ai là tác giả của bài, người tìm đường lên các vì sao.
Ghi lại các câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao (tiếng Việt 4, tập một, trang 125). Các câu hỏi ấy là của ai, để hỏi ai ? Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi ?
Câu hỏi | Của ai | Hỏi ai | Dấu hiệu |
1,..... 2,..... |
...... | ...... | ..... |
Câu hỏi | Của ai | Hỏi ai | Dấu hiệu |
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ? | Xi-ôn-cốp-xki | Tự hỏi bản thân | Bắt đầu bằng từ “vì sao” và kết thúc bằng dấu chấm hỏi. |
2. Cậu làm thế nào mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế ? | Một người bạn của Xi-ôn-cốp-xki | Xi-ôn-cốp-xki | - Trong câu xuất hiện từ thế nào và kết thúc bằng dấu chấm hỏi. |
Câu 1. Ghi lại các câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao.
Câu 2. Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai ?
Câu 3. Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi ?
Câu 1. Ghi lại các câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao.
Câu 2. Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai?
Câu 3. Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
Trả lời:
Câu 1. Các câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao.
- Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay lên được?
- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Câu 2 và 3. Câu hỏi:
- “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?” là của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình. Dấu hiệu giúp ta nhận ra đó là câu hỏi: Từ Vì sao và dấu chấm hỏi (?)
- “Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế?” là câu hỏi của một người bạn hỏi Xi-ôn-cốp-xki. Dấu hiệu nhận biết là từ thế nào và dấu chấm hỏi (?).
Đọc bài chích bông ơi , rồi trả lời các câu hỏi sau:
Tác giả của tác phẩm là ai?
PTBĐ của bài?
Vì sao ở đầu truyện, Ò Khìn muốn pa bắt con chích bông để chơi nhưng đến cuối truyện lại thả để chim bay vút lên trời với lời thì thầm: “Bay đi, bay về với mẹ mày đi…”?
Truyện muốn nhắn gửi người đọc điều gì?
Thử nghĩ kết thúc câu chuyện theo một hướng khác?
1.Tác giả là Cao Duy Sơn
2.PTBD:Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
3.Vì Ò Khìn nghe được câu chuyện mắc sai lầm của Dế Vần trong khóa khứ , nên Ò Khìn đã rút ra bài học cho mình . Nếu mà Ò Khìn bắt chích bông con thì sẽ khiến cho chích bông mẹ cảm thấy như đã mất đi 1 thứ quý báu gì đó , như câu chuyện của Pa Dế Vần.
4.Truyện muốn nhắn gửi đến người đọc là hãy luôn yêu thương và đừng làm hại đến các con động vật .
5.
Tham khảo:
Chim non tung cánh bay về trời và cất tiếng hót líu lo như cảm ơn bố con cậu bé. Ò Khìn ngước nhìn theo, khóe miệng xinh xinh của cậu bé mỉm cười và chúc chim non sớm tìm thấy gia đình của nó. Dế Vần cũng nở nụ cười hiền nhìn theo cánh chim non đang khuất dần sau những đám mây xốp, có lẽ anh đã cảm thấy thoải mái hơn và không còn dằn vặt về chuyện trong quá khứ nữa.
Tìm những câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên trong các bài thơ của 2 tác giả Xuân Quỳnh và Hồ Chí Minh . Nhận xét về nghệ thuật sử dụng trong các câu đó.Qua đó em cảm nhận gì về bức tranh được vẽ lên ?Tác giả là người như thế nào ?
- Mong hoc24 tặng 2 gp cho bạn nào giải đc bài này vì đây là một bài văn có thể ns là khá khó dành cho học sinh giỏi ( ko chép mạng dc đâu vì bài này cô giáo mình nghĩ cả buổi đó)
Nội dung bài Người tìm đường lên các vì sao
Bài đọc nói về nhà khoa học Xi-ôn-cốp-xki. Ông mơ ước bay lên trời, vươn tới các vì sao. Ông dày công nghiên cứu, làm thí nghiệm, thất bại không nản. Hơn bốn mươi năm nghiên cứu, ông đã thành công thiết kế được tên lửa nhiều tầng, khinh khí cầu,…
Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài "Người tìm đường lên các vì sao"
Bước sang thế kỉ XXI, ngành du hành vũ trụ, công cuộc thám hiểm mặt trăng, sao hỏa, vươn tới các vì sao... đã thu được nhiều thành tựu vô cùng kì diệu. Trong số những nhà khoa học vĩ đại được khắc tên vào "tượng đài vũ trụ", nhân loại sẽ không bao giờ quên Xi-ôn-cốp-xki, nhà khoa học vĩ đại đầu thế kỉ XX.
Đọc bài "Người tìm đường lên các vì sao", tuổi trẻ chúng ta kính cẩn nghiêng mình và vô cùng ngưỡng mộ con người xuất chúng ấy.
Sống phải có ước mơ. Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki thật vô cùng kì diệu. Ngay từ thuở nhỏ ông đã mơ ước bay lên bầu trời. Nhìn cánh chim bay, chú bé Xi-ôn-cốp-xki cũng "bay lên", cậu đã bị gãy chân. Nhưng mọi thành công đều có giá, thất bại là mẹ thành công. Chim bay được là nhờ đôi cánh, nhưng tại sao quả bóng không có cánh vẫn bay được? Câu hỏi ấy đã nung nấu Xi-ôn-côp-xki suốt bao đêm ngày năm tháng?
Mọi con đường đều khó khăn gian khổ. Con đường khoa học, con đường vươn tới các vì sao của người Nga vĩ đại này đã trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ. Phải kiên trì học tập, phải đọc và nghiên cứu hàng núi sách (sách khoa học, kĩ thuật), phải mua sắm nhiều thiết bị dụng cụ làm thí nghiệm. Các điều kiện ấy phải có tiền. Với Xi-ôn-côp-xki chỉ có một cách là tiết kiệm, là ăn mì đen uống nước lọc, mới cổ thể dành dụm được từng rúp, từng cô-pếch đểmua sách, mua thiết bị dụng cụ. Người không có chí lớn không thể sống được như thế!
Các tài liệu, sách vở viết về Xi-ôn-côp-xki đều cho biết ông miệt mài đọc sách thâu đêm, hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần, không có lò sưởi giữa mùa đông băng giá lạnh lẽo. Sự khổ công rèn luyện đã làm cho tài năng ông ngày càng nở rộ. Ông đã chế ra khí cầu bay bằng kim loại, ông đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian, ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng - một phương tiện bay tới các vì sao.
Sau hơn 40 năm khổ công nghiên cứu tìm tòi, ước mơ được bay lên bầu trời thời thư ấu của Xi-ôn-cốp-xki được thực hiện. Ông đứng trên đỉnh cao vinh quang, trở thành cha đẻ tên lửa nhiều tầng.
Nhà khoa học Nga vĩ đại này đã để lại cho chúng ta bao bài học quý báu: sống phải có mơ ước và phải tìm cách thực hiện ước mơ; sống phải có chí lớn, biết tự học và nghiên cứu để phát triển tài năng sáng tạo.
Hình ảnh Xi-ôn-cốp-xki trong bài "Người tìm đường lên các vì sao" đã để lại một ấn tượng tuyệt đẹp trong tâm hồn tuổi thơ chúng ta. Câu nói của Xi-ôn-cốp-xki: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục" - là một tư tưởng vĩ đại.
Bước sang thế kỉ XXI, ngành du hành vũ trụ, công cuộc thám hiểm mặt trăng, sao hỏa, vươn tới các vì sao... đã thu được nhiều thành tựu vô cùng kì diệu. Trong số những nhà khoa học vĩ đại được khắc tên vào "tượng đài vũ trụ", nhân loại sẽ không bao giờ quên Xi-ôn-cốp-xki, nhà khoa học vĩ đại đầu thế kỉ XX.
Đọc bài "Người tìm đường lên các vì sao", tuổi trẻ chúng ta kính cẩn nghiêng mình và vô cùng ngưỡng mộ con người xuất chúng ấy.
Sống phải có ước mơ. Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki thật vô cùng kì diệu. Ngay từ thuở nhỏ ông đã mơ ước bay lên bầu trời. Nhìn cánh chim bay, chú bé Xi-ôn-cốp-xki cũng "bay lên", cậu đã bị gãy chân. Nhưng mọi thành công đều có giá, thất bại là mẹ thành công. Chim bay được là nhờ đôi cánh, nhưng tại sao quả bóng không có cánh vẫn bay được? Câu hỏi ấy đã nung nấu Xi-ôn-côp-xki suốt bao đêm ngày năm tháng?
Mọi con đường đều khó khăn gian khổ. Con đường khoa học, con đường vươn tới các vì sao của người Nga vĩ đại này đã trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ. Phải kiên trì học tập, phải đọc và nghiên cứu hàng núi sách (sách khoa học, kĩ thuật), phải mua sắm nhiều thiết bị dụng cụ làm thí nghiệm. Các điều kiện ấy phải có tiền. Với Xi-ôn-côp-xki chỉ có một cách là tiết kiệm, là ăn mì đen uống nước lọc, mới cổ thể dành dụm được từng rúp, từng cô-pếch đểmua sách, mua thiết bị dụng cụ. Người không có chí lớn không thể sống được như thế!
Các tài liệu, sách vở viết về Xi-ôn-côp-xki đều cho biết ông miệt mài đọc sách thâu đêm, hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần, không có lò sưởi giữa mùa đông băng giá lạnh lẽo. Sự khổ công rèn luyện đã làm cho tài năng ông ngày càng nở rộ. Ông đã chế ra khí cầu bay bằng kim loại, ông đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian, ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng - một phương tiện bay tới các vì sao.
Sau hơn 40 năm khổ công nghiên cứu tìm tòi, ước mơ được bay lên bầu trời thời thư ấu của Xi-ôn-cốp-xki được thực hiện. Ông đứng trên đỉnh cao vinh quang, trở thành cha đẻ tên lửa nhiều tầng.
Nhà khoa học Nga vĩ đại này đã để lại cho chúng ta bao bài học quý báu: sống phải có mơ ước và phải tìm cách thực hiện ước mơ; sống phải có chí lớn, biết tự học và nghiên cứu để phát triển tài năng sáng tạo.
Hình ảnh Xi-ôn-cốp-xki trong bài "Người tìm đường lên các vì sao" đã để lại một ấn tượng tuyệt đẹp trong tâm hồn tuổi thơ chúng ta. Câu nói của Xi-ôn-cốp-xki: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục" - là một tư tưởng vĩ đại.
Giúp mình nha ! Cảm ơn các bạn !
1. Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi”?
Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” vì những bài thơ của Lò Ngân Sủn khiến người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.
Nghe viết bài "Người tìm đường lên các vì sao" (từ đầu đến "hàng trăm lần")
Tự luyến viết vài lần. Chú ý các tiếng thường phạm lỗi do phát âm địa phương.