Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Soái Tỷ😎😎😎
Xem chi tiết
minh phượng
26 tháng 11 2018 lúc 19:23

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Dẫu kỉ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỉ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỉ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình yêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.

Trái Tim Em Đã Thuộc Về...
26 tháng 11 2018 lúc 19:24

Thơ Lý Bạch đã tràn đầy ánh trăng. Trong hơn một nghìn bài thơ còn lại, trăng đã xuất hiện mấy trăm lần, ở mỗi bài trăng lại hiện ra với vẻ đẹp khác nhau. Lí Bạch đã nâng ánh trăng truyền thống trong thơ ca cổ điển Trung quốc lên đến mức tư tưởng. Trăng có lúc là bạn tri âm, cũng có lúc là niềm vui của con người. Có lúc nó là vật nổi hiện tại với quá khứ. Chính vì thế trăng trong thơ Lí Bạch đã sáng mãi bao đời với các thế hệ con người yêu thích.

Tĩnh dạ tư là một bài thơ độc đáo trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Lý Bạch. Nó không có những nét bay bổng, phóng khoáng hay hình ảnh khoa trương, phóng đại quen thuộc trong thơ của một bậc trích tiên. Nó chinh phục người đọc ở sự hàm súc, cô đọng nhưng lại có sức lay động lớn.

Mở đầu bài thơ, Lý bạch lấy hình ảnh ánh trăng để gợi nhớ về quê hương cố xứ:

Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.

(Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương)

Hai câu thơ đầu, chúng ta thấy được mối quan hê giữa tĩnh và động. Cảnh thật tĩnh lặng như tờ. Tất cả các hoạt động của con người đã chìm xuống, chỉ còn vũ trụ vận động.

Ánh trăng đến vào lúc con người đang mơ màng. Mơ màng nên nhìn ánh trăng bàng bạc, mỏng mảnh như những sợi tơ lan toả trên mặt đất lại ngỡ là sương phủ. Cái tĩnh lặng của cảnh, cái tĩnh tại của tư thế con người là cái bên ngoài ẩn chứa những xao động bên trong tâm hồn. Và quê hương hiện về trong những phút lắng sâu, yên ả nhất của tâm hồn nhà thơ.

Nỗi nhớ quê hương trào dâng lên như một con sóng. Chứng tỏ đây là một tình cảm thường trực trong tâm hồn tác giả, chỉ một cái cớ nhỏ cũng có thể khơi dậy. Bằng vài nét chấm phá đơn sơ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh phác thảo làm phông nền cho những suy tư nội tâm. Tình ẩn trong cảnh, cảnh chan chứa tình:

Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương)

Hai câu thơ cuối là sự trở về của tâm hồn nhà thơ trong hai bài suy tưởng rất quen thuộc ở thơ Đường: hiện thực và hoài niệm, hồi ức và tưởng tượng.

Thơ Đường là thơ của sự đăng đối, hài hoà. Hai câu thơ trên chính là một minh chứng mẫu mực cho ý kiến đó. Phép đối thể hiện ở cả đối từ, đối thanh, đối ý: “cử đầu – đê đầu”, “vọng – nhớ, “minh nguyệt – cố hương”. “cử đầu – đê đầu” (ngẩng đầu – cúi đầu) là tư thế quen thuộc của người phương Đông “phủ thị ngưỡng thiên” (cúi nhìn xuống đất ngửa lên nhìn trời). Nhưng nếu với các nhà thơ khác tư thế ấy là sự tự đặt mình vào các chiều kích của vũ trụ để chiêm nghiệm về cái hữu hạn của kiếp người thì với Lí Bạch đó là sự suy ngẫm về tình quê. Tình quê đặt ngang với cái vĩnh hằng của vũ trụ.

“Cử đầu vọng” (ngẩng đầu nhìn) là cái nhìn hướng ngoại, hướng ra ngoại cảnh. Còn “đê đầu tư” (cúi đầu nhớ) là cái nhìn hướng vào nội tâm, vào nỗi nhớ, hoài niệm. Điểm hướng tới của hai hướng nhìn trái chiều nhau ấy là “minh nguyệt” và “cố hương”. Giữa “trăng sáng” và “cố hương” ấy có mối quan hộ hữu cơ với nhau.

“Trăng sáng” vừa là hình ảnh thực vừa là cầu nối về quê hương, nối quá khứ với hiện tại. “Nhìn trăng sáng – nhớ cố hương” vì trăng đã trở thành biểu tượng cho hình ảnh quê hương. Đó chính là vầng trăng trên núi Nga Mi thuở nào. Trăng từ thời ấu thơ luôn ám ảnh trong tâm hồn tác giả, trở thành nỗi nhớ thường trực, ray rứt khôn nguôi.

Bài thơ viết về tình cảm, suy nghĩ của mình, tác giả không thể sử dụng những hình dung từ, những dòng tả suy tư cảm xúc mà chỉ thể hiện qua một loạt các động từ khắc hoạ hành động và tư thế tĩnh tại bên ngoài. Nhưng đúng là “công phu thơ phải ở ngoài thơ”. Không nói nhớ quê da diết như thế nào nhưng chỉ bằng hai chữ “cố hương” đã lắng đọng trong đó bao suy nghĩ, xúc cảm.

“Cố hương” là quê cũ, là những kỉ niệm ấu thơ về vùng đất Ba Thục, là những người thân yêu… “Cố hương” là sự gắn bó đã trở thành máu thịt lắng đọng thành một phần hồn của tác giả, luôn hiện về trong nỗi nhớ, trong những phút tĩnh lặng nhất cùa tâm hồn. “Cố hương” là những gì êm đẹp nhất, thân thương nhất đối với mỗi con người. Xa xa mãi rồi nhớ cố hương. Đi đi mãi rồi không trở về. Đến đây, ta lại liên tưởng đến hai câu thơ của Thôi Hiệu:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?

(Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu)

Ở Thôi Hiệu, khói sóng trên sông trong bóng chiều mờ ảo khiến cho tâm tư không ngừng nhớ về cố xứ. Xưa con người ra đi trên bến nước, đêm nhìn trăng mà lòng dạ thướng nhớ biết bao. Bởi thế, bến nước hay vầng trăng đều gợi nhớ đến quê nhà cả.

Bài thơ không chỉ gửi gắm tình quê mà còn khắc tạc một tư thế nhớ quê “đê đầu tư cố hương”.Tình quê vì thế thấm thìa lan toả trong tâm hồn người đọc.

Khác với bài “Xa ngắm thác núi Lư” đầy tưởng tượng độc đáo, mới lạ, khác với bài “Hành lộ nan”đầy tự tin và khí thế hiên ngang, Tĩnh dạ tư hầu như không có tưởng tượng gì, không có chữ nào lạ, không dùng phép khoa trương, phóng đại nào. Tất cả đều tự nhiên, giản dị, mộc mạc mà thành tuyệt tác.

Bài thơ là sự kết hợp giữa tĩnh và động. Lí Bạch ở trong một đêm yên tĩnh, ánh trăng đọng trăng đầu giường, dày và lanh như sương. Cảnh rất tĩnh nhưng tâm lại rất động, lên cao với xa với cố hương, bồi hồi muôn lối.

Nhà nghiên cứu Hồ Ứng Bài thơ là sự kết hợp giữa tĩnh và động. Lí Bạch ở trong một đêm yên tĩnh, ánh trăng đọng trăng đầu giường, dày và lanh như sương. Cảnh rất tĩnh nhưng tâm lại rất động, lên cao với xa với cố hương, bồi hồi muôn lối.Lân, đời Minh có nhận xét: “Thơ tuyệt cú của Lí Thái Bạch xuất khẩu mà thành, không có ý làm cho tình vi mà không bài nào là không tình vi”. Bài Tĩnh dạ tư (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) là bài ngũ ngôn tuyệt cú, mỗi câu năm chữ, thuộc vào loại thơ không cố ý làm cho tình vi mà rất tình vi.

minh phượng
26 tháng 11 2018 lúc 19:24

Lí Bạch là một nhà thơ nổi tiếng đời đường của Trung Quốc. Những tác phẩm của ông cho đến nay và mai sau vẫn sống mãi trong lòng người đọc. Và một trong những tác phẩm để đời là bài Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)

Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như một người bạn để thi nhận có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cùng vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăng như là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là một bài như thế điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong một đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sáng lung linh huyền ảo và chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhớ quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiết tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phơi sương

Đọc hai câu thơ này, cảm giác đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng và thời gian lúc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bằng bạc ấy khiến ông ngỡ như là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc một cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa một nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong ba câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, một vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.

Nếu như ở ba câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:

Cúi đầu nhớ cố hương

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là một bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm và ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiết về chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm của một đời người.

Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bạch thiên nhiên luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lại là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho Lí Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, từ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.

Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện một tình yêu quê hương, đất nước chân thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là một bài thơ viết về tình yêu quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê của mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.

Hunter # Vampire
Xem chi tiết
Đức Kiên, Đức Tiến 1/9
Xem chi tiết
Đức Kiên, Đức Tiến 1/9
27 tháng 2 2023 lúc 20:52

Giúp mik với ạ

Đỗ Tuệ Lâm
27 tháng 2 2023 lúc 20:53

Em hiểu rằng chi tiết ấy:

- Nói lên tầm quan trọng của việc con người nhớ cội nguồn, lịch sử dân tộc, nơi mình sinh ra.

- Thể hiện thông điệp rằng một con người dù có lớn tuổi cũng chẳng thể trưởng thành khi họ khôn biết mình là ai, sinh ra ở đâu.

- Bộc lộ cảm xúc của tác giả với quê hương.

Trần Minh Thắng
Xem chi tiết
Phùng Minh Quân
Xem chi tiết
Hoàng Phú Huy
23 tháng 3 2018 lúc 9:00

1. Hai câu đầu gợi lên nhiều cách hiểu về quê hương:
- Quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là quê cha đất tổ, gắn với gia đình, dòng họ, mồ mả, bàn thờ tổ tiên.
- Quê hương hiểu theo nghĩa rộng là đất nước.
- Nói “Quê hương mỗi người chỉ một” là nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng của quê hương trong tình cảm của mỗi con người.
- “Như là chỉ một mẹ thôi”: khẳng định sự duy nhất nêu trên như một quy luật của tự nhiên về nguồn gốc con người. Đã là quy luật tự nhiên thì điều đó (mỗi người chỉ một quê hương) là không bao giờ thay đổi.
- Mặt khác còn là nói lên tình đất nước như tình mẫu tử, một tình cảm sâu nặng nhất của con người, của cả muôn loài.
- Tình yêu mẹ, yêu làng, yêu đất nước là thống nhất: Càng yêu gia đình thì càng yêu làng và càng yêu làng thì càng yêu đất nước. Trung thành với đất nước là “đại hiếu” (theo lời Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi).
- Trong mối quan hệ đó, đôi khi trong một hoàn cảnh cụ thể vẫn nảy sinh mâu thuẫn, buộc người ta phải lựa chọn, lúc đó phải để tình đất nước lên trên (Nguyễn Trãi nén nỗi đau từ biệt cha quay về tìm đường cứu nước, các thanh niên từ biệt mẹ già, làng xóm, lên đường nhập ngũ ra tiền tuyến;...).
 
2. Hai câu sau tác giả muốn nói rõ vai trò quê hương đôi vỏi sự trưởng thành của mỗi con người:
a) Cần hiểu “nhớ quê” cho đầy đủ ỷ nghĩa:
- “Nhớ”: một biểu hiện của tình cảm lưu giữ rõ nét đến từng chi tiết con người, cảnh vật quê hương và lúc nào cũng nghĩ đến và tha thiết muốn gặp lại.
- Nhớ quê là không chỉ nói nhớ một vùng đất, một lãnh thổ mà nhớ nhiều về cội nguồn, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục, về con người đang đổ mồ hôi sôi nước mắt cho quê hương, đất nước,...
- Không chỉ ôm nỗi nhớ suông, nhớ quê là phải làm gì cho quê hương, có hoài bão xây dựng quê hương.
 
b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:
- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.
- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...
(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).

Vi Cầm
6 tháng 7 lúc 22:21

A. Mở bài
- Quê hương mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho văn thơ, nhạc, họa.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn mà một trong những tiếng nói tha thiết của tâm hồn là tình quê hương.
- Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân để đi đến luận điểm: Tình quê hương có vai trò rất lớn trong việc tôi luyện nên người.

B. Thân bài
1. Hai câu đầu gợi lên nhiều cách hiểu về quê hương:
- Quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là quê cha đất tổ, gắn với gia đình, dòng họ, mồ mả, bàn thờ tổ tiên.
- Quê hương hiểu theo nghĩa rộng là đất nước.
- Nói “Quê hương mỗi người chỉ một” là nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng của quê hương trong tình cảm của mỗi con người.
- “Như là chỉ một mẹ thôi”: khẳng định sự duy nhất nêu trên như một quy luật của tự nhiên về nguồn gốc con người. Đã là quy luật tự nhiên thì điều đó (mỗi người chỉ một quê hương) là không bao giờ thay đổi.
- Mặt khác còn là nói lên tình đất nước như tình mẫu tử, một tình cảm sâu nặng nhất của con người, của cả muôn loài.
- Tình yêu mẹ, yêu làng, yêu đất nước là thống nhất: Càng yêu gia đình thì càng yêu làng và càng yêu làng thì càng yêu đất nước. Trung thành với đất nước là “đại hiếu” (theo lời Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi).
- Trong mối quan hệ đó, đôi khi trong một hoàn cảnh cụ thể vẫn nảy sinh mâu thuẫn, buộc người ta phải lựa chọn, lúc đó phải để tình đất nước lên trên (Nguyễn Trãi nén nỗi đau từ biệt cha quay về tìm đường cứu nước, các thanh niên từ biệt mẹ già, làng xóm, lên đường nhập ngũ ra tiền tuyến;...).
 
2. Hai câu sau tác giả muốn nói rõ vai trò quê hương đôi vỏi sự trưởng thành của mỗi con người:
a) Cần hiểu “nhớ quê” cho đầy đủ ỷ nghĩa:
- “Nhớ”: một biểu hiện của tình cảm lưu giữ rõ nét đến từng chi tiết con người, cảnh vật quê hương và lúc nào cũng nghĩ đến và tha thiết muốn gặp lại.
- Nhớ quê là không chỉ nói nhớ một vùng đất, một lãnh thổ mà nhớ nhiều về cội nguồn, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục, về con người đang đổ mồ hôi sôi nước mắt cho quê hương, đất nước,...
- Không chỉ ôm nỗi nhớ suông, nhớ quê là phải làm gì cho quê hương, có hoài bão xây dựng quê hương.
 
b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:
- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.
- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...
(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).
 
C. Kết bài
- Tiếng nói tha thiết và độc đáo của Đỗ Trung Quân khiến bài thơ đã được phổ nhạc và được các thế hệ yêu mến, thuộc lòng.
- Không nên chỉ ngâm nga bài thơ, bài hát đó. Để luôn nhớ yêu mến nó thì phải làm gì?

Sang Nguyễn
Xem chi tiết
Mất nick đau lòng con qu...
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Hoàng
23 tháng 12 2018 lúc 16:10

A. Mở bài
- Quê hương mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho văn thơ, nhạc, họa.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn mà một trong những tiếng nói tha thiết của tâm hồn là tình quê hương.
- Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân để đi đến luận điểm: Tình quê hương có vai trò rất lớn trong việc tôi luyện nên người.

B. Thân bài
1. Hai câu đầu gợi lên nhiều cách hiểu về quê hương:
- Quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là quê cha đất tổ, gắn với gia đình, dòng họ, mồ mả, bàn thờ tổ tiên.
- Quê hương hiểu theo nghĩa rộng là đất nước.
- Nói “Quê hương mỗi người chỉ một” là nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng của quê hương trong tình cảm của mỗi con người.
- “Như là chỉ một mẹ thôi”: khẳng định sự duy nhất nêu trên như một quy luật của tự nhiên về nguồn gốc con người. Đã là quy luật tự nhiên thì điều đó (mỗi người chỉ một quê hương) là không bao giờ thay đổi.
- Mặt khác còn là nói lên tình đất nước như tình mẫu tử, một tình cảm sâu nặng nhất của con người, của cả muôn loài.
- Tình yêu mẹ, yêu làng, yêu đất nước là thống nhất: Càng yêu gia đình thì càng yêu làng và càng yêu làng thì càng yêu đất nước. Trung thành với đất nước là “đại hiếu” (theo lời Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi).
- Trong mối quan hệ đó, đôi khi trong một hoàn cảnh cụ thể vẫn nảy sinh mâu thuẫn, buộc người ta phải lựa chọn, lúc đó phải để tình đất nước lên trên (Nguyễn Trãi nén nỗi đau từ biệt cha quay về tìm đường cứu nước, các thanh niên từ biệt mẹ già, làng xóm, lên đường nhập ngũ ra tiền tuyến;...).
 
2. Hai câu sau tác giả muốn nói rõ vai trò quê hương đôi vỏi sự trưởng thành của mỗi con người:
a) Cần hiểu “nhớ quê” cho đầy đủ ỷ nghĩa:
- “Nhớ”: một biểu hiện của tình cảm lưu giữ rõ nét đến từng chi tiết con người, cảnh vật quê hương và lúc nào cũng nghĩ đến và tha thiết muốn gặp lại.
- Nhớ quê là không chỉ nói nhớ một vùng đất, một lãnh thổ mà nhớ nhiều về cội nguồn, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục, về con người đang đổ mồ hôi sôi nước mắt cho quê hương, đất nước,...
- Không chỉ ôm nỗi nhớ suông, nhớ quê là phải làm gì cho quê hương, có hoài bão xây dựng quê hương.
 
b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:
- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.
- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...
(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).
 
C. Kết bài
- Tiếng nói tha thiết và độc đáo của Đỗ Trung Quân khiến bài thơ đã được phổ nhạc và được các thế hệ yêu mến, thuộc lòng.
- Không nên chỉ ngâm nga bài thơ, bài hát đó. Để luôn nhớ yêu mến nó thì phải làm gì?

Hoàng Phú Huy
23 tháng 3 2018 lúc 9:02

- Quê hương mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho văn thơ, nhạc, họa.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn mà một trong những tiếng nói tha thiết của tâm hồn là tình quê hương.
- Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân để đi đến luận điểm: Tình quê hương có vai trò rất lớn trong việc tôi luyện nên người.

Vi Cầm
6 tháng 7 lúc 22:21

A. Mở bài
- Quê hương mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho văn thơ, nhạc, họa.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn mà một trong những tiếng nói tha thiết của tâm hồn là tình quê hương.
- Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân để đi đến luận điểm: Tình quê hương có vai trò rất lớn trong việc tôi luyện nên người.

B. Thân bài
1. Hai câu đầu gợi lên nhiều cách hiểu về quê hương:
- Quê hương hiểu theo nghĩa hẹp là quê cha đất tổ, gắn với gia đình, dòng họ, mồ mả, bàn thờ tổ tiên.
- Quê hương hiểu theo nghĩa rộng là đất nước.
- Nói “Quê hương mỗi người chỉ một” là nhấn mạnh sự duy nhất cũng như vai trò quan trọng của quê hương trong tình cảm của mỗi con người.
- “Như là chỉ một mẹ thôi”: khẳng định sự duy nhất nêu trên như một quy luật của tự nhiên về nguồn gốc con người. Đã là quy luật tự nhiên thì điều đó (mỗi người chỉ một quê hương) là không bao giờ thay đổi.
- Mặt khác còn là nói lên tình đất nước như tình mẫu tử, một tình cảm sâu nặng nhất của con người, của cả muôn loài.
- Tình yêu mẹ, yêu làng, yêu đất nước là thống nhất: Càng yêu gia đình thì càng yêu làng và càng yêu làng thì càng yêu đất nước. Trung thành với đất nước là “đại hiếu” (theo lời Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi).
- Trong mối quan hệ đó, đôi khi trong một hoàn cảnh cụ thể vẫn nảy sinh mâu thuẫn, buộc người ta phải lựa chọn, lúc đó phải để tình đất nước lên trên (Nguyễn Trãi nén nỗi đau từ biệt cha quay về tìm đường cứu nước, các thanh niên từ biệt mẹ già, làng xóm, lên đường nhập ngũ ra tiền tuyến;...).
 
2. Hai câu sau tác giả muốn nói rõ vai trò quê hương đôi vỏi sự trưởng thành của mỗi con người:
a) Cần hiểu “nhớ quê” cho đầy đủ ỷ nghĩa:
- “Nhớ”: một biểu hiện của tình cảm lưu giữ rõ nét đến từng chi tiết con người, cảnh vật quê hương và lúc nào cũng nghĩ đến và tha thiết muốn gặp lại.
- Nhớ quê là không chỉ nói nhớ một vùng đất, một lãnh thổ mà nhớ nhiều về cội nguồn, lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục, về con người đang đổ mồ hôi sôi nước mắt cho quê hương, đất nước,...
- Không chỉ ôm nỗi nhớ suông, nhớ quê là phải làm gì cho quê hương, có hoài bão xây dựng quê hương.
 
b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:
- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.
- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...
(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).
 
C. Kết bài
- Tiếng nói tha thiết và độc đáo của Đỗ Trung Quân khiến bài thơ đã được phổ nhạc và được các thế hệ yêu mến, thuộc lòng.
- Không nên chỉ ngâm nga bài thơ, bài hát đó. Để luôn nhớ yêu mến nó thì phải làm gì?

Jee Mắm
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
10 tháng 3 2020 lúc 7:46

- Quê hương gần gũi, thương yêu như mẹ.

- Mỗi người chỉ có một nơi chôn rau cắt rốn nên phải biết ghi nhớ, trân trọng.

- Nếu không có tình yêu quê hương, đất nước sẽ không thể lớn lên thành người toàn vẹn.

Khách vãng lai đã xóa
Akiko Haruki2009
Xem chi tiết
Sunny ( Ą⋆Ąυrora‿ team...
3 tháng 8 2020 lúc 13:44

- Quê hương mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho văn thơ, nhạc, họa.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn mà một trong những tiếng nói tha thiết của tâm hồn là tình quê hương.
- Dẫn khổ thơ của Đỗ Trung Quân để đi đến luận điểm: Tình quê hương có vai trò rất lớn trong việc tôi luyện nên người.

Khách vãng lai đã xóa
caovu tv
13 tháng 8 2020 lúc 10:23

 Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về quêhương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương yêu dấugắn liền với những hoài niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thảtrên cánh đồng từng mang dấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánhdiều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc” gợi tả cánh diều tuyệt đẹp.

- Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quêhương êm đềm mà lắng đọng. Âm thanh mộc mạc, giản dịnhưng rất đỗi thân thiết không thể nào quên. Tiếng mái chèo1đ Câu Đáp án Điểmkhua nước ấy là kỷ niệm của tuổi thơ với quê hương yêu dấu.- Có thể nói những kỷ niệm đơn sơ, giản dị của quê hương luôncó sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt.Nghĩ về quê hương như vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đốivới quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc.1đ- Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp, đầy sáng tạo, đặc sắcvà độc đáo đã gợi tả một không gian nghệ thuật có chiều cao,sắc biếc của bầu trời, có chiều dậu của cánh đồng quê, có chiềudài của năm tháng, có âm thanh thân thuộc của mái chèo trêndòng sông quên. Nhà thơ đã nói lên một cách đằm thắm, thiếttha một tình yêu quê hương.

Khách vãng lai đã xóa