Câu 1: một người kéo một xô vữa từ tầng 1 lên tầng 3 của tòa nhà với vận tốc bằng 0,4m/s trong thời gian 20s. Biết lực tác dụng để kéo xô vữa là 100N, hãy tính công của người kéo.
ai giúp em với ạ ! em cần gấp ❗
Hai thợ xây A và B kéo xô vữa từ mặt đất lên tầng hai. A kéo xô vữa nặng gấp ba xô vữa của B; thời gian kéo xô vữa lên của B chỉ bằng một nửa thời gian của A. So sánh công suất trung bình của A và B.
A. Công suất của A lớn hơn
B. Công suất của B lớn hơn vì thời gian kéo của B chỉ bằng một nửa thời gian kéo của A
C. Công suất của A và B là như nhau
D. Không đủ căn cứ để so sánh
Để đưa một xô vữa lên tầng 2 anh A kéo theo ròng rọc động với lực 50N, anh B kéo theo ròng rọc cố định với lực 100N. Coi ma sát với dây kéo và trọng lượng của các ròng rọc không đáng kể. So sánh công thực hiện trong 2 trường hợp? A. Anh B thực hiện công lớn hơn. B. Anh A thực hiện công lớn hơn. C. Hai anh thực hiện công như nhau. D. Không so sánh được công mà hai anh thực hiện.
Nếu sd ròng rọc thù sẽ được lợi 2 lần về lực
Lực anh A kéo là
\(F_1=\dfrac{P}{2}=\dfrac{50}{2}=25N\)
Lực anh B kéo
\(F_2=\dfrac{P}{2}=\dfrac{100}{2}=50N\)
Do F1 < F2 nên Công anh B kéo sẽ lớn hơn anh A
\(\Rightarrow A\)
Người A dùng ròng rọc động sẽ lợi hai lần về lực và thiệt hai lần về đường đi.
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}F_A=\dfrac{1}{2}\cdot50=25N\\s=\dfrac{1}{2}h\end{matrix}\right.\)
Công người A thực hiện:
\(A_A=F_A\cdot s=25\cdot\dfrac{1}{2}h=12,5h\left(J\right)\)
Công thực hiện của người B:
\(A_B=F_B\cdot h=100h\left(J\right)\)
\(\Rightarrow\)Anh B thực hiện công lớn hơn.
Chọn A
Một người dùng một ròng rọc cố định để kéo một xô cắt từ mặt đất lên tầng 2 của ngôi nhà cao 4 m hết một con là 400j, cho rằng thời gian kéo vật lên hết 90 giây. Tính công suất của người trong trường hợp này
Dùng ròng rọc cố định không cho ta lợi về công cơ học.
Công suất vật thực hiện:
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{400}{90}=\dfrac{40}{9}W=4,44W\)
Bài 1. Một người thợ xây dùng một ròng rọc động để đưa một xô vữa có khối lượng 20kg lên cao 3m. Biết đoạn dây anh kéo đi được 6m, bỏ qua ma sát.
a. Tính lực mà người thợ xây đó đã dùng để kéo xô vữa lên khi đó.
b. Tính công, công suất mà người thợ đó thực hiện được trong thời gian 5 phút.
Bài 2. Người ta dùng một lực 100N đưa một vật có khối lượng 30kg lên một độ cao 2m bằng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 8m. Hãy tính:
a. Công thực hiện khi nâng vật lên cao?
b. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng?
c. Công để thắng lực ma sát và độ lớn của lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng khi đó?
Nhớ tóm tắt nhaaaaa
Bài 1.
Tóm tắt: \(m=20kg,h=3m,l=6m\)
a)\(F_k=?\)
b)\(t=5'=300s\)\(\Rightarrow A,P=???\)
Giải chi tiết:
a)Công có ích để kéo vật lên cao:
\(A_i=P\cdot h=10m\cdot h=10\cdot20\cdot3=600J\)
Lực kéo vật:
\(F=\dfrac{A}{l}=\dfrac{600}{6}=100N\)
b)Công suất thực hiện:
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{600}{300}=2W\)
Bài 2.
Tóm tắt: \(F=100N;m=30kg;h=2m;l=8m\)
a)\(A=?\)
b)\(H=?\)
c)\(A_{ms};F_{ms}=?\)
Giải chi tiết:
a)Công để đưa vật lên cao:
\(A=P\cdot h=10m\cdot h=10\cdot30\cdot2=600J\)
b)Công toàn phần:
\(A_{tp}=F\cdot l=100\cdot8=800J\)
Hiệu suất mặt phẳng nghiêng:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}\cdot100\%=\dfrac{600}{800}\cdot100\%=75\%\)
c)Công ma sát:
\(A_{ms}=A_{tp}-A_i=800-600=200J\)
Lực ma sát:
\(F_{ms}=\dfrac{A_{ms}}{l}=\dfrac{200}{8}=25N\)
Một người thợ xây nhận thấy khi đang đứng trên gác kéo trực tiếp một xô vữa lên thì khó hơn khi đứng dưới đất dùng ròng rọc cố định đưa xô vữa lên. Trong trường hợp này, tác dụng của ròng rọc cố định là
giúp ta lợi về quãng đường đi
giúp ta lợi về lực
giúp ta lợi về công
giúp ta đổi hướng của lực tác dụng
Trả lời:
-> Giúp ta lợi về lực.giúp ta lợi về công.giúp ta đổi hướng của lực tác dụng.giúp ta lợi về quãng đường đi.
~HT~
1 đội đang thi công cần vận chuyển 1 tấn vữa lên cao để xây nhà, 300kg vữa đầu tiên được kéo lên bằng 1 ròng rọc cố định sau 6 lần kéo trong thời gian 2p30g, phần vữa còn lại được kéo bằng palăng ( gồm 1 ròng rọc động vs 1 ròng rọc cố định) biết tòa nhà cao 8m và mỗi lần kéo 50kg A)tính công thuecj hiện tổng cộng khi đưa toàn bộ số vữa lên B)tính công suất của khi kéo 300kg vữa lên cao C) tính lực cần thiết cho mỗi lần sử dụng palang
đổi `1 tấn =1000kg`
`2p30s = 150s`
a)Số vữa đc chuyển lên sau cùng là
`m_2 = m-m_1 =1000-300=700(kg)`
Công thực hiện tổng là
`A_(tp) = A_1 +A_2 = 10h*(m_1 +m_2) = 8*(300+700) = 80000J`
b)Công suất khi kéo 300kg vữa là
`P = A_1/t =(10m_1*h)/t = (10*300*8)/150=160(W)`
c)Lực cần thiết cho mỗi lần s/d palang là
`F = P_3/2 = 5m_3 = 5*50=250N`
câu 4
Trong khi đang xây dựng 1 tòa nhà , một người công nhân dùng một ròng rọc động để đưa một bao xi măng có trọng lượng là 500N từ mặt đất lên sàn của tầng 2 của tòa nhà. Người đó phải kéo đầu dây di chuyển một đoạn là 8m và mất 20s .
a) bỏ qua trọng lượng của dây kéo ,trọng lượng của ròng rọc và ma sát giữa dây kéo với ròng rọc. Hãy tính
+ lực kéo ở đầu dây của người công nhân
+ chiều cao của tầng 1 tòa nhà.
+ công và công suất của người công nhân
b) nếu lực kéo ở đầu dây là 300N thì hiệu suất của ròng rọc là bao nhiêu?
Nếu sử dụng ròng rọc động sẽ lợi 2 lần về lực và thiệt 2 lần về đường đi nên
Lực kéo
\(F=\dfrac{P}{2}=\dfrac{500}{2}=250N\)
Chiều cao tầng 1
\(h=\dfrac{s}{2}=\dfrac{\dfrac{8}{2}}{2}=2m\)
Công khi kéo lên tầng 2
\(A=P.h=500.4=2000J\)
Công suất
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{2000}{20}=100\left(W\right)\)
Công toàn phần
\(A_{tp}=F.s=300.8=2400J\)
Hiệu suất
\(H=\dfrac{A}{A_{tp}}=\dfrac{2000}{2400}.100\%=83,\left(3\right)\%\)
Người ta kéo 1 thùng nặng 40kg trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây hợp với phương nằm ngang một góc 45 độ, lực tác dụng lên dây là 100N (bỏ qua ma sát)
a. Tính công và công suất của lực kéo khi thùng trượt được 20m trong thời gian 3 phút.
b. Có mà sát và lực kéo bây giờ có độ lớn 350N. Hãy tính công của lực ma sát khi vật trượt được 20m trong thời gian trên
Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ. Gọi \(\overrightarrow{F_k}\) là lực kéo tác dụng lên sợi dây, \(\overrightarrow{P}\) và \(\overrightarrow{N}\) lần lượt là trọng lực tác dụng lên vật. Ta phân tích \(\overrightarrow{F_k}\) thành 2 lực \(\overrightarrow{F_{k_x}}\) và \(\overrightarrow{F_{k_y}}\) trên các trục Ox, Oy.
a) Công của lực kéo là \(A_k=F_k.s.cos\left(\overrightarrow{F_k},\overrightarrow{s}\right)=100.20.cos45^o=1000\sqrt{2}\left(J\right)\)
b) Gọi \(\overrightarrow{F_{ms}}\) là lực ma sát tác dụng lên vật. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật
Áp dụng định luật II Newton:
\(\overrightarrow{F_k}+\overrightarrow{P}+\overrightarrow{N}+\overrightarrow{F_{ms}}=m.\overrightarrow{a}\) (1)
Chiếu (1) lên Oy: \(N=P-F_{k_y}=400-F_k.sin45^o=400-175\sqrt{2}\left(N\right)\)
Do đề bài không nói gì về loại chuyển động của vật nên mình sẽ xem đây là chuyển động nhanh dần đều nhé. Khi đó, ta sẽ có \(s=\dfrac{1}{2}at^2\Rightarrow20=\dfrac{1}{2}a.180^2\) \(\Rightarrow a=\dfrac{1}{810}\left(m/s^2\right)\).
Chiếu (1) lên Ox, ta được \(F_{k_x}-F_{ms}=m.a\Rightarrow F_{ms}=F_{k_x}-m.a=350.cos45^o-400.\dfrac{1}{180}\)\(=170\sqrt{2}-\dfrac{20}{9}\) (N)
\(\Rightarrow A_{ms}=-\left(170\sqrt{2}-\dfrac{20}{9}\right).20\approx-4763,88\left(J\right)\)
Người ta dùng một lực F để kéo một xô nước có khối lượng 5kg từ giếng sâu 5m lên trên . tính công của lực kéo trong các trường hợp A) xô nước chuyển động đều B) xô nước chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=1m/s^2
a. Do xô nước chuyển động đều, nên: \(F=mg=5\cdot10=50\left(N\right)\)
Công của lực kéo: \(A=F\cdot s=50\cdot5=250\left(J\right)\)
b. Do xô nước chuyển động nhanh dần đều, nên: \(F=ma=5\cdot\left(10+1\right)=55\left(N\right)\)
Công của lực kéo: \(A=F\cdot s=55\cdot5=275\left(J\right)\)