Những câu hỏi liên quan
Van Doan Dao
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Lộc
31 tháng 12 2020 lúc 19:08

- Biểu hiện quy luật địa đới :

 +, Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái đất.

 +, Các đai khí áp và các đới gió trên Trái đất.

 +, Các đới khí hậu trên Trái đất.

 +, Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật

Bình luận (0)
Van Doan Dao
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 1 2021 lúc 18:24

C,H,O,N,P

Bình luận (0)
Van Doan Dao
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Lộc
31 tháng 12 2020 lúc 19:06

- Nguyên nhân:

   + Nội lực và ngoại lực có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các thành phần của lớp vỏ địa lí.

   + Các thành phần tự nhiên có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau.

- Biểu hiện :

  + Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.

   + Nếu một thành phần thay đổi sẽ kém theo sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

Bình luận (0)
Van Doan Dao
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Lộc
31 tháng 12 2020 lúc 19:00

- Đặc điểm ngành sản xuất nông nghiệp:

+ Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế:  cần phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất.

+ Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi: cần hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên.

+ Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ: cần xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ), phát triển ngành nghề dịch vụ.

+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện lự nhiên.

+ Trong nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.

( Đặc điểm quan trọng nhất là: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế )

 

 

 
Bình luận (0)
Van Doan Dao
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Lộc
1 tháng 2 2021 lúc 17:38

a, \(C_2H_2+Cl_2\rightarrow C+2HCl\)

\(CuO+2HCl\rightarrow CuCl_2+H_2O\)

\(CuCl_2+2KOH\rightarrow2KCl+Cu\left(OH\right)_2\)

\(2KCl+2H_2O\rightarrow2KOH+Cl_2+H_2\) ( đpcmn )

\(6KOH+3Cl_2\rightarrow KClO_3+5KCl+3H_2O\)

\(KClO_3+6HCl\rightarrow KCl+3Cl_2+3H_2O\)

b, \(NaCl+H_2SO_4\rightarrow NaHSO_4+HCl\) ( NaCl khan , H2SO4 đặc nóng )

\(2HCl\rightarrow H_2+Cl_2\) ( Đpdd )

\(6KOH+3Cl_2\rightarrow KClO_3+5KCl+3H_2O\)

\(KClO_3+6HCl\rightarrow KCl+3Cl_2+3H_2O\)

\(2KCl\rightarrow2K+Cl_2\) ( Đpdd )

\(Cl_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaOCl_2+H_2O\)

Bình luận (1)
Van Doan Dao
Xem chi tiết
Mai Hiền
3 tháng 1 2021 lúc 14:19

+ Cấu trúc hóa học của phân tử ATP (ađênôzintriphôtphat):

   - ATP cấu tạo gồm các thành phần : ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

   - ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzinđiphôtphat) rồi gần như ngay lập tức ADP lại được gắn thêm một nhóm phôtphat để trở thành ATP.

  + Chức năng của phân tử ATP:

   - Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào.

   - Vận chuyển các chất qua màng : vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng.

   - Sinh công cơ học: sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương.

Bình luận (0)
Van Doan Dao
Xem chi tiết
Mai Hiền
3 tháng 1 2021 lúc 14:17

ATP được tạo ra từ quá trình di hóa sẽ được sử dụng để dùng trong quá trình đồng hóa và các hoạt động sống khác của tế bào

Ngược lại, ADP và Pi được phân giải từ quá trình đồng hóa và các hoạt động sống khác của tế bào được sử dụng để tổng hợp ATP thông qua quá trình di hóa

undefined

Bình luận (0)
Van Doan Dao
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 1 2021 lúc 18:25

Tế bào là một hỗn hợp phức tạp nhiều chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ gồm:

- Prôtêin có cấu trúc phức tạp gồm các nguyên tố: Cacbon (C), ôxi (O), hiđrô (H), nitơ (N), lưu huỳnh (S), phôtpho (P), trong đó N là nguyên tố đặc trưng cho chất sống.

- Gluxit gồm 3 nguyên tố là C, H, O trong đó tỉ lệ H : O luôn luôn là 2H : 1 O.

- Lipit cũng gồm 3 nguyên tố là C, H, O trong đó tỉ lệ H : O thay đổi tuỳ loại lipit.

- Axit nuclêic gồm 2 loại: ADN (axit đêôxiribônuclêic) và ARN (axit ribônuclêic). Chất vô cơ bao gồm các loại muối khoáng như canxi (Ca), kali (K), natri (Na), sắt (Fe), đóng (Cu)...

 

Bình luận (0)
Van Doan Dao
Xem chi tiết
Mai Hiền
3 tháng 1 2021 lúc 10:50

Mối quan hệ giữa hoạt tính enzim và các yếu tố môi trường:

Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm được tạo thành lừ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Sau đây chúng ta xem xét một số yếu tố chính:

- Nhiệt độ: Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.

- Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH thích hợp. Ví dụ: enzim pepsin của dịch dạ dày người cần pH = 2.

- Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần, nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm táng hoạt tính của enzim. Vì tất cả trung tâm hoạt động của enzim đã được bão hòa bởi cơ chất.

- Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim: Một số chất hoá học có thể ức chế sự hoạt động của enzim. Một số chất khác khi liên kết với enzim lại làm tăng hoạt tính của enzim. Chẳng hạn: thuốc trừ sâu DDT ... là những chất ức chế một số enzim quan trọng của hệ thần kinh người và động vật.

- Nồng độ enzim : Với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng tăng.

Bình luận (0)