miêu tả thạch sanh trong bộ dạng làm hoàng tử
viết 2 câu văn miêu tả vẻ đẹp của dũng sĩ thạch sanh,trong đó có dùng từ láy
Trong những truyện cổ tích em đã được nghe, được học thì nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng tốt đẹp nhất là người dũng sĩ Thạch Sanh.
Thạch Sanh vốn là thái tử con nhà trời, chàng được Ngọc Hoàng cho xuống trần đầu thai vào gia đình người tiều phu lương thiện. Cha mẹ mất sớm, Thạch Sanh sống một mình ở căn lều nhỏ của cha, ngày ngày chăm chỉ lao động kiếm sống. Thạch Sanh là chàng khỏe mạnh với thân hình cường tráng, cao lớn. Chàng có nước da ngăm đen vì dầm mưa dãi nắng, tấm lưng trần chắc khỏe mạnh, chắc nịch cùng khuôn ngực nở nang, vạm vỡ.
Thạch Sanh có sức khỏe hơn người lại giỏi lao động, chàng có thể làm mọi việc từ bổ củi, gánh nước. Sớm mồ côi cha mẹ nên Thạch Sanh phải tự lập từ nhỏ, ngày ngày chàng đốn củi kiếm sống. Dù siêng năng làm việc nhưng vẫn không đủ ăn, nghèo vẫn hoàn nghèo.
Không chỉ khỏe mạnh, chăm chỉ mà Thạch Sanh còn là người thật thà, giàu tình cảm. Khi gặp Lí Thông, trước những lời ngon ngọt của hắn, chàng thật tâm đỗi đãi, chăm chỉ làm việc cho mẹ con Lí Thông mà không hề hay biết Lí Thông kết huynh đệ với chàng chỉ vì mục đích lợi dụng. Cả khi Lí Thông lừa chàng đi làm vật thế mạng cho Chằn tinh hay khi đã lập công giết chết chằn tinh, bắn đại bàng cứu công chú chàng vẫn hết lòng tin tưởng mà nghe theo lời dối gạt của hắn.
Nhờ võ nghệ cao cường lại giỏi các phép thần thông, Thạch Sanh vượt qua hết thử thách này đến thử thách khác. Thạch Sanh đánh thắng Chằn tinh và đại bàng, trừ hại cho dân lành, cứu được công chúa và con trai vua Thủy Tề. Dù bị Lí Thông hãm hại, hồn Chằn tinh và đại bàng bày mưu trả thù nhưng bằng tấm lòng chân thật, ngay thẳng của mình cuối cùng chàng cũng được minh oan, hạnh phúc bên công chúa.
Thạch Sanh là người dũng sĩ lí tưởng, ở chàng hội tụ rất nhiều những vẻ đẹp đáng trân trọng, không chỉ khỏe mạnh, tài giỏi, ngay thẳng chính trực mà chàng còn là người có tấm lòng nhân ái, bao dung. Thử thách mười tám nước chư hầu cuối truyện đã thể hiện rất rõ tài năng và tấm lòng của chàng. Trước sự nổi dậy của quân chư hầu, chàng không dùng bạo lực, gươm đao để dẹp loạn mà dùng niêu cơm thần giúp cho quân giặc khâm phục khẩu phục mà rút quân về.
Người dũng sĩ Thạch Sanh trong cảm nhận của em và bao thế hệ bạn đọc là người anh hùng vừa có tài năng vừa có nhân cách. Hình tượng nhân vật Thạch Sanh mãi là tượng đài về người dũng sĩ tài giỏi, trừ gian diệt ác trong lòng em.
Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.
Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí.
Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc
Vua có cô công chúa vừa đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không ai vừa ý nàng. Nhà vua phải mở một hội lớn cho hoàng tử các nước và con trai trong thiên hạ tới dự, để công chúa trên lầu cao ném quả cầu may: hễ quả cầu rơi trúng người nào, công chúa sẽ lấy người ấy làm chồng. Khi công chúa sắp sửa ném quả cầu, bỗng nàng bị một con đại bàng khổng lồ cắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh. Trông thấy nó, Thạch Sanh liền dùng cung tên vàng bắn theo. Mũi tên trúng vào cánh đại bàng. Nó bị thương nhưng gắng sức bay về hang trong núi sâu. Thạch Sanh lần theo vết máu, tìm được chỗ nó ở.
(Thạch Sanh)
a) Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn trên.
b) Viết 1 đoạn văn ( 8-10 câu) nêu cảm nghĩ của em về đoạn văn trên.
a, Cụm danh từ: một hội lớn, quả cầu may, người ấy, một con đại bàng khổng lồ
Biết lm mỗi câu a
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước chư hầu kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân… Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu com và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi, nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước…
Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản thuộc thể loại truyện dân gian nào?
Câu 2. Đoạn truyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
Câu 3. Trong câu “Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận” có cụm danh từ nào?
Câu 4. Đoạn văn trên có mấy từ láy? Liệt kê các từ đó.
Câu 5. Giải thích ý nghĩa của từ “trọng thưởng”?
Câu 6. Dấu phẩy trong câu: “Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa” có công dụng gì?
Câu 7. Tìm các chi tiết kì ảo trong đoạn truyện trên? Các chi tiết kì ảo đó có ý nghĩa gì?
Câu 8. Viết đoạn văn 5-7 câu nêu cảm nhận của em về những hành động của Thạch Sanh trong đoạn truyện trên?
1.
-truyện Thạch Sanh
2.
-ngôi thứ 3 vì phải xưng tôi,em,mình,tớ,... mới là ngôi kể thứ nhất
3.
-cụm danh từ: một bữa cơm
4.
-ko bt
5.
-thưởng phần thưởng có giá trị lớn, trên hẳn mức bình thường
tại sao nghe tin nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, hoàng tử 18 nước chư hầu lại không đồng tình, kéo quân sang đánh?
chằn tinh và đại bàng có vai trò gì trong sự phản ánh quan hệ Thạch Sanh - Lí Thông
thái tử 18 nước chư hầu không lđược vua gả con gái cho nên đem quân sang đánh
còn cái kia mình không biết thông cảm nhé
viết doạn văn từ 8-10 câu miêu tả về cảm nghĩ của em về Thạch Sanh
Thạch Sanh là một nhân vật anh hùng hội tụ tất cả những phẩm chất tốt đẹp mà mỗi con người cần học hỏi. Thạch Sanh cần cù, chăm chỉ và chịu khó. Cuộc sống vất vả không làm Thạch Sanh bị "biến chất" mà ngược lại trở thành đòn bẩy để nhân cách của cậu tỏa sáng. Khi gặp người hoạn nạn, anh liền ra tay cứu giúp, bất chấp nguy hiểm. Khi được đền ơn, anh từ chối những vàng bạc, châu báu và vô cùng khiêm tốn. Đối với kẻ ác như Lý Thông,Thạch Sanh vẫn sẵn lòng tha thứ, cho hắn ta một cơ hội làm lại cuộc đời. Chính vì thế Thạch Sanh đã trở thành hình mẫu lý tưởng cho những nhân vật anh hùng trong các tiểu thuyết sau này.
“Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước. Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh”.
(Theo Nguyễn Đổng Chi)
Câu 1. Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào? Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? Câu 2. Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong câu sau: “Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.”
Câu 3. Xác định và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ trong những câu sau: - Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. - Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.
Câu 4. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì trong đoạn trích trên.
Câu 5. Nêu chủ đề của truyện “Thạch Sanh”. Kể tên những truyện đã học hoặc đã đọc cùng chủ đề với truyện “Thạch Sanh” (Kể tối thiểu 03 truyện)
Giúp em với ạ!
Em đang cần gấp!
1.Từ những câu chuyện dân gian đã học,hãy viết bài văn miêu tả hình ảnh Thạch Sanh.
Trí tưởng tượng phong phú và kì diệu của nhân dân ta đã sáng tạo nên những truyện cổ tích óng ánh, muôn sắc màu, vừa lấp lánh vẻ đẹp kì ảo, vừa giàu tính nhân văn Việt Nam, vừa có khả năng bồi đắp nên những tư tưởng tình cảm và ước mơ cao đẹp cho con người. Thạch Sanh là một trong những sáng tác ấy.
Thạch Sanh là truyện cổ tích tiêu biểu về nhiều phương diện.
Thứ nhất, về bố cục và kết cấu. Truyện có một bố cục tương đối hoàn chỉnh: có sự ra đời, lớn lên và hình thành tài năng của nhân vật đại diện cho công lí và chính nghĩa; có những chặng đường phiêu lưu để thử thách và rèn luyện tài năng và phẩm chất của nhân vật, có kết thúc có hậu. Truyện Thạch Sanh mang hình thức kết cấu phô biến của truyện cổ tích kết cấu song tuyến. Hơn nữa, đây là kết cấu đặc trưng của nhóm truyện cổ tích thần kì.
Hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện trong truyện bao gồm có cả con người và lực lượng siêu nhiên, thần kì.
Ở tuyến nhân vật chính diện có: Thạch Sanh, vua, công chúa, thái tử con vua Thuỷ Tề, ngọc Hoàng và vị thiên sứ, chiếc đàn thần và niêu cơm thần.
Ở tuyến nhân vật phản diện có: Mẹ con Lí Thông, trăn tinh, đại bàng.
Những thử thách đặt ra cho nhân vật chính diện cũng được, sắp xếp theo hình thức thăng tiến: thử thách sau ngày một khó khăn, phức tạp hơn thử thách trước. Do vậy mà chiến công, tài trí và phẩm chất của chàng dũng sĩ Thạch Sanh ngày càng được tô đậm.
Cũng về kết cấu phải kể đến một số mô típ quen thuộc của cổ tích như tiếng đàn thần kì và niêu cơm thần kì. Đây vừa là vũ khí của Thạch Sanh vừa là tấm lòng và tình cảm của chàng.
Thứ hai, về xây dựng nhân vật. Nhân vật Thạch Sanh mang trong mình đầy đủ những đặc điểm và phẩm chất cần thiết của nhân vật cổ tích. Ở chàng hội tụ đầy đủ những đặc điểm của con người bình thường và những nét khác thường chỉ có ở nhân vật cổ tích. Thạch Sanh không phải ai xa lạ, chàng là con của một gia đình nông dân lao động nghèo và tốt bụng. Chính gia đình là cái nôi đã nuôi dưỡng phẩm chất thật thà, chất phác và nhân hậu nơi chàng. Cuộc đời chàng từ lúc sinh ra, đến khi trưởng thành, là cuộc sống kiếm củi nghèo khổ và lương thiện. Thạch Sanh chính là hình ảnh, bóng dáng của nhân dân lao động.
Tuy nhiên, để tô đậm vẻ đẹp của nhân vật lí tưởng và làm tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện, tác giả dân gian đã khoác cho Thạch Sanh chiếc áo kì ảo của cô tích. Tức là điểm tô cho nhân vật những cái khác thường. Sự kì lạ về nguồn gốc xuất thân (Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con hai vợ chồng ông lão tiều phu); kì lạ về sự ra đời (bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh), kì lạ về tài trí (được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và phép thần thông). Khoác cho nhân vật chiếc áo mờ ảo về nguồn gốc, sự ra đời và tài trí, nhân dân mong muốn Thạch Sanh sẽ lập được nhiều chiến công thần kì, vung lưỡi rìu của mình lên để quét sạch cái xấu, cái ác trong xã hội, lập lại công lí và công bằng cho người lương thiện.
Cũng như mọi nhân vật lí tưởng trong cổ tích, Thạch Sanh cũng phải trải qua những chặng đường phiêu lưu, những thử thách đầy khó khăn, trắc trở.
Lần một: Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng, diệt trăn tinh
Lần hai: Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang.
Lần ba: Bị hồn trăn tinh và đại bàng báo thù, bị bắt hạ ngục.
Lần bốn: Sau khi kết hôn với công chúa, phải đối phó với quân của mười tám nước chư hầu hội binh kéo sang đánh.
Đặt nhân vật vào nhửng tình huống như vậy, tác giả dân gian một mặt muốn thử thách chàng, một mặt muốn khẳng định tài năng và phẩm chất của chàng.
Và quả thực, qua những thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ được những phẩm chất hết sức quý báu. Chàng vẫn giữ nguyên được sự thật thà, chất phát, nhân hậu vốn có, bộc lộ được tài năng và tôi luyện thêm sự dũng cảm, lòng yêu chuộng hoà bình.
Không chỉ đặt nhân vật Thạch Sanh trong những tình huống thử thách, tác giả dân gian còn đặt Thạch Sanh trong thể đối lập với nhân vật phản diện Lí Thông về tính cách, hành động. Thạch Sanh càng thật thà bao nhiêu thì Lí Thông càng xảo trá bấy nhiêu, Thạch Sanh càng vị tha bao nhiêu thì Lí Thông càng ích kỉ bấy nhiêu, Thạch Sanh càng nhân hậu bao nhiêu thì Lá Thông càng độc ác bấy nhiêu. Sự đối lập giữa Thạch Sanh với Lí Thông là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa.
Nhân vật Thạch Sanh được đặt trong thế đối lập với Lí Thông và trong thế tương quan với các nhân vật chính diện khác, đặc biệt là với những lực lượng thần kì như thiên thần, vua Thuỷ Tề. Nhờ có sự giúp đỡ của họ mà Thạch Sanh đã chiến thắng cái thế lực hung ác, vạch mặt được kẻ vong ân bội nghĩa.
Thứ ba, về mặt ý nghĩa của truyện. Thạch Sanh là một truyện cổ tích chứa đựng nhiều ý nghĩa. Từ câu chuyện chàng dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chống quân xâm lược, truyện đã thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân ta về đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, lòng yêu chuộng hoà bình, ước mơ và chân lí về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.
Với những đặc điểm như trên, có thể khẳng định rằng; Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu nhất và hấp dẫn nhất của kho tàng cổ tích Việt Nam, làm xúc động và say mê nhiều thế hệ bạn đọc.
Có lẽ ai đã đọc truyện đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện “Thạch Sanh”, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên... đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lần theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện rõ nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.
Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đến mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cổ tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.
“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân… Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu com và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi, nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước…”
Câu 1: Xác định các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên và đưa vào bảng phân loại?Câu 2: Tìm các cụm từ có trong đoạn văn và đưa vào mô hình cấu tạo của cụm từ đó?Câu 1:
Các danh từ là: Nhà vua, công chúa, Thạch Sanh, hoàng tử, nước, công chúa, binh lính, cây đàn, quân giặc, tiếng đàn, quân sĩ, tay chân, bữa cơm, kẻ thua trận, tướng lĩnh, niêu cơm, đũa, vợ chồng
Các động từ: Gả, từ hôn, tức giận, hội, sang, đánh, xin hàng, động binh, cầm, ra, cất, cởi, sai, dọn, thiết đãi, thấy, đố, ăn, hứa, bĩu môi, trọng thưởng, cúi, lạy tạ, kéo, về
Các tính từ: bủn rủn, tí xíu, hết, đầy
Các cụm danh từ:
- Một người chồng thật xứng đáng
- Một lưỡi búa của cha để lại
- Một con yêu tinh ở trên núi