4. Đọc lại truyện "ếch ngồi đấy giếng" rồi cho biết nghệ thuật và nội dung chính của phần I trong văn bản.
Giúp mình với! Nhanh mình tick cho! Thanks!
điểm giông và khác nhau về nội dung ý nghĩa truyện ếch ngồi đáy giếng và thầy bói xem voi
- Nét chung giữa hai truyện :
+ Đều nêu lên bài học về nhận thức, nhắc nhở mọi người phải chú ý tìm hiểu xung quanh một cách toàn diện, không được chủ quan, kiêu ngạo.
+ Gắn với hai truyện là hai thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi.
- Nét riêng của từng truyện :
+ Truyện Ếch ngồi đáy giếng nhắc nhở mọi người phải không ngừng học hỏi để mở rộng thêm tầm hiểu biết, không được chủ quan kiêu ngạo vì sớm muộn, căn bệnh này cũng làm hại họ.
+ Truyện Thầy bói xem voi chủ yếu nói về phương pháp nhận thức. Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng, phải xem xét kĩ lượng và toàn diện đối tượng đó rồi mới đưa ra nhận xét của mình.
Học tốt!
mn giúp mình nha
trong 3 văn bản: Em bé thông minh, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi. Tìm:
Phương thức biểu đạt
ý nghĩa/ bài học rút ra/ nghệ thuật
nội dung của đoạn văn trong truyện đã học
ý nghĩa của sự vật(sự việc)
Nghệ thuật cô mình bảo là những thứ nhân hóa. mình gấp lắm, mong mn giúp
GIÚP ĐI NHA
tóm tắt, nắm được nội dung- ý nghĩa, nghệ thuật đặc sắc của các truyện :
- Thánh Gióng
- Sơn Tinh- Thủy Tinh
- Thạch Sanh
- Em bé thông minh
- Ếch ngồi đáy giếng
- Treo biển
NHANH TUI TÍCH
1.
Tóm tắt: Thánh GióngVào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi xứ giả loan tin tìm người đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời.
2.
Tóm tắt: Sơn Tinh, Thủy TinhKhi biết tin vua Hùng kén rể cho công chúa Mị Nương trong đó Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng tới cầu hôn. Vua không biết chọn ai bèn ra điều kiện ai đem sính lễ theo ý vua đến trước sẽ được cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh rút quân nhưng hằng năm vẫn làm bão lũ đánh Sơn Tinh.
3.
Tóm tắt: Thạch SanhThạch Sanh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe, Lý Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống với mẹ con Lý Thông.
Trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, mỗi năm người dân phải nộp người cho nó ăn thịt. Tới phiên Lý Thông , hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh, Lý Thông lại lừa chàng đi trốn rồi cướp công của Thạch Sanh.
Trong ngày hội nhà vua kén phò mã, công chúa bị đại bàng quắp đi. Thạch Sanh thấy đại bàng cắp người thì bắn nó và lần theo dấu máu vào hang cứu công chúa. Lý Thông lại một lần nữa lừa Thạch Sanh, hắn lấp miệng hang nhốt chàng dưới vực.
Thạch Sanh giết đại bàng và cứu con vua Thủy Tề, chàng được tặng nhiều vàng bạc nhưng chỉ xin một cây đàn trở về gốc đa. Hồn chằn tinh và đại bàng vu oan cho Thạch Sanh, chàng bị bắt vào ngục. Trong ngục chàng lôi đàn ra gẩy kể về nỗi oan khiên của mình. Lý Thông bị trừng trị, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho.
Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh, Thạch Sanh mang đàn ra gảy, 18 nước chư hầu xin hàng, Thạch Sanh nấu cơm thết đãi. Quân sĩ coi thường, ăn mãi kg hết, họ kính phục rút quân về nước.
5. Tóm tắt truyện Em bé thông minh
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.
Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
6.
Tóm tắt: Ếch ngồi đáy giếngTruyện kể về một con ếch, khi ngồi ở đáy giếng, nó thấy bầu trời nhỏ hẹp chỉ bé bằng một cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một lần ra khỏi giếng, quen thói huênh hoang “chả thèm để ý đến xung quanh”, ếch bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
7.
Tóm tắt: Treo biểnCó một cửa hàng bán cá làm cái biển đề chữ: “Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI”. Biển vừa treo, nhiều người góp ý về tên biển. Nhà hàng làm theo bớt đi vài chữ. Cuối cùng biển chỉ còn mỗi chữ “cá”. Có một người góp ý, nhà hàng cất nốt cái biển đi.
có coppy trên mạng không đó
ngắn gọn vô mà tui chỉ cần nêu nôi dung và ý nghĩa thôi
1.Dựa vào bảng kê ở trang 117 (HDHNV6/1), viết vào ô trống thật ngắn gọn nhưng kiên thích về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm truyện dân gian.
1.Truyền thuyết:
-Thánh Gióng , Sơn Tinh, Thủy Tinh: + Nội dung, ý nghĩa...................................................................
+ Đặc điểm nghệ thuật nổi bật:.................................................
2.Truyện cổ tích:
-Thạch Sanh, Em bé thông minh: + Nội dung, ý nghĩa........................................................................
+ Đặc điểm nghệ thuật nổi bật........................................................
3.Truyện ngụ ngôn:
-Ếch ngồi đáy giếng:+ Nội dung, ý nghĩa............................................................................................
+ Đặc điểm nghệ thuật nổi bật.............................................................................
Ý nghĩa của truyện:Sơn Tinh Thủy Tinh
Thủy Tinh là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng. nội dung và Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng. Đứa nhỏ hôm qua chưa biết nói, hôm nay nghe tiếng rao cầu hiền đánh giặc của sứ giả vua Hùng Vương thứ tư, nó liền biết nói và tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, là lời xin tình nguyện đánh giặc ngoại xâm. Cái độc đáo của trí tưởng tượng và lòng yêu nước cũng là mới hôm qua trong thời bình, đứa trẻ còn nhỏ mà hôm nay, khi đất nước lâm nguy, nó vươn vai một cái tức thì nó cao lớn mười trượng. Dường như hễ nhiệm vụ nặng nề bao nhiêu thì nó cao lớn bấy nhiêu để thừa sức giết giặc. Giết giặc xong, vị thần làng Phù Đổng cưỡi ngựa lên trời chứ không về triều: ý chí phục vụ vô tư thật là gương mẫu. Thánh Gióng là hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tư tưởng yêu nước - tấm lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng, không truvện cố tích nào so sánh kịp. Chúng ta hãy chú ý một chi tiết: Thánh Gióng xuất hiện dưới đời Hùng Vương thứ 18. Thế là trong tâm trí của tố tiên chúng ta, tư tưởng thương nòi yêu nước bắt nguồn từ rất xa trong lịch sử. Hai truyện, một trị thủy vì dân, hai đánh giặc vì nước bổ sung với nhau và làm cho truyện họ Hồng Bàng phát triển được hoàn chỉnh nội dung tư tưởng của nó. Hàng ngàn năm đã qua rồi mà truyện Phù Đổng, truyện Thánh Gióng vẫn giữ nguyên giá trị giáo dục và động viên lớn.Câu 1:trong văn bản "Ếch ngồi đáy giếng " tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu ? Tìm và viết lại những từ ngữ thể hiện rõ biện pháp đó ?
Câu 2 :Kể 1 câu truyện xảy ra trong đời sống có ý nghĩa như câu thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng
Câu 3 : Truyện "Treo biển " gây cười ở chỗ nào ? Truyện ngụ ngôn bài học gì về cuộc đời ?
Câu 4: Chỉ ra điểm giống và khác nhau của truyện ngụ ngôn và truyện cười