Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
trần minh thu
Xem chi tiết
nguyễn hồng quân
12 tháng 5 2016 lúc 20:01

vì con người có ảnh hưởng rất lớn đến chúng:

+tích cực:

-mang những giống cây trồng,vật nuôi từ nơi này đến nơi khác,mở rộng sự phân bố của chúng.

-người âu đã đem cừu từ châu âu sang nuôi ở lục địa Ô-xtrây-li-a vào thế kỉ XVIII

-đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở đông nam á

+tiêu cực:

-thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loại động,thực vật.

-Khai thác rừng bừa bãi nên đã làm thu hẹp môi trường sống của nhiều loại động thực vật

trần minh thu
14 tháng 5 2016 lúc 6:45

cảm ơn nhìu nhaleuleu

ánh nguyệt nguyễn vũ
Xem chi tiết
Dương
21 tháng 11 2016 lúc 20:44

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

 

Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết
Thuyết Dương
14 tháng 8 2016 lúc 16:51

a)

- Động vật chịu sự ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật.  

- Vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số động vật còn có thể di cư theo mùa hay ngủ đông để thích nghi với khí hậu.

b) 

- Có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt. Như vậy, sự phân bố thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật.

c)

- Tích cực: Con người những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở rộng sự phân bố của chúng.

- Tiêu cực: Con người còn thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loại thực, động vật. Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi khác. Hiện nay, số lượng loài sinh vật đang giảm dần.

Phan Thùy Linh
Xem chi tiết
ncjocsnoev
30 tháng 4 2016 lúc 15:55

- Tiêu cực :

+ Thu hẹp môi trường sống của thực - động vật.

+ Gây ô nhiễm môi trường sống .

+ Săn bắn , chặt phá trái phép các loài đông - thực vật.

+ Chặt phá rừng bừa bãi

- Tích cực :

+ Duy trì và phát triển các loài sinh vật quý hiếm như : người Âu đã đem cừu từ Châu Âu sang nuôi ở lục địa Ô - xtrây- li - a vào thế kỉ 18 ; đem cao su từ Bra - xin sang trồng ở Đông Nam Á .

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên , vườn quốc gia như Cúc Phương , Ba Vì ,....

 

Trịnh Như Quỳnh
1 tháng 5 2016 lúc 10:35

Tiêu cực:

thu hẹp môi trường sống.

săn bắt động vật => giảm thiểu số loài.

thải các chất thải ra môi trường tự nhiên.

chặt phá rừng bừa bãi; đốt rừng.

Tích cực:

mang các giống cây: con vật đi khắp nơi: mở rộng sự phân bố.

xây dụng khu bảo tồn.

hết

 

Phạm Thu Thủy
21 tháng 1 2017 lúc 12:53

Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

Trần Lưu Gia Ngân
Xem chi tiết
Đinh Thị Thùy Duyên
10 tháng 5 2016 lúc 10:59

1. Yếu tố khí hậu ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của thực vật chủ yếu thông qua nhiêt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. So với thực vật thì động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể duy chuyển hoặc tự thay đổi để thích nghi với môi trường

2. Ngoài yếu tố khí hậu, sự phân bố của thực vật còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố là Đất, địa hình, sinh vật và con người

3. Ảnh hưởng tiêu cực: Thu hẹp môi trường sống của sinh vật, Gây ô nhiễm môi trường sống, săn bắn, chặt phá trái phép các loài động vật - thực vật. Tích cực: Mang các giống cây, con vật đi khắp nơi, mở rộng sự phân bố, xây dựng các khu bảo tồn

Phan Thùy Linh
Xem chi tiết
ncjocsnoev
4 tháng 5 2016 lúc 8:45

* Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố của động vật và thực vật là :

- Tiêu cực :

+ Thu hẹp môi trường sống của thực - động vật.

+ Gây ô nhiễm môi trường sống .

+ Săn bắn , chặt phá trái phép các loài đông - thực vật.

+ Chặt phá rừng bừa bãi

- Tích cực :

+ Duy trì và phát triển các loài sinh vật quý hiếm như : người Âu đã đem cừu từ Châu Âu sang nuôi ở lục địa Ô - xtrây- li - a vào thế kỉ 18 ; đem cao su từ Bra - xin sang trồng ở Đông Nam Á .

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên , vườn quốc gia như Cúc Phương , Ba Vì ,....

* Lợi ích của thủy triều :

- Người xưa, sống bao đời gần sông và biển. Chủ yếu là họ tính theo con nước, theo chu kì của nó (nước triều lên và nước triều xuống) và vì thế chính là nhờ vào hiện tượng thủy triều, nên con người sống ở thời đó đã biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá...

- Thủy triều còn đóng góp một phần lớn là làm nên các chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước quân Nguyên-Mông. Cho đến ngày nay thì con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện), ngư nghiệp, như trong đánh bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn.

 

Đạt Brainy
4 tháng 5 2016 lúc 17:31

1)Tiêu cực :-Chặt phá rừng bừa bãi

               -Đốt rừng làm nương rẫy...

Tích cực :-Đem giông cây trồng ừ nơi này về nơi khác 

2)Dễ bắt hải sản

   Giúp trận chống quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền hoàn toàn thăng lợi

             

Cấn Tú Quyên
30 tháng 4 2017 lúc 17:37

- Trong quân sự
- Giao thông vận tải
- Trong công nghiệp ( sản xuất điện)
Hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Khoa học ( nghiên cứu thuỷ văn).....
-Tàu bè ra vào cảng.
-Lợi dụng thuỷ triều đánh giặc

nguyenbaotrang
Xem chi tiết
Thuyết Dương
14 tháng 8 2016 lúc 16:51

a)

- Động vật chịu sự ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật.  

- Vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số động vật còn có thể di cư theo mùa hay ngủ đông để thích nghi với khí hậu.

b) 

- Có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt. Như vậy, sự phân bố thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật.

c)

- Tích cực: Con người những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở rộng sự phân bố của chúng.

- Tiêu cực: Con người còn thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loại thực, động vật. Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi khác. Hiện nay, số lượng loài sinh vật đang giảm dần.

Huỳnh Trần Thanh Tuyền
Xem chi tiết
Pikachu
16 tháng 5 2016 lúc 19:37

Bạn chia từng câu đi .

Pikachu
16 tháng 5 2016 lúc 19:39

Bạn chia thành mỗi câu này là 1 câu . Tách riêng từng câu.

Phan Thùy Linh
16 tháng 5 2016 lúc 19:50

câu 1: Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng, nguyên nhân gây ra sóng biển chủ yếu do gió.

Khác nhau giữa sóng biển và sóng thần:

sóng thần:rất cao ,do động đất ,núi lửa ở dưới đáy biển tạo thành ,gây thiệt hại lớn.

sóng biển:thấp hơn sóng thần,do gió tạo thành,không có ảnh hưởng gì .

Câu 2:Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
Dòng lạnh làm giãm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ .
Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.

Câu 3:

Dựa vào động vật ,thực vật,2 thứ này phần lớn trên trái đất có ,tuy nhiên do con người ảnh hưởng nên số lượng động vật và thực vật càng ngày càng ít .Chúng phân bố ở nhiều nơi :trên mặt đất ,đại dương ,.....Ngay cả trên sa mạc nóng như lửa thế kia mà vẫn có cây xương rồng(thực vật) ,lạc đà(động vật),....sinh sống ,chứng tỏ sự phân bố của chúng ở khắp nới trên trái đất .

Có phải bạn hỏi là 

Ảnh hưởng tích cực , tiêu cực của con ngựời tới sự phân bố sinh vật ? Nếu không phải thì mik cũng không biết 

Ảnh hưởng tích cực , tiêu cực của con ngựa tới sự phân bố sinh vật ? là như thế nào?

Mik trả lời ý 1 nhé.

+Tác động tích cực:

+Con người đem thực vật  ,động vật từ nơi này sang nơi khác nhằm mở rộng sự phân bố của chúng

+Con người ây dựng các khu bảo vệ động thực vật nhằm bảo vệ chúng

+Con người cũng góp phần nhân giống cho động vật và thực vật

+Tác động tiêu cực:

+Con người đã và đang gây lên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã
+Con người săn bắt động vật quá nhiều làm nhiều loài động vật bị tuyệt chủng

+Con người phá rừng-phá hoại thực vật
 

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 8 2019 lúc 12:21

Lai tạo ra nhiều giống là hoạt động mở rộng (tích cực) đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.

Chọn: C.