Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh. Tác phẩm chính của hội này là tập Quỳnh uyển cửu ca, với những bài thơ xướng họa tán tụng, với chủ đề khuôn sáo là "Minh quân, lương thần" (vua sáng, tôi hiền). Dòng văn học cung đình đã thể hiện rõ quan điểm giáo huấn "Văn dĩ tải đạo", yếu tố trữ tình, cá nhân đã vắng mặt trong đó.

Để phục vụ cho việc xây dựng chế độ phong kiến nhà nước quan liêu và thể hiện tinh thần dân tộc, "sánh ngang Nam - Bắc", các tác phẩm lịch sử, địa lý thời Lê sơ khá phong phú. Đó là các tác phẩm Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, bộ điển chế đồ sộ Thiên Nam dư hạ tập 100 quyển (đã thất truyền, chỉ còn lại 4- 5 quyển).

Đặc biệt, bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư của các sử thần nhà Lê (Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh), phát triển từ bộ sử gốc Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu trước đó, là một tác phẩm quý giá. Ở đây, lần đầu tiên, Ngô Sĩ Liên đã đưa truyền thuyết Hùng Vương - An Dương Vương vào chính sử dân tộc.

Về địa lý, đáng kể là cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi và tập bản đồ hành chính quốc gia soạn dưới thời Lê Thánh Tông, th­ường gọi là Hồng Đức bản đồ vẽ chi tiết 13 thừa tuyên và các phủ huyện. Các tác phẩm địa lý này cũng đã được bổ sung ở những thời kỳ sau.
Ngay trong thế kỷ đầu tiên của thời Lý đã để lại trong di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam ba áng thơ văn cô đọng mà gây được một ấn tượng về khí phách phi thường: đó là tờ Chiếu dời đô (214 chữ), Phạt Tống lộ bố văn (148 chữ) và bài thơ Nam quốc sơn hà (28 chữ).
Trong thời Lý thơ văn phát triển khá rầm rộ, có tới hàng trăm tác giả nhưng trải qua các cuộc chiến tranh, lụt lội các sách vở đã bị hư hại nhiều, đặc biệt là chủ trương phá hủy văn hóa của nhà Minh thời kỳ đô hộ Đại Việt đã tịch thu hoặc tiêu hủy hầu hết chứng tích văn hóa thời nhà Lý. Một số văn bia các chùa còn lưu giữ các bài thơ, bài vịnh của thời này.
Tác phẩm đặc sắc tời này là Thiền Uyển tập anh, ghi lại hành trạng của 68 vị thiền sư, cùng 77 bài thơ, bài kệ. Một số tác gia thời này như thiền sư Viên Chiếu (999-1091), thiền sư Không Lộ (?-1119)... và Hoàng thái hậu Ỷ Lan cũng được xếp trong hàng ngũ tác gia với bài kệ "Sắc không".
Đời nhà Trần đã đào tạo được khá nhiều học giả nổi tiếng như Lê Văn Hưu soạn bộ Đại Việt Sử Ký và đây là bộ sử đầu tiên của Việt Nam. Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng là một ông trạng rất mực thanh liêm, đức độ và có tài ứng đối đã làm cho vua quan nhà Nguyên phải kính phục. Chu Văn An là một bậc cao hiền nêu gương thanh khiết, cương trực. Các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông đều là những người giỏi văn chương và có soạn Ngự tập và danh tướng Trần Quốc Tuấn có làm những tác phẩm giá trị như Hịch tướng sĩ.
Hàn Thuyên tức Nguyễn Thuyên có công làm thơ bằng chữ Nôm và đặt ra luật thơ Nôm. Vì thế đã có nhiều học giả, văn nhân đã theo gương của Hàn Thuyên mà làm những bài thơ Nôm rất giá trị. ĐVSKTT chép:
Bấy giờ (năm 1282) có cá sấu đến sông Lô. Vua sai hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên làm bài văn ném xuống sông, cá sấu bỏ đi. Vua cho việc này giống như việc của Hàn Dũ, bèn ban gọi là Hàn Thuyên. Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc ngữ. Thơ phú nước ta dùng nhiều quốc ngữ, thực bắt đầu từ đấy.
Nghệ thuật điêu khắc thời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ, tinh xảo hơn so với thời Lý, trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu diễn mang phong cách Chiêm Thành. Cách trang trí hoa dựa trên nghệ thuật dân dụng [5].
Về kiến trúc, dựa trên các tháp gốm, tháp đá, mô hình nhà bằng đất nung, mảnh ngói vỡ khai quật được, triều Trần tiếp tục kế thừa truyền thống nhà Lý với điểm nổi bật là chùa tháp, bộ đấu củng chống đỡ mái cầu kỳ và các hoạt tiết trang trí đậm màu sắc Phật giáo.
Âm nhạc Đại Việt thời Trần chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, Chiêm Thành và Trung Quốc [6]. Một số nhạc công bị bắt từ Chiêm Thành và Trung Quốc trong các cuộc chiến đã truyền nghề ca hát cho dân Đại Việt, càng ngày càng phổ biến.

 

Bình luận (0)
Hoàng Tony
28 tháng 2 2016 lúc 13:15

tick nha

Bình luận (0)
Võ Đông Anh Tuấn
29 tháng 2 2016 lúc 16:50
Thời Lý : Thời Trần : Thời Lê Sơ :
*Văn học : Chiếu dời đô, Phạt Tống lộ bố văn, Nam quốc sơn hà, Thiền Uyển tập anh,...*Văn học : Phi sa tập (Hàn Thuyên), Hịch Tướng Sĩ (Trần Hưng Đạo), Phò giá về kinh (Trần Quang Khải), Phú sông Bạch Đằng, (Trương Hán Siêu),...

*Sử học : Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu), Việt sử cương mục ( Hồ Tông Thốc), Trung hưng thực lục, Tăng già toái sự, Thiền uyển tập anh, Việt điện u linh tập,...

*Văn học : Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi) , Anh hoa hiếu trị, Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Quỳnh uyển cửu ca, Xuân Vân thi tập, Châu cơ thắng thưởng, Văn minh cổ suý, Cổ kim cung từ thi tập Lam Sơn Lương thuỷ (Lê Thánh Tông),...

* Sử học : Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn Thực Lục, Đại Việt thông giám, Việt giám thông khảo tổng luận,...

 

Bình luận (2)
Linh Lê
Xem chi tiết
︵✰Ah
23 tháng 2 2021 lúc 9:26

 

Thời Lý (1009 - 1225)

Thời Trần (1226 - 1400)

Thời Lê sơ (1428 - 1527)

Các tác phẩm văn học

Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu),

- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

- Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Các tác phẩm sử học

Đại Việt sử kí toàn thư.

Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu).

- Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,…

 

Bình luận (3)
︵✰Ah
23 tháng 2 2021 lúc 9:26

 

Thời Lý (1009 - 1225)

Thời Trần (1226 - 1400)

Thời Lê sơ (1428 - 1527)

Các tác phẩm văn học

Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu),

- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

- Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Các tác phẩm sử học

Đại Việt sử kí toàn thư.

Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu).

- Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,…

 

Bình luận (0)
︵✰Ah
23 tháng 2 2021 lúc 9:27

Thời gian

Sự kiện

Năm 1416

Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)

Năm 1418

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.

Năm 1421

Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh

Năm 1423

Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh

Năm 1424

Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

Năm 1425

Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

Tháng 9.1426

Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

Tháng 11.1426

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

10.1427

Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

12.1427

Hội thề Đông Quan diễn ra, quan Minh rút quân về nước.

Bình luận (0)
nguyễn ngọc hà
Xem chi tiết
Nga Nguyen
14 tháng 2 2022 lúc 19:30

3.

Sự kiện Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh xâm lược
Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đánh vào Lạng Sơn. Mờ sáng, chúng đến cửa ải Chi Lăng. Kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải. Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy. Khi ngựa của chúng đang bì bõm vượt qua đồng lầy, thì bỗng nhiên một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lập tức từ hai bên sườn núi. những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống.
Lọt vào giữa trận địa “mưa tên”, Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết. Quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta từ hai bên sườn núi và lòng khe, nhất tề xông ra tấn công. Quân địch hoảng loạn, lại nghe tin Liễu Thăng tử trận, càng khiếp sợ. Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.

Bình luận (0)
lạc lạc
14 tháng 2 2022 lúc 19:34

refer

1.Buổi đầu độc lậpnhà Lý đóng đô ở Hoa Lư tên gọi nước ta  thời kì đó là Đại Việt.

2/

Từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV), trong quá trình dựng nước và giữ nước có những sự kiện lịch sử tiêu biểu:

- Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước

- Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh và con trưởng Đinh Liễn bị ám hại. Đinh Toàn- con trai thứ- mới lên 6 tuổi. Thái hậu họ Dương trao áo long cổn cho Lê Hoàn.

- Năm 981, quân Tống xâm lược nước ta. Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Độc lập được giữ vững. Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc.

- 1009, Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lên làm vua.

- 1010, Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long

- 1075 - 1077, quân Tống xâm lược nước ta lần hai nhưng thất bại.

- Đầu năm 1226, nhà Trần thành lập

- Thời Trần, nước ta ba lần chiến thắng quân Mông - Nguyên xâm lược

- 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua, lập nên nhà Hồ, dời thành về Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá), đổi tên nước là Đại Ngu, thực hiện nhiều cải cách.

- Năm 1406, quân Minh sang xâm lược nước ta. 

- 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã đánh tan quân Minh ở Chi Lăng.

- 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê.

 3.

Sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê em chọn là Sự kiện Lê Lợi đánh thắng quân Minh tại cửa ải Chi Lăng:

- Thời nhà Minh cai trị nước ta, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu, từ Thanh Hóa kéo ra bao vây Đông Quan. Nhà Minh lo sợ nên đã cử hai đạo quân kéo sang phá vây.

- Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân tiến đánh vào Lạng Sơn.

- Đến cửa ải Chi Lăng bị kị binh ta ra chặn đánh và dụ cho đội kị binh địch trong đó có Liễu Thăng vào ải.

- Khi ngựa chúng bì bõm vượt qua đầm lầy, một loạt pháo nổ như sấm ra hiệu. Lập tức hai bên sườn núi, những chùm tên bắn lao vun vút.

- Địch tối tăm mặt mũi, Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau của địch cũng bị ta phục kích tấn công.

- Quân địch hoảng sợ, hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.

Bình luận (0)
MiRi
Xem chi tiết
shinichi
Xem chi tiết
Không Tên
2 tháng 11 2018 lúc 20:10

* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hay-neu-nhung-thanh-tuu-chu-yeu-ve-van-hoa-giao-duc-c82a13920.html#ixzz5VhbmIKf2

Bình luận (0)
Tuấn Lò Đức
Xem chi tiết