Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thư Anh
Xem chi tiết
lạc lạc
4 tháng 11 2021 lúc 22:22

tham khảo

 

Hệ quả hoạt động của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất  đã tạo nên sự phân mùa khí hậu. 

 

Cao Tùng Lâm
4 tháng 11 2021 lúc 22:26

tham khảo

Hệ quả hoạt động của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất  đã tạo nên sự phân mùa khí hậu. 

- Miền Bắc: phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.

- Miền Nam: mùa mưa và mùa khô sâu sắc.

- Miền Trung: mùa hạ khô, nóng và mùa mưa lùi về thu đông.

Thư Hồ thị anh
Xem chi tiết
lạc lạc
21 tháng 12 2021 lúc 21:08

tham khảo:

 

Vì mỗi kiểu gió mùa khác nhau cả về hướng, cả về tính chất nên dẫn đến sự phân chia các mùa ở nước ta.

Ví dụ: Gió mùa Đông Bắc có tính khô lạnh, tạo nên mùa Đông kéo dài 2-3 tháng ở miền Bắc.

+ Miền Bắc: mùa đông khô lạnh, mùa hạ nóng ẩm

+ Miền Trung: mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

+ Miền Nam: mùa đông mưa nhiều, mùa hạ khô nóng.

Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 4:47

Hệ quả hoạt động của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất  đã tạo nên sự phân mùa khí hậu. 

+ Miền Bắc: phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.

+ Miền Nam: mùa mưa và mùa khô sâu sắc.

+ Miền Trung: mùa hạ khô, nóng và mùa mưa lùi về thu đông.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 3 2017 lúc 11:57

Đáp án D

Nền nhiệt độ cao, hoạt động của gió mùa tạo nên sự phân mùa khí hậu và lượng mưa lớn ở nước ta là biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

trần thị hà vy
Xem chi tiết
thanh ngọc
8 tháng 9 2016 lúc 19:52

câu 1:

a/ Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:

*Thuận lợi: nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông – Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng.

*Khó khăn: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổn định, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước…

b/ Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:

*Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch…đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng… vào mùa khô.

*Khó khăn:

+ Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.

+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản.

+ Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.

câu 2:

/ Gió mùa mùa đông: (gió mùa Đông Bắc)

– Từ tháng XI đến tháng IV

– Nguồn gốc: cao áp lạnh Siberi

– Hướng gió Đông Bắc

– Phạm vi: miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra)

– Đặc điểm:

+ Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô

+ Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.

Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong Bắc Bán Cầu  thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa cùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

/ Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)

– Từ tháng V đến tháng X

– Hướng gió Tây Nam

+ Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng.

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ).

c/ Sự phân chia mùa khí hậu giữa các khu vực:

– Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

– Miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

– Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về 2 mùa mưa, khô.

trần thị hà vy
8 tháng 9 2016 lúc 19:50

giúp với các bạn ơi!!

Ngô thừa ân
20 tháng 9 2016 lúc 8:59

tớ bó tay rồi bucminh

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 6 2017 lúc 12:57

Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.

   + Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

   + Ở miền Nam: có hai mùa khô, mưa ẩm rõ rệt.

   + Ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung: có hai mùa mưa, khô, nhưng mùa mưa lệch về thu đông.

Thiểu năng trí tuệ
Xem chi tiết
lạc lạc
22 tháng 12 2021 lúc 15:20

 Các kiểu khí hậu châu Á:
- Các kiểu khí hậu gió mùa châu Á :
+ Kiểu khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á
+ Kiểu khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á
+ Đặc điểm:
- Mùa đông gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể
- Mùa hạ gió tù đại dương thổi vào lục địa thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều

 

2. + Sự đa dạng này là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

+ Ở một số đới lại chia thành nhiều kiểu mà nguyên nhân chính là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 11 2019 lúc 10:44

HƯỚNG DẪN

- Gió mùa Đông Bắc từ cao áp Xibia thổi đến nước ta trong khoảng thời gian từ tháng XI đến tháng IV, gây nên mùa đông lạnh ở miền Bắc (từ dãy Bạch Mã ra) nước ta, có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C. Gió này lạnh khô, khi đến nước ta gây ra thời tiết lạnh khô vào nửa đầu mùa đông; nửa sau mùa đông thổi lệch qua biển trở nên lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Như vậy, gió mùa Đông Bắc gây ra một mùa đông lạnh, ít mưa ở miền Bắc.

- Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam TBg từ Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vưc Tây Bắc, gây ra hiện tượng phơn khô nóng, tạo nên mùa khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán cầu Nam) hoạt động mạnh lên. Khi vượt qua vùng biển Xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

Như vậy, gió mùa đã làm cho miền Bắc có một mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam và Tây Nguyên có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt (do tác động của Tín phong Bán cầu Bắc); Duyên hải miền Trung có mùa mưa lệch sang thu đông.

43,anh tuấn 8/2
Xem chi tiết
okokokok
Xem chi tiết
Thư Phan
9 tháng 11 2021 lúc 14:59

Tham khảo

 

* Sự khác nhau của các kiểu khí hậu

- Các kiểu khí hậu gió mùa:

+ Phân bố: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

+ Đặc điểm: trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, khô, mưa không đáng kể; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

- Các kiểu khí hậu lục địa:

+ Phân bố: chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.

+ Đặc điểm: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200 - 500 mm, độ ẩm không khí luôn luôn thấp.

Thái Hưng Mai Thanh
13 tháng 12 2021 lúc 22:02

* Sự khác nhau của các kiểu khí hậu

- Các kiểu khí hậu gió mùa:

+ Phân bố: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

+ Đặc điểm: trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, khô, mưa không đáng kể; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

- Các kiểu khí hậu lục địa:

+ Phân bố: chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.

+ Đặc điểm: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200 - 500 mm, độ ẩm không khí luôn luôn thấp.

* Việt Nam thuộc kiểu khí hậu: nhiệt đới gió mùa.