Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 4 2018 lúc 4:12

- Đoạn trích ghi lại một đoạn đời bi kịch của Thúy Kiều.

    + Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, + Nguyễn Du thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều ngời lên giữa một bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ

- Đoạn trích thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm

    + Lời Kim Trọng nói với Kiều tái ngộ xác nhận chữ “trinh” của nàng.

    + Chữ “hiếu”, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, mười lăm năm sống phiêu bạt, trải qua tay của nhưng của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, rồi làm vợ Thúc Sinh, Từ Hải nhưng Nguyễn Du vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.

Nguyễn Du không né tránh cuộc đời nghiệt ngã, “lời ong tiếng ve” mà ông vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 5 2017 lúc 11:30

Chọn đáp án: D

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 8 2017 lúc 16:44

Trong mẩu truyện vui những từ ngữ chỉ người liên quan đến trật tự, an ninh: cảnh sát, trọng tài, bọn hu-li-gân, bọn càn quấy.

Trong mẩu chuyện vui, những từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng, hoạt động liên quan đến trật tự, an ninh: Giữ trật tự; bị quấy phá, hành hung, bị thương.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
4 tháng 5 2017 lúc 21:55

Như ta đã biết, trong tiếp nhận văn bản Truyện Kiều, việc cho Kiều là trinh hay dâm không phải hoàn toàn thống nhất với nhau (tham khảo thêm phầu những kiến thức cần lưu ý), cần căn cứ vào văn bản để minh định. Nguyễn Du thể hiện rất rõ điều này qua tác phẩm mà đoạn trích Nỗi thương mình là một ví dụ. Ở phần Đoàn viên, Nguyễn Du tỏ thái độ của mình qua lời Kim Trọng:

Như nàng lấy hiếu làm trinh,

Bụi nào cho đục được mình ấy vay?

Dù rất thương yêu, mến mộ Thúy Kiều song thực tế đầy phũ phàng (và do phải trung thành với cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân) nên Nguyễn Du không thể không để cho Kiều phải vào lầu xanh. Nguyễn Du không né tránh thực tế nhưng cũng chính từ sự việc này, nhà nhân đạo chủ nghĩa lại có điều kiện để cho nhân cách của Kiều ngời sáng, nghĩa là Kiều không dâm, không một chút vui thú trong chốn bùn nhơ. Nàng đau đớn xót xa, bàng hoàng ngỡ ngàng trước những cuộc say, trận cười:

Giật mình / mình lại / thương mình xót xa.

Câu thơ bị ngắt vụn ra như sự tan nát trong cõi lòng nàng. Nàng lấy làm chán chường tủi hổ, chứ không vui thú gì, nàng lãnh đạm, thờ ơ trước khách làng chơi:

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

Mặc người mưa Sở mây Tần

Những mình nào biết có xuân là gì.

Không cưỡng lại được trước thế lực tàn bạo, nàng Kiều đã chống lại bằng thái độ. Tâm hồn của Kiều hoàn toàn trong trắng, nhân cách, phẩm giá của Kiều hoàn toàn cao thượng. Đúng như Kim Trọng nói: Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.

Bình Trần Thị
5 tháng 5 2017 lúc 12:52

Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bị kịch của Thuý Kiều. Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ. Đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.

Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" của nàng. Vì chữ "hiếu", nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh nhưng "bụi nào cho đục được mình ấy vay?", tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.

Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Đặng Thanh Xuân
1 tháng 10 2017 lúc 22:52

Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Tiếng Việt có những đặc sắc cúa một thứ tiếng đẹp,một thứ tiếng hay.Nói thế có nghĩa là nói rằng:tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng,thanh điệu mà cũng rất tế nhị,uyển chuyển trong cách đặt câu.Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm,tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
[...]Tiếng Việt,trong cấu tạo của nó,thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta,đã có thể nhận xét rằng:tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.Họ không hiểu tiếng ta,và đó là một ấn tượng,ấn tượng của người "nghe"và chỉ nghe thôi.Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao.Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm.Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo Tiếng Việt),đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng "đẹp"và"rất rành mạch trong lối nói,rất uyển chuyển trong câu kéo,rất ngon lành trong những câu tục ngữ".Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguên âm và phụ âm khá phong phú.Tiếng ta lại giàu về thanh điệu.Giọng nói của người Việt Nam ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc.Do đó,tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng [...]Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc.Là một phương tiện trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người,một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa mãn được nhu cầu ấy của xã hội.Về phương tiện này,tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt.Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều.Ngữ pháp cũng dần dần trờ nên uyển chuyển hơn,chính xác hơn.Dựa vào đăc tính ngữ âm của bản thân mình,tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới,những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng,để biểu hiện những khái niệm mới,để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế,chính trị,khoa học,kĩ thuật,văn nghệ,...
Chúng ta có thể khẳng định rằng:cầu tạo của tiếng Việt,với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây,là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.

Lời dẫn trực tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc đã viết "người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình". Lời dẫn gián tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc cho rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đu và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 2 2017 lúc 10:41

c, Lời dẫn gián tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt có viết “người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”

- Lời dẫn gián tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về tiếng Việt cho rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 11 2018 lúc 9:27

- Khắc họa hình ảnh người anh hùng oai hùng thông qua hình ảnh ước lệ tượng trưng, thủ pháp lý tưởng hóa nhân vật

    + Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

    + Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

- Mở ra hình ảnh cánh chim bằng mạnh mẽ, tự do trên bầu trời.

- Nhà thơ sử dụng từ ngữ chỉ bậc trượng phu: thoát, quyết, dứt, lòng bốn phương, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi

- Ngôn ngữ đối thoại kết hợp với biện pháp miêu tả, có tính nhân xưng, ước lệ góp phần làm khuynh hướng lí tưởng hóa trong ngòi bút Nguyễn Du thêm nổi bật. Từ Hải hiện lên vẻ phi thường

- Anh hùng, tráng sĩ mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại

- Nguyễn Du tả Từ Hải với những nét riêng biệt, lý tưởng phẩm chất anh hùng, khiến nhân vật không cách biệt với đời thường.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Anh Triêt
23 tháng 5 2017 lúc 15:14

Cách tả người anh hùng của Nguyễn Du có hai đặc điểm cần phải lưu ý, đó là hình tượng nhân vật vừa có tính ước lệ vừa mang tầm vóc của con người vũ trụ. Kiểu mẫu người anh hùng vốn đã là nhân vật truyền thống của văn học trung đại. Nó có một khuôn mẫu riêng đã được các nhà văn tổng kết trong quá trình sáng tạo. Theo những khuôn mẫu miêu tả này thì hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ vốn gắn bó chặt chẽ với nhau khi các nhà văn chấp bút thể hiện hình ảnh những nhân vật anh hùng. Ở nhân vật Từ Hải cũng vậy. Các cụm từ như "lòng bốn phương" vốn đã mang nội hàm diễn tả lí tưởng con người vũ trụ. Hoặc cụm từ "trông vời trời bể mênh mang" vừa có tính ước lệ (không tả cái nhìn cụ thể) lại vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc phi phàm của Từ Hải. Cũng như thế, có thể phân tích các hình tượng khác như: bốn bể, chim bằng, gió mây.

Vẫn theo cách thể hiện này thì người anh hùng còn có một nét đặc trưng nữa là suy nghĩ và hành động ngắn gọn, dứt khoát. Họ chủ yếu được quan sát và miêu tả nhiều hơn ở khía cạnh lí trí, phần tình cảm có vẻ giản đơn và ít nhiều nhòa nhạt hơn.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 7 2017 lúc 5:47

Hình tượng Quang Trung- Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hành động trí tuệ, tài điều binh khiển tướng, mưu lược của vị anh hùng dân tộc

- Hành động mạnh mẽ, dứt khoát:

    + Nhận được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay

    + Lên ngôi hoàng đế, đốc xuất đại binh ra Bắc dẹp giặc

    + Trưng cầu ý kiến của người hiền tài (hỏi Nguyễn Thiếp)

    + Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, ra phủ dụ, chỉ ra kế hoạch đánh giặc

- Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình

    + Chỉ ra tình thế, quyết định tiến quân tiêu diệt giặc

    + Lời lẽ chặt chẽ, sắc bén, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ

    + Vạch kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo (cách hành quân thần tốc, cách chống lại súng giặc…)

    + Biết dùng người dùng sở trường, ở đoản, đối đãi công bằng

- Ý chí độc lập, tầm nhìn xa trông rộng: mạnh bạo, tự tin trong kế sách đánh giặc

- Hình tượng vua Quang Trung được miêu tả với đầy đủ phẩm chất của vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt

Tác giả Ngô gia trung thành với nhà Lê, nhưng vẫn ca ngợi vua Quang Trung bởi tinh thần dân tộc, sự tài tình, tấm lòng yêu nước của Nguyễn Huệ