Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Anh Hào
Xem chi tiết
༺ミ𝒮σɱєσиє...彡༻
18 tháng 11 2021 lúc 14:42

lộn box r :v

châu giang luu
18 tháng 11 2021 lúc 14:59

:>

Thị Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Thanh Vân
Xem chi tiết
Tiến Hoàng Minh
8 tháng 11 2021 lúc 22:00

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 5 2017 lúc 10:19

Giải thích:

- Chiếc lá vẽ trên tường của cụ Bơ-men giống y như chiếc lá thật. Nó được vẽ trong đêm gió rét, được đánh đổi bằng cả tính mạng của người sáng tạo ra nó.

- Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi.

- Bộc lộ quan điểm về nghệ thuật chân chính là phục vụ con người.

Nguyễn Huệ
4 tháng 4 2021 lúc 8:28

vì:

+chiếc lá vẽ giống y như thật khiến cả hai họa sĩ trẻ đều không nhận ra.

+chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men đã cứu sống được Gion-xi.

+chiếc lá được vẽ bằng cả tấm lòng của cụ Bơ-men

Thị Thư Nguyễn
Xem chi tiết
bui thi anh chi
Xem chi tiết
trần chí bảo
7 tháng 11 2017 lúc 8:50

Vì chiếc lá đó sống động như thật đã đánh lừa cặp mắt của hai học sĩ nghèo .Nó tác động đến giôn xi từ một người không muốn sống trở thành một người muốn sống và có khát vọng lí tưởng sống cao đẹp.Được vẽ bằng tấm lòng thương yêu đức hy sinh thầm lặng và cao quí của người học sĩ.Chiếc lá cuối cùng có nhiệm màu cứu sống giôn xi và khôi phục ở cô ước mơ sáng tác.Có giúp được gì cho bạn không?

Hàn Tử Băng
7 tháng 11 2017 lúc 13:06

Đây là một kiệt tác vẽ bằng sự yêu thương giữa những con người nghệ sĩ với nhau họ có chung một số phận.Một cô họa sĩ trẻ bị bệnh phổi mất hệ niềm tin vào cuộc sống.Chính cụ Bơ -men là người đã cứu cô- một cô bé từ cõi chết trở về và cụ ko bao giờ nghĩ rằng đây là một bức kiệt tác giữa những năm tháng còn lại của cuộc đời mà cụ ao ước được vẽ ko bao giờ cụ nghĩ như vậy.Tuy chiếc là cuối cùng là một sự lừa dối nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho một con người.Nhưng cũng chính từ đây sự ra đi của cụ Bơ-men trong một đêm gió rét,dữ dội và tàn bạo, để thay thế tính mạng cho Giôn-xi khiến đã khiến cho tất cả các độc giả rung lên những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn .

Hàn Tử Băng
7 tháng 11 2017 lúc 13:12

Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người .
;3

bui thi anh chi
Xem chi tiết
Anh Hua
6 tháng 11 2017 lúc 10:47

1. Kiệt tác của Cụ Bơ men
- Khi nghe Xiu kể về chuyện của Giôn xi với những chiếc lá trên cây thường xuân, cụ Bơ men và Xiu “Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”.
Cụ đã “sợ sệt” cho mạng sống của Giôn xi khi thấy trên cây chỉ còn trơ lại vài chiếc lá.Và trong lúc ngồi lặng lẽ, “chẳng nói năng gì”, Cụ đã ấp ủ một ý định, mà đến tận cuối câu chuyện chúng ta mới hiểu được hết cái lặng lẽ, “chẳng nói năng gì” ấy của Cụ.
- Trong đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá thường xuân cuối cùng dã rụng, cụ Bơ men đã chịu mưa rét, cầm đèn, leo thang để vẽ một chiếc lá trên bức tường.Chiếc lá ấy đã cứu sống Giôn xi, nhưng lại cướp đi mạng sống của Cụ Bơ men vì bệnh sưng phổi.
- Chiếc lá ấy là kiệt tác của cụ Bơ men . Trước hết là vì chiếc lá được vẽ rất giống : “ở gần cuống lá còn giữ mầu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”, giống đến nỗi cả Giôn xi và Xiu đều tưởng là chiếc lá thật.
- Nhưng quan trọng hơn chiếc lá của cụ Bơ men là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn xi. Chiếc lá được vẽ bằng cả tình thương yêu bao la và long hy sinh cao cả của Cụ Bơ men. Thật xúc động khi hình dung ông cụ trong đêm mưa gió tơi bời đã bắc thang leo lên độ cao hơn 6m để vẽ chiếc lá trên tường.
- Việc nhà văn bỏ qua không kể chuyện cụ Bơ men vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết có có hiệu quả làm tăng tính kịch tính của truyện, tạo bất ngờ cho Giôn xi và cả Xiu, và gây hứng thú bất ngờ cho người đọc.

Nguyễn Thị nhật Hạ
6 tháng 11 2017 lúc 8:09

Vì bức tranh ấy được hoàn thành trong một thời tiết  khắc nghiệt và nó là cả một ấm lòng, tâm huyết của cụ Bơmen vào bức tranh ấy

phuong Nguyen
6 tháng 11 2017 lúc 8:30

Bởi vì cụ vẽ chiếc lá giống như thật kể cả khi Giôn xi và Xiu nhìn nhiều ngày vẫn nghĩ là chiếc lá ko rụng và Bức tranh đc vẽ lên bởi lòng yêu thương cao cả của cụ Bơ-men, cụ Bơ-men đặt trong đó một niềm tin, hi vọng .Giúp cho Giôn-xi khỏe lại có nghị lực sống.

Nguyễn Thị Đào
Xem chi tiết
lê hoài an
31 tháng 10 2018 lúc 16:19

1.Vì tác phẩm của cụ đã phải đánh đổi một cái giá đắt:nó cứu sống một mạng người và lại cướp đi mạng sống của người đã sinh ra nó

CÂU HAI TỰ LÀM ĐI NHA!!!!!

Nguyễn Thị Đào
31 tháng 10 2018 lúc 18:46

làm hộ câu 2 đi mà

lê hoài an
31 tháng 10 2018 lúc 20:23

Trong xã hội phong kiến xưa,người phụ nữ luôn không có quyền đảm nhận các nhiệm vụ trong gia đình hay bất cứ quyền hạn nào khác.Nhưng trong đoạn trích tức nước vỡ bờ cho ta thấy hình ảnh một người phụ nữ khác hẳn,chị Dậu,người đại diện cho phụ nữ thời bấy giờ đã thể hiện tát cả những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trước cách mạng năm 45.Chị thay chồng lo toan hết mọi công việc trong nhà,yêu thương và chăm sóc chồng con chu đáo,chị dám đứng lên chống lại bọn cường hào ác lí.Những phẩm chất của người phụ nữ thời bấy giờ trong xã hội cũ đều được nhân vật chị Dậu thể hiện rõ nét và đầy đủ.

OK RỒI NHÁ!!!!!!!!!!!!!!!!!! 

Linh Khánh
Xem chi tiết
Rykels
21 tháng 12 2021 lúc 19:57

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.