Lập dàn ý cho bài văn đóng vai nhân vật người em kể lại câu chuyện "Cây khế"
Tham khảo:
Câu chuyện Cây khế gồm có các sự kiện chính sau đây:
Ở một gia đình nọ, có một gia đình gồm bố mẹ, vợ chồng của người anh trai và cậu em trai cùng chung sống.Sau khi bố mẹ chết, người anh chia gia tài đã lấy hết tất cả, người em chỉ được cây khế.Người em lầm lũi dọn ra ở dưới túp lều cạnh cây khế, hằng ngày chăm sóc cho câyKhi cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng, dặn người em may túi ba gang mang theo đựng vàngĐến hẹn, chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng.Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh tham lam may cái túi mười hai gang để có thể lấy nhiều vàng hơn.Cuối cùng, do lấy quá nhiều vàng, chim không chở nổi, lại gặp bão nên người anh rơi xuống biển rồi chết.Nắm được dàn ý và các sự việc chính của câu chuyện cây khế, các em học sinh cùng lên ý tưởng chuẩn bị cho bài kể chuyện trên lớp thông qua các bài văn mẫu sau đây. Các em học sinh tham khảo, tìm ý xây dựng lời văn cho riêng mình và không sao chép toàn bộ bài viết.
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm".
Đóng vai 2 cây phong để kể lại văn bản hai cây phong.
Văn bản"Hai cây phong" có hai mạch kể lồng nhau là gì?Tìm hiểu tại sao "Hai cây phong" lại gắn bó và lại là niềm tự hào của người dân làng Ku-ku-rêu?Thử chứng minh người kể chuyện đã miêu tả "Hai cây phong" và "Quang cảnh nơi đây" bằng "Ngòi bút đậm chất hội họa"? Làm giúp mình với ạ, do mình đang cần gấp! Mình cảm ơn ạ ^^!!!
Lập dàn ý: Cảm nhận về nhân vật " tôi" - người họa sĩ trong văn bản ' Hai cây phong'.
Bài 1 ;Trong vai cây bút thần hãy kể lại chuyện Cây Bút Thần bằng ngôi thứ nhất . Nhận xét hai ngôi kể trên.
Bài 2; Hãy kể chuyện về một người bạn tốt
a) Tìm hiểu đề bài trên
b) Tìm ý cần thuyết phục vụ đề bài
c) Lập dàn ý cho đề bài trên
d) Viết 1 đoạn văn
e) Viết thành 1 bài tự sự hoàn chỉnh
Bạn ơi đây là trang oline math nhé nên bạn chỉ được hỏi các câu liên quan đến toán thôi.
Nếu bạn muốn hỏi về các môn khác thì hãy lên trang h.vn (https://h.vn/) nhé.
tiếng việt hay anh văn cũng được mà
hỏi được tất nha bạn không nhất thiết là toán nha
Lập dàn ý cho các đề sau:
Đề 1: Trong vai người mẹ, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng .
Đề 2: Trong câu chuyện Thạch Sanh, chàng dũng sĩ đã dùng cây đàn và niêu cơm để thu phục quân 18 nước chư hầu mà không cần động binh .Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
Đề 3: Kể chuyện 20 năm sau em về thăm lại mái trường hiện nay em đang học .Hãy tưởng tượng đổi thay có thể xảy ra.
*Lưu ý: lập dàn ý không viết bài văn.
Viết đoạn văn khoảng 10 câu về vẻ đẹp của hai cây phong và tình cảm của người kể chuyện đối với hai cây phong trong hiện tại tại qua văn bản “hai cây phong” theo kiểu quy nạp trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép
lập dàn ý kể một buổi sáng sớm em đến trường trực nhật . Em nghe đc cuộc trò chuyện giữa cây bàng và cây phượng vĩ vì bn hs hay bẻ cành, bứt lá , khắc vào thân . hãy kể lạ câu chuyện đó
Hôm ấy, lớp tôi trực tuần, tôi phải đến sớm hơn để dọn dẹp sân trường và vô tình nghe được câu chuyện giữa cây Bàng non và bác Phượng già.
Bằng giọng nhỏ nhẹ, bàng non kể cho bác phượng già nghe về cuộc đời mình:
- Bác Phượng ơi! Bác biết không, ngày xưa, khi cháu còn là hạt giống được bán ở cửa hàng, thầy giáo đã mua cháu về trồng ở sân trường. Lúc còn nằm trong lòng đất, hàng ngày cháu được tưới tắm, chăm sóc. Cháu vui lắm vì nghĩ khi lớn lên cháu sẽ che mát cho anh chị học sinh nên cháu cố hết sức vươn mình ra khỏi lòng đất. Mấy tháng đầu anh chị chăm sóc cháu hết mực, cháu hạnh phúc lắm. Tưởng chừng cuộc sống cứ sung sướng như vậy mãi nhưng cháu đã nhầm.
Sáng hôm qua, vào giờ ra chơi, khi các bạn học sinh nô đùa trên sân trường, bỗng một tốp học sinh vây quanh cháu, cháu giật mình không biết chúng định làm gì thì bỗng: "rắc! rắc", chúng bẻ cánh tay của cháu. Hu.. Hu…hu… Cháu đau quá bác ạ. Mặc cho cháu kêu khóc, van xin, chơi xong chúng bỏ đi để cháu ở lại khóc một mình. Nghĩ lại, cháu càng cảm thấy tức mấy cậu học sinh, họ không biết rằng họ hàng nhà bàng cháu có ích như thế nào hay sao mà lại phá hoại cháu như thế.
Bác Phượng già cũng buồn bã bảo:
- Bác cũng đang đau buốt vì các anh chị học sinh cuối cấp mang dao đến khắc tên lên thân bác đây. Nhưng mà đừng quá bi quan cháu ạ. Bên cạnh các cậu học sinh nghịch ngợm còn có các anh chị học sinh ngoan ngoãn biết chăm sóc và bảo vệ chúng ta.
Nhưng Bàng non vẫn lo lắng:
- Nếu cứ thế này cháu sợ sẽ không lớn nổi nữa bác Phượng ạ!
Bác Phượng già an ủi:
- Thôi nào, cháu phải lạc quan lên chứ!
Rồi bác Phượng im lặng, còn Bàng non vừa lo sợ vừa thút thít khóc.
Bỗng dưng tôi cảm thấy sống mũi cay cay. Tôi ân hận về việc tôi đã làm đau bàng non. Ngay sáng hôm ấy, tôi nhận lỗi với cô chủ nhiệm. Tôi và đám bạn bị phê bình. Chiều tan học, tôi cùng các bạn đến trồng hàng rào quanh cây bàng. Từ câu chuyện này, tôi mong rằng các bạn đừng phạm lỗi như tôi và hãy bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường và màu xanh của trái đất nhé mọi người ! Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta !
:)
|
Các bạn thân mến! Các bạn có biết vì sao các bạn có thể sống khoẻ mạnh mỗi
ngày không? Các bạn có thể tượng tượng bạn sẽ sống ra sao nếu tất cả cây cối nhà
chúng tôi đều biến mất! Các bạn sẽ không được hít thở không khí trong lành! Các
bạn sẽ không có bóng râm che mát…Và còn biết bao tai hoạ sẽ xảy ra đấy. Trong
mái trường này, họ nhà bàng chúng tôi đã đem lại cho các bạn những điều tốt đẹp.
Nhân dịp năm mới, nhà trường đem tôi về trồng thay cho cây bàng năm trước
bị bão đánh đổ. Được về sống ở môi trường này tôi sung sướng lắm. Vì hằng ngày
tôi sẽ được các bạn chăm sóc yêu thương, được nghe, được thấy các bạn ca hát, nô
đùa. Hàng ngày các bạn cho tôi uống nước, nhặt sâu cho tôi, những hôm trời nắng
to, thương tôi còn nhỏ yếu, các cô, các bạn còn che cho tôi khỏi bị nắng làm héo lá.
Chỉ một thời gian sau, thân của tôi đã to hơn trước và cao hơn trước, những chiếc
lá non mới lại bắt đầu nhú lên, trông thật mỡ màng và tràn đầy sức sống. Tôi thầm
nhủ chẳng mấy chốc tôi sẽ lớn bằng các anh các chị nhà bàng được trồng cách đây
mấy năm. Tôi mơ ước mình sẽ lớn thật nhanh, ra nhiều cành lá để các bạn gái còn
chơi nhảy dây, các bạn nam sẽ đá cầu dưới tán lá xanh rì, mát rượi của tôi. Và tôi
muốn mình sẽ vươn thật cao, tán toả ra thật rộng, để cho các bạn thật nhiều bóng
mát.
Buổi sáng, tôi thức dậy thật sớm vươn vai, rung rinh những chiếc lá non xanh
mỡ chuẩn bị chào đón các bạn nhỏ đến trường. Đến chiều tôi lại nghiêng nghiêng
cái thân hình nhỏ nhắn của mình để tạm biệt mọi người.
Cuộc sống của tôi cứ êm ả trôi qua và có lẽ tôi sẽ lớn nhanh như thổi nếu như
không có buổi sáng ấy. Tôi nhớ mãi hôm đó là một buổi sáng chủ nhật, tôi đang
buồn vì sáng nay các bạn đều nghỉ học bỗng tôi nghe thấy tiếng lao xao của một
vài bạn nhỏ, tôi sung sướng mừng thầm vậy là tôi đã có bạn chơi. Tôi nhận ra đó là
các bạn học lớp 6. Sau một hồi đi dạo quanh sân trường nô đùa nhau ầm ĩ, các bạn
dừng lại nghỉ chân ở ngay cạnh tôi! Tôi đung đưa trong gió khoe những chiếc lá
mỡ màng để chào đón các bạn. Trong tiếng gió tôi thì thầm: Chào các bạn thân
yêu!
Đáp lại tấm lòng hiếu khách của tôi, một bạn nam lên tiếng:
- Chơi từ nãy chán rồi thôi bọn mình thử đi tìm hiểu cây bàng mới lớn này xem
sao.
Nghe vậy, tôi giật mình. Một cậu đứng lên chạy vòng quanh thân tôi, lấy chiếc
que vạch vạch như tìm một cái gì đó. Bỗng cậu reo lên:
- Ôi các cậu ơi, cây này lắm rễ lắm, chúng mình thử cắt bỏ đi vài cái rễ xem nó
có sống được không?
Nghe xong tôi thấy bủn rủn hết cả người. Nhưng chưa kịp định thần một cậu đã
lấy tay vặt luôn hai chiếc rễ nhỏ phía ngoài của tôi. Tôi thét lên đau đớn, nhựa túa
ra, cả thân cây như muốn đổ gục xuống. Nhưng cũng may tôi đã cố gắng đứng
vững được, tôi cắn răng chịu đựng, và tôi thốt lên rằng:
- Tôi đau lắm các bạn ơi. Các bạn chỉ đứt một tí tay, chảy một chút máu thôi
các bạn đã oà khóc rồi. Thế mà các bạn lại hành hạ. Tôi oà khóc nức nở. Nhưng
chẳng ai thấy được những giọt nước mắt đang lăn dài của tôi. Họ vẫn thản nhiên
trêu đùa nhau. Tôi đau đớn và chưa kịp định thần thì trước khi đi, một bạn lại tiện
tay bẻ luôn cái ngọn non nớt vừa nhú của tôi.
Tôi hoảng hốt hét to:
- Trời ơi đau quá! Các bạn thật độc ác. Các bạn giết tôi rồi.
Tôi ngất đi, cả thân của tôi rũ xuống, phải mất một ngày sau tôi mới tỉnh và lúc
đó tôi mới tin rằng
mình vẫn còn sống. Nhìn vết thương vẫn còn đang rỉ những giọt nhựa, tôi đau
đớn nhận ra mình sẽ không thể vươn lên cao được nữa. Tôi phải mang một vết
thương suốt đời. Tôi gắng gượng đứng thẳng và hít khí trời.
Sáng hôm sau, các bạn nữ chạy đến chăm sóc tôi. Các bạn tỏ ra rất bực tức khi
thấy tôi đã bị hành hạ như vậy.
Nhờ có sự chăm sóc động viên của các bạn, tôi thấy đỡ đau đớn hơn nhiều. Và
cũng thật may mắn, sau một thời gian tôi đã hoàn toàn hồi phục.
Và từ đấy, tuy tôi chẳng cao nên được là bao nhưng những tán lá lại mọc ra rất
nhiều và thật khoẻ mạnh. Ngày ngày các bạn vẫn quây quần bên tôi, và có lẽ ân
hận vì hành động trước đây của mình, các bạn trước đã từng bẻ cành non của tôi
giờ tỏ ra rất yêu quý tôi, thỉnh thoảng mang nước tưới cho tôi và trong lúc ra chơi
các bạn còn ra ngồi dựa vào thân tôi để học bài, hóng mát.
Tôi cũng không còn oán giận các bạn đó nữa, nhưng tôi chỉ muốn nói rằng
chúng tôi cũng là một cơ thể sống, chúng tôi cũng biết đau, biết giận hờn.
Nhưng tôi vẫn còn buồn vì thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp có bạn chẳng có ý thức
bảo vệ chúng tôi. Các bạn ngang nhiên bẻ cành vặt lá làm tổn thương đến họ hàng
nhà cây chúng tôi.
Các bạn ơi! Hãy bảo vệ chúng tôi, việc làm đó cũng có nghĩa là bạn đang bảo vệ
chính cuộc sống của mình.
Trong mạch kể của người kể chuyện xưng tôi nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm một vị trí trung tâm và gây xúc động cho người kể chuyện (Văn bản Hai cây phong)
Trong mạch kể xen lẫn này, hai cây phong là phác thảo của một họa sĩ với các « mắt mấu », « các cành cao ngất », cao đến ngang tầm cánh chim bay « với bóng râm mát rượi. Ngòi bút của người họa sĩ ở đoạn sau. Đó là bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trươc mắt một « chân trời xa thẳm », « thảo nguyên hoang vu » « dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc », càng làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất. Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng trượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người hoaj sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.
Trong mạch kê của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, có hai đoạn : đoạn trên liên quan đến cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim; đoạn dưới liên quan đến “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cây cao. Tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên về một thòi thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho bọn trẻ ngây ngất. Ở mạch kể xen với tả này, hai cây phong chỉ được phác qua đôi nét nhưng là nét phác thảo của một họa sĩ : hai cây phong “khổng lồ” với các “mắt mấu”, các cành “cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay”, với “bóng râm mát rượi”, với động tác “nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời”... Ở đoạn sau, chất họa sĩ của người kể chuyện càng rõ nét khi tả “cảnh chân trời xanh thẳm”, cành “thao nguyên hoang vu”, cảnh “làn sương mờ đục”, “dòng sông lấp lánh... như những sợi chỉ bạc”...