Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Mai Vo
Xem chi tiết
zero
14 tháng 4 2022 lúc 14:26

refer

 

Viễn Phương là một trong những nhà thơ nổi bật trong nền văn học nước nhà. Thơ ông nhẹ nhàng, bình dị nhưng gieo vào lòng người đọc những nỗi niềm bâng khuâng, xúc động. Bài thơ "Viếng lăng Bác" là một bài thơ như thế, tác phẩm không chỉ là tiếng lòng của tác giả mà còn là nỗi lòng của muôn triệu nhân dân, con người Việt Nam gửi đến Bác tấm lòng kính yêu thiết tha , chân thành và tin yêu nhất.

" Còn ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng"

Nỗi niềm được gặp Bác luôn đau đáu trong lòng mỗi người Việt Nam. Bác đã hi sinh trọn đời mình cho nhân dân, cho dân tộc, ngày được gặp lại người thì cũng là lúc Bác đã đi xa. Thật đớn đau biết bao, nhưng bằng tấm lòng thành kính, con ra viếng lăng Bác trong một sớm mai sau ngày giải phóng. Đất nước lúc này đã yên bình, khung cảnh bên lăng thật đỗi đẹp đẽ, thanh bình. Hàng tre xanh ngát đứng hiên ngang như đang chở che, canh giữ giấc ngủ ngàn thu của Bác. Chúng con về đây cũng như những hàng tre ấy, muốn đến bên người, ôm người vào lòng cho thoả niềm chờ, nỗi nhớ mong. Hàng tre hiên ngang như những người con đất Việt vậy, sống bất khuất, kiên trung, qua bao cuộc đấu tranh gian khổ vẫn giữ vững tinh thần thép, mãi sáng ngời và đẹp đẽ.

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

Với chúng con, Bác như ánh mặt trời rực rỡ, soi sáng con đường cách mạng. Ánh mặt trời mang sự sống cho dân tộc chúng ta. Bác mãi là nguồn sáng cao đẹp nhất với công lao vĩ đại và niềm thương vô bờ dành cho nhân dân, cho đất nước. Bởi vậy mà chúng còn luôn dành cho Bác niềm kính yêu khôn tả. Ngày ngày, từng dòng người đến bên Bác, thành kính dâng lên Người những tràng hoa tươi thắm nhất. Kết thành vòng hoa tuyệt diệu tưởng nhớ cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác. Bác nằm trong lăng với giấc ngủ ngàn năm không nghỉ. Ánh trăng dịu hiền thành người bạn tri âm cùng Người, bên Người qua bao tháng năm. Ánh trăng ấy như tâm hồn Bác vậy, dịu dàng, ân cần, đôn hậu của một vị cha già dành cho nhân dân. Dẫu biết rằng trời xanh là mãi mãi cũng như biết rằng hình bóng Bác mãi bất tử với non sông, mãi mãi in sâu trong lòng mỗi người con của dân tộc, nhưng không thể nguôi đi nỗi đau, nỗi đắng cay, xót xa khi Bác đã đi xa.

" Dẫu biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Bác mãi là niềm thương, niềm tin yêu của nhân dân, gần gũi và thiết tha nhất. Khi phải trở về miền Nam thân yêu, lòng tác giả khôn thấu nỗi nghẹn ngào tiếc nuối. Viễn Phương cất lên tiêng thơ thấy cho lời tri ân của tất cả mọi người:

" Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

Dòng nước mắt tuôn rơi, nỗi xúc động, sóng lòng dâng trào khi phải tạm biệt Người. Niềm ước nguyện muốn hoá làm con chim hót vang, làm đoá hoa thơm ngát, làm cây tre trung hiếu để được gần Người, được bên Người nghệ sao nhói lòng đến vậy. Phải chăng đó là mong ước được làm Bác vui, được bên Người mãi mãi như con dân Việt Nam luôn trung hiếu , mãi vững bền với ý chí, vâng theo lời dạy của Người. Người con trở về miền Nam nhưng lòng ở lại, lòng vẫn nhớ về Bác khôn nguôi. Vị cha già kính yêu của đất nước trong sâu thẳm mãi là niềm tự hào nhất đối với mỗi người còn Việt Nam.

Bài thơ thật thắm thiết ân tình, là khúc ngân ngọt ngào và dung dị thể hiện tình thương, niềm kính yêu bao la dành cho Bác. Dòng người về bên Bác mãi sẽ chẳng bao giờ kết thúc, lớp lớp những thế hệ mai sau vẫn mãi sẽ về bên người, gửi đến người ân tình trọn vẹn nhất. Cảm ơn Bác suốt một đời đã dành trọn niềm thương cho chúng con.

luu ngoc lan huong
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
25 tháng 2 2016 lúc 19:07

        Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ.

       Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.

       Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.

        Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.

       Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).

        Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác.

        Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.

         Qua đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.

         Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên :

                       Anh đội viên thức dậy
                       Thấy trời khuya lắm rồi
                      Mà sao Bác vẫn ngồi
                       Đêm nay Bác không ngủ.
                      Lặng yên nhìn bếp lửa
                     Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
                    Ngoài trời mưa lâm thâm
                     Mái lều tranh xơ xác.

 

      Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.

      Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:

                                Anh đội viên nhìn Bác 
                              Càng nhìn lại càng thương 
                              Người Cha mái tóc bạc 
                               Đốt lửa cho anh nằm 
                              Rồi Bác đi dém chăn 
                              Từng người từng người một . 
                              Sợ cháu mình giật thột
                               Bác nhón chân nhẹ nhàng

        Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.

     Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.

                       Anh đội viền mơ màng 
                      Như nằm trong giấc mộng 
                       Bóng Bác cao lồng lộng 
                       Ấm hơn ngọn lửa hồng.

    Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.

Phạm khánh Linh
25 tháng 2 2016 lúc 19:48
Bác là một người yêu đồng bào,dân tộc,yêu các anh bộ đội.Bác không ngủ vì bác lo cho các anh ngày mai còn lên đường.Bác phải thức trắng đêm.Tình cảm của bác đối với các anh bộ đội như người cha ;bác đi dém chăn từng người một;Đốt lửa sưởi ấm cho các anh bộ đội. 

 

Ngô Thị Thảo May
25 tháng 2 2016 lúc 19:50

  Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ.

       Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.

       Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.

        Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.

       Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).

        Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác.

        Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.

         Qua đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.

         Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên :

                       Anh đội viên thức dậy
                       Thấy trời khuya lắm rồi
                      Mà sao Bác vẫn ngồi
                       Đêm nay Bác không ngủ.
                      Lặng yên nhìn bếp lửa
                     Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
                    Ngoài trời mưa lâm thâm
                     Mái lều tranh xơ xác.

 

      Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.

      Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:

                                Anh đội viên nhìn Bác 
                              Càng nhìn lại càng thương 
                              Người Cha mái tóc bạc 
                               Đốt lửa cho anh nằm 
                              Rồi Bác đi dém chăn 
                              Từng người từng người một . 
                              Sợ cháu mình giật thột
                               Bác nhón chân nhẹ nhàng

        Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.

     Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.

                       Anh đội viền mơ màng 
                      Như nằm trong giấc mộng 
                       Bóng Bác cao lồng lộng 
                       Ấm hơn ngọn lửa hồng.

    Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.

Nguyễn Bảo Nam
Xem chi tiết

-Yêu nước

-Dũng cảm

-Bác Hồ rất yêu nước

-Bác Hồ rất dũng cảm trong việc đi cứu nước

Khách vãng lai đã xóa
Fan Hoàng Thái hậu Anusu...
21 tháng 6 2021 lúc 9:02

Từ: Yêu thương, Quan tâm, ...

Câu: Bác Hồ rất yêu thương nhân dân ta.

         Bác Hồ luôn quan tâm tới Thiếu nhi Việt Nam.

                    Học tốt!!!

Khách vãng lai đã xóa
Đường Ca ( Thiếu niên đo...
21 tháng 6 2021 lúc 9:03

- Yêu thương; quan tâm

Đặt câu:

- Bác Hồ luôn yêu thương nhân dân của mk

- Bác dành cả tuổi thanh xuân để quan tâm tới những người con - người dân của mk

(._.)

Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
Phucnghily06
Xem chi tiết
Minh Nhân
25 tháng 3 2021 lúc 20:26

Em tham khảo nhé !

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử thân yêu nhất của dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. Người để lại hình ảnh một người Cha già hiền từ, một tên gọi Bác thân thiết, người hiện thân cho những gì cao đẹp và mạnh mẽ của dân tộc. Lăng Bác trở thành nơi lưu giữ bóng dáng Bác lúc sinh thời, nơi chiêm ngưỡng thành kính của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Biết bao nhà thơ đã làm thơ về Người, về lăng Người. “Viếng lăng” Bác của Viễn Phương là một bài thơ ngắn đầy xúc động, thể hiện tấm lòng của đồng bào miền Nam đối với Người. .

Mở đầu bài thơ, tác giả tự giới thiệu:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Lời thơ giản dị chứa đựng rất nhiều cảm xúc. Sinh thời, Người luôn nghĩ đến miền Nam. Nhà thơ Tố Hữu từng viết:

Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác nỗi mong Cha

(Bác ơi)

Lời bài thơ đúng là lời của người con miền Nam ra thăm lăng Bác, nơi yên nghỉ của người Cha già dân tộc. Tình cảm trong bài đúng là tình cảm của người con ở xa mà nỗi niềm nhớ thương ấp ủ bấy lâu như chỉ chờ gặp lại bóng dáng thân yêu là trào dâng, thổn thức.

 

Từ xa, nhà thơ vừa nhìn thấy hàng tre quanh lăng, đã xiết bao xúc động:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Nhà thơ hẳn phải đến rất sớm để xếp hàng vào viếng, khi sương sớm còn bao phủ quanh lăng. Theo con đường quanh quanh dẫn tới lăng nổi lên hàng tre bát ngát. Bát ngát của tre và bát ngát của sương. Nhà thơ bắt gặp một hình ảnh thân thuộc mà bao năm đã in hẳn tiềm thức: “hàng tre xanh xanh Việt Nam / Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Một tình cảm vừa thân quen, vừa thương xót và tự hào. Thân quen vì người Việt Nam nào mà không biết tre. Thương xót vì tre phải chịu đựng bão táp, mưa sa, và tự hào vì tre vẫn thẳng hàng, không nghiêng ngả. Từ sương sa mà liên tưởng đến bão táp, mưa sa cũng rất tự nhiên. Từ cây tre mà nghĩ đến Việt Nam, rồi sẽ nghĩ đến Bác cũng là tự nhiên, bởi từ lâu “cây tre”, ‘Việt Nam”, “Hồ Chí Minh” là những từ ngữ có mối liên hệ nội tại.

 

Khổ thứ hai nói tới cảm xúc trước cảnh đoàn người sắp hàng vào lăng. Hẳn là đoàn người rất dài, tốc độ đi rất chậm. Khổ thơ trên, cảnh vật đang còn sương phủ, bây giờ mặt trời đã lên cao trên đầu. Mặt trời trên lăng lại gợi lên một liên hệ mới:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ví Bác với mặt trời là hình ảnh đã quen, nhưng đem so sánh mặt trời trên lăng và mặt trời trong lăng là một sáng tạo mới xuất thần, thoát sáo, chưa hề có. Mặt trời “rất đỏ” làm nhớ đến trái tim, trái tim nhiệt huyết, chân thành, trái tim thương nước, thương dân.

Ngắm nhìn dòng người vào viếng, nhà thơ lại nghĩ đến vòng hoa:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Tràng hoa là chuỗi hoa vòng kết thành tròn. Từng đoàn người đi viếng di chuyển từ phía sau lăng, qua bên lăng, vòng ra trước lăng rồi quay vào chính diện của lăng, đúng là tạo thành một vòng tròn, khiến nhà thơ nghĩ đến tràng hoa. Bởi vì con người là hoa của đất, những con người từng được Bác Hồ quan tâm. Mọi người hình như không phải đến viếng một người đã từ trần, viếng một thi hài, mà là đến viếng một cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân đã hiến dâng bao nhiêu hoa trái. Ở đây tác giả không chỉ liên tưởng sâu sắc, mà còn dùng từ tinh tế, đầy tình cảm nâng niu, quý trọng.

Những chữ “ngày ngày” được lặp lại hai lần gây cảm giác một thời gian vô tận, vĩnh viễn, không bao giờ ngừng, như tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác.

Khổ thơ thứ ba nói về cảm xúc khi đã vào đến trong lăng. Đây là nơi ngự trị của cái im lặng trang nghiêm của sự yên nghỉ đời đời. Câu thơ đã viết rất đỗi chân thực và thơ mộng:

 

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Khung cảnh bình yên, lặng lẽ gợi lên giấc ngủ ban đêm, êm đềm dưới vầng trăng sáng dịu hiền. Nhà thơ một mặt không muốn cảm nhận đây là giấc ngủ vĩnh viễn, ngủ giữa ban ngày, nhưng mặt khác không thể không thấy một sự thật rằng con người đang nằm kia đã vĩnh viễn ra đi:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi.

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Dù biết Bác sống vĩnh viễn như trời xanh thì cũng không che giấu được một sự thật mất mát, làm đau nhói con tim. Câu thơ nghe như một tiếng khóc nghẹn ngào.

Khổ thơ cuối cùng là cảm xúc trước khi ra về:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, nỗi thương xót làm trào rơi nước mắt. Không phải rưng rưng, rơm rớm, mà là trào, một cảm xúc mãnh liệt. Tình thương xót như nén giữa tâm hồn, làm nảy sinh bao ước muốn. Ước muốn làm con chim hót quanh lăng Bác, để lại chút vui tươi, nhí nhảnh bên một người đã hy sinh cả gia đình, tình riêng vì đất nước. Ước muốn làm đóa hoa tỏa hương quanh lăng, một làn hương như thực như hư “đâu đây”, thoang thoảng. Ước muốn làm cây tre trung hiếu quanh lăng. Mọi ước muốn đều quy tụ vào một điểm là mong được gần Bác mãi mãi, hẳn là muốn làm vui, làm khuây, làm vợi nỗi lạnh lẽo của con người đã suốt đời hi sinh cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, giải phóng dân tộc, một con người lúc sinh thời đã dành trọn tình thương yêu cho mọi tầng lớp nhân dân và đặc biệt cho đồng bào miền Nam ruột thịt.

Bài thơ tả lại một ngày ra thăm lăng Bác, từ tinh sương đến trưa, đến chiều. Nhưng thời gian trong tưởng niệm là thời gian vĩnh viễn của vũ trụ, của tâm hồn. Cả bài thơ buồn khổ, khổ nào cũng trào dâng một niềm thương nhớ bao la và xót thương vô hạn. Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp ẩn dụ, những ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa của tình cảm từ cõi hằng ngày lên cõi cao cả. Tình cảm đối với Bác chỉ có thể là tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương là một đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc.

Nguyễn Hà Vy
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 2 2019 lúc 14:43

a) Về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi.

Bác rất thương yêu, quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng.

b) Về thái độ của Bác đối với mỗi vật xung quanh.

- Bác rất quan tâm tới mọi vật xung quanh.

Nguyễn Thị Lý
Xem chi tiết
Hoàng Mỹ Duyên
16 tháng 5 2022 lúc 12:46

bài tập đọc gì

 

Le thi thanh tra
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Hân
6 tháng 11 2016 lúc 19:23

Tình cảm nhớ thương quê nhà da diết được in sâu trong kí ức của Bác Hồ và cho đến trước lúc Bác đi xa Bác vẫn day dứt khôn nguôi nỗi niềm thương nhớ vẫn đau đáu muốn về ngôi nhà cũ trước

duy nguyễn
24 tháng 10 2017 lúc 8:40

tình cảm của bác hồ đối với quê hương: sâu nặng nghĩa tình thiêng liêng cao quý

chau diem hanh
17 tháng 11 2017 lúc 13:16

...Que huong la con do nho

Tuoi tho con tha tren dong...

Voi moi chung ta, que huong luion la noi chon rau, cat ron. La noi ta luon muon tro ve sau nhung chuyen di xa. Doi voi Bac Ho cung vay. Dat nuoc khong chi la tat ca, ma Nguoi con mang theo tinh yeu que huong dat nuoc. Ca mot doi, Bac da cong hien cho dat nuoc. Tu khi ra di voi hai ban tay trang, Bac chi duoc ve tham que 2 lan. Oi! That vi dai! That tu hao cho dan toc khi co mot vi lanh tu nhu Bac!