Phân tích những thuận lợi và khó khăn của nước ta trong quan hệ với các nước ASEAN.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của nước ta trong quan hệ với các nước asean
Trả lời:
a. Thuận lợi
Quan hệ mậu dịch:
-Từ năm 1990 đến nay, tốc độ quan hệ mậu dịch với các nước ASEAN tăng 26, 8%
-Giá trị buôn bán với ASEAN chiếm 32,4% tổng giá trị buôn bán với quốc tế.
-Mặt hàng xuất khẩu chính là gạo
-Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử.
-Hợp tác để phát triển kinh tế: dự án phát triển hành lang đông – tây tạo điều kiện khai thác tài nguyên, nhân công ở vùng khó khăn, giúp xoá đói giảm nghèo.
b. Khó khăn
-Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội
-Khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng về ngôn ngữ
- Nhiều mặt hàng giống nhau, dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu.
Tham khảo
- Thuận lợi:
Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước. Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực. Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước. Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...- Khó khăn:
Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia. Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...Chúc bạn học tốt
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
a) Thuận lợi
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa:
• Nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm 220 – 270C; tổng lượng nhiệt họat động: 8000()C, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 đốn 3000 giờ/năm.
• Lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1500 đến 2000mm.
• Gió mùa: gió mùa Đông Bắc vào mùa đông ở miền Bắc gây thời tiết lạnh, khô (vào nửa đầu mùa đông) và lạnh, ẩm (vào nửa sau mùa đông); gió mùa Tây Nam (mùa hạ).
+ Phân hoá:
• Theo vĩ tuyến (Bắc - Nam): ở miền Bắc có mùa đông lạnh, ở miền Nam, nhiệt độ cao quanh năm.
• Theo mùa: mùa khô và mùa mưa ở miền Nam, mùa hè và mùa đông ở miền Bắc.
• Theo độ cao: khí hậu có sự phân hoá thành các đai theo độ cao của địa hình. Trên 600 - 700m là vành đai cận nhiệt trên núi; trên 2600m là vành đai ôn đới trên núi.
+ Đặc điểm trên của khí hậu thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới:
• Chế độ nhiệt, ẩm phong phú cho phép cây trồng phát triển quanh năm.
• Áp dụng các biện pháp tăng vụ, thâm canh, luân canh, xen canh.
• Có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi.
• Tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới do có mùa đông lạnh.
- Địa hình và đất đai:
+ 3/4 diện tích là đồi núi với các dạng địa hình chính: đồng bằng, trung du miền núi.
+ Đất đai cũng có sự phân hoá giữa các vùng: hệ đất đai phù sa ở đồng bằng, hệ đất feralit ở trung du và miền núi.
+ Địa hình và đất đai có những thuận lợi đối với nền nông nghiệp nhiệt đới:
• Có các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
• Cụ thể là cây dài ngày (cây công nghiệp, cây ăn quả), chăn nuôi đại gia súc ở trung du và miền núi; cây ngắn ngày, nuôi thuỷ sản, thâm canh, lăng vụ ở đồng bằng.
b) Khó khăn
-Tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc ở mức độ lớn vào khí hậu, sau đó là đất đai.
+ Khí hậu nước ta có sự phân hoá đa dạng và phức tạp. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nền nông nghiệp.
- Các thiên tai, dịch bệnh do thiên nhiên nhiệt đới gió mùa gây ra:
+ Thiên tai: lũ, lụt, hạn hán, bão,...
+ Dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi.
1. Khi trở thành thành viên của tổ chức ASEAN thì các nước Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn nào?
1.hãy nêu đặc điểm địa hình của các khu vực đồng bằng nước ta
2.kể tên 5 nước trong hiệp hội Asean có chung biên giới trên biển với nuóc ta. Các nước trong hiệp hội Asean có những khó khăn và thuận lợi gì trong việc phát triển nước ta
MONG CÁC BẠN HÃY GIẢI GIÚP MK Ạ, MK ĐANG CẦN GẤP
Phân tích đặc đIểm tài nguyên khí hậu. Những thuận lợi và khó khăn của khí hậu nước ta với phát triển sản
xuất.
* Đặc điểm khí hậu nước ta:
- Những nhân tố tác động lên sự hình thành khí hậu nước ta:
+ Nền bức xạ cao: vì nước ta nằm gọn trong vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu từ 8034/ ® 23023/ vĩ độ Bắc nên khí hậu
nước ta là khí hậu nhiệt đới dẫn đến nước ta có nền bức xạ cao với nhiệt độ trung bình năm từ 220C ® 270C, cán cân bức xạ quanh
năm dương, tổng nhiệt độ hoạt động giao động từ 80000 ® 100000, lượng bức xạ trung bình đạt từ 120 ®130 Kcal/cm2…Những chỉ
tiêu trên chứng tỏ khí hậu nước ta phải là khí hậu nhiệt đới với nền bức xạ cao.
+ ảnh hưởng của biển Đông: vì nước ta nằm ở phần Đông của bán đảo Trung ấn nên tiếp giáp với biển Đông và đại dương
nên thiên nhiên nhiệt đới của nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của biển. Gió biển mang theo nhiều hơi nước gây ra mưa nhiều ở đất
liền, làm dịu mát những luồng khí nóng từ xích đạo lên và sưởi ấm những luồng khí lạnh từ phương Bắc xuống cho nên khí hậu
nước ta mang tính chất đại dương nóng, ẩm, mưa nhiều và rất khác với khí hậu nhiệt đới của nhiều nước nằm trên cùng vĩ độ: Bắc
Phi, Tây á. Sự chứng minh trên chứng tỏ khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm.
+ ảnh hưởng của gió mùa:
· Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu á đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
· Gió mùa Đông Bắc: Vào đầu mùa đông (từ T11) nước ta bị ảnh hưởng bởi những đợt gió lạnh thổi từ vùng cao áp
Xibia thổi qua lục địa TQ về nước ta gây ra mùa đông lạnh kèm theo khô hanh từ T11. ở cuối mùa đông (T3, T4) gió mùa Đông
Bắc lại thổi về nước ta nhưng qua biển Đông nên cũng gây ra lạnh nhưng kèm theo mưa phùn. Như vậy gió mùa Đông Bắc đã gây
ra mùa đông lạnh ở nước ta từ T11 ® T4.
· Gió mùa Tây Nam: Vào đầu mùa hạ (T5 - T6) do bị ảnh hưởng của cao áp ấn Độ Mianma hút gió từ vịnh Bengan theo
hướng Tây Nam về Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta gây ra mùa mưa bắt đầu từ T5. Nhưng khi gió này vượt qua Trường Sơn thì bị
hiệu ứng tạo thành gió Tây Nam (gió Lào) khô và nóng tác động mạnh ở miền Trung. ở cuối mùa hạ (T7 - T8) do bị ảnh hưởng của
các khối khí nóng thổi từ phía Nam xích đạo theo hướng Đông Nam lên Bắc bán cầu.
Nhưng khi gió này vượt qua Trường Sơn thì hị hiệu ứng phơn thì tạo thành gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô và nóng tác
động mạnh ở miền Trung. ở cuối mùa hạ (T7 – T8) do bị ảnh hưởng của các khối khí nóng thổi từ phía Nam xích đạo theo hướng
Đông Nam lên bắc bán cầu. Nhưng khi vượt qua xích đạo thì bị ảnh hưởng của lực Côriôlit nên lại chuyển thành hướng Tây Nam và
tiếp tục thổi về nước ta gây ra mùa mưa cho đến tận T10. Nhưng khi gió này thổi ra miền Trung và miền Bắc thì bị ảnh hưởng của
địa hình đã chuyển thành hướng Nam vào miền Trung (gió Nam) và chuyển thành hướng Đông Nam vào miền Bắc (gió Đông
Nam).
Như vậy gió mùa Tây Nam trong đó có gió Đông Nam và gió Nam đều gây ra mùa mưa từ T5 – T10 ở cả nước. Sự hoạt
động luân phiên của gió mùa tạo nên sự phân mùa của khí hậu nhiệt đới nước ta vì vậy khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hoá sâu sắc theo mùa, theo hướng Bắc Nam và theo độ cao:
+ Phân hoá theo mùa: ta thường nói nước ta có 4 mùa: X, H, T, Đ nhưng thực chất chỉ có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa
lạnh ở miền Bắc, mưa và khô ở miền Nam (mùa mưa và khô ở miền Nam chỉ là mùa nóng). Trong đó mùa nóng bắt đầu từ T5 ®
T10 còn mùa lạnh từ T11 ® T4. Giữa 2 mùa này phân biệt với nhau bởi nhiệt độ: ở Hà Nội to tb vào mùa nóng là 2908 nhưng ở
mùa đông là 1702. Còn ở Sài Gòn giữa 2 mùa mưa và khô chênh lệch với nhau chủ yếu bởi lượng mưa: lượng mưa tb ở SG vào mùa
mưa là 1851mm, tb vào mùa khô đạt 128mm. Ngoài mùa nóng và lạnh ở miền Bắc, mùa mưa và khô ở miền Nam nước còn có mùa
gió đó là gió mùa Đông Bắc thổi từ T11 ® T4 ở miền Bắc, gió mùa Tây Nam trong đó có gió Nam và Đông Nam thổi từ T5 ® T10
ở cả nước và gió Lào khô, nóng thổi từ T5 ® T8 ở miền Trung. Mùa bão: ở miền Bắc bão từ T6 ® T9, ở miền Trung từ T9 ® T11
và ở miền Nam từ T11 ® T12.
+ Khí hậu phân hoá từ Bắc vào Nam:
Càng vào Nam nhiệt độ không khí càng nóng dần vì miền Nam gần xích đạo hơn là gần chí tuyến đồng thời miền Bắc từ
T11 ® T4 lại chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc gây ra mùa đông lạnh nhưng khi gió lạnh thổi vào miền Trung không
những đã bị yếu dần mà lại bị dãy núi Bạch Mã (nơi có đèo Hải Vân) chắn lại làm cho gió lạnh không tiếp tục thổi vào miền Nam
được nữa cho nên miền Nam nước ta không có mùa đông lạnh mà có khí hậu nóng nắng quanh năm.
Kết quả của hiện tượng này đã tạo nên trên lãnh thổ nước ta có 3 miền khí hậu khác nhau: miền Bắc với khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa nhưng có mùa động lạnh từ T11 ® T4, miền Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng nắng quanh năm với 2 mùa
mưa và khô rõ rệt. Còn khí hậu miền Trung là khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam trong đó mùa đông
đến chậm, mùa hè đến sớm, mưa nhiều vào những tháng cuối năm và chịu ảnh hưởng của gió Lao khô và nóng từ T5 ® T8.
+ Khí hậu phân hoá theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm dần. Tb cứ lên cao 100m thì nhiệt độ không khí
giảm đi gần 0'60C. Trong khi đó ở nước ta có nhiều vùng núi với đỉnh cao trên 2500m, 3000m: Phanxipăng (3142m), Tây Côn Lĩnh
(2431m), Ngọc Linh (2598m)… Cho nên ở những núi cao này có khí hậu mát mẻ quanh năm. Điển hình như ở Sapa và Đà Lạt. ở
Sapa trên độ cao 1600m có t0 tb vào mùa hè 2004 và tb vào mùa đông 803. ở Đà Lạt trên độ cao 1500m, to tb mùa hè 2005 và 1702.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mưa nhiều theo mùa với lượng mưa tb năm đạt từ 1500 - 2000mm/năm. Nhưng lượng mưa
phân bố không đều theo mùa và theo vùng: 90% lượng mưa cả năm là tập trung vào mùa mưa và có nhiều vùng có lượng mưa tb
năm rất lớn có thể đạt 3500 - 4000mm/năm như chân núi Tây Côn Lĩnh (khu vực Bắc Quang tỉnh Hà Giang); chân núi Bạch Mã
(khu vực Bà Nà tỉnh Quảng Nam). Nhưng lại có những vùng có lượng mưa rất thấp tb chỉ đạt 500 ® 600 mm như khu vực Mường
Xén (Nghệ An) và đặc biệt là vùng ven biển 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường khắc nghiệt và nhiều thiên tai:
+ Khí hậu thất thường giữa các tháng, giữa các mùa trong năm thậm chí thất thường trong ngày và đêm; và đặc biệt là chi
chuyển mùa nọ sang mùa kia: năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm rét sớm, năm rét muộn.
+ Khắc nghiệt nhiều thiên tai là vì tb năm nước ta có tới 10 cơn bão ở biển Đông, trên 30 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều mưa
lớn, lụt lội, hạn hán, gió nóng...
*Những thuận lợi và khó khăn của khí hậu với phát triển sản xuất:
- Thuận lợi:
+ Vì khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới với nền bức xạ cao, với tổng nhiệt độ hoạt động lớn (…) đó là điều kiện cho phép
nước ta phát triển một nền N2 nhiệt đới với khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ, quay vòng đất liên tục mà điển hình là ta có thể sản
xuất từ 3 - 4vụ trong năm.
+ Khí hậu nhiệt đới nên cho phép ta có thể sản xuất được nhiều đặc sản nhiệt đới có giá trị kinh tế cao điển hình là những
sản phẩm ưa nóng như: cà phê, cao su, tiêu điều... rất có giá trị xuất khẩu sang các nước ôn đới.
+ Khí hậu nhiệt đới cho nên nước sông, biển không đóng băng cho phép ta phát triển giao thông thuỷ, đánh bắt, nuôi trồng
thuỷ hải sản và du lịch biển quanh năm.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều với lượng mưa lớn như nêu trên đó là điều kiện môi trường rất phú hợp với phát triển một
nền N2 lúa nước nhiều vụ quanh năm. Vì vậy mà nước ta ngày nay trở thành một trong những nước sản xuất nhiều lúa gạo nhất thế
giới.
+ Khí hậu phân hoá sâu sắc theo mùa đặc biệt có mùa đông lạnh ở miền Bắc đó là điều kiện thuận lợi để phát triển một hệ
thống cây trồng vật nuôi rất đa dạng gồm nhiều cây ưa nóng: cà phê, cao su, lúa nước... và nhiều cây ưa lạnh su hào, cải bắp, xúp
lơ...
+ Khí hậu lại phân hoá rất rõ từ Bắc vào Nam và tạo nên ở nước ta có 3 miền khí hậu khác nhau là điều kiện để thực hiện sự
trao đổi sản phẩm N2 giữa các vùng làm cho mọi vùng của nước ta đều rất phong phú và đa dạng bởi các sản phẩm N2.
+ Khí hậu nước ta lại phân hoá rất rõ theo chiều cao cho nên ở các vùng núi cao trên 1000m có kiểu khí hậu cận nhiệt đơí và
ôn đới mát lạnh quanh năm: Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo, Mẫu Sơn… là những địa bàn rất tốt với phát triển du lịch, nghỉ mát, dưỡng
bệnh. Đồng thời ở những vùng núi cao này lạI rất phù hợp với trồng các cây cận nhiệt đới và ôn đới như các dược liệu quý (tam
thất, sa nhân, hà thủ ô...) và nhiều loạI cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới (đào, mận, lê...)
- Khó khăn:
+ Khí hậu nhiệt đới nóng nắng quanh năm với nhiệt độ cao cho nên gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người và gia
súc.
+ Khí hâu nhiệt đới ẩm vừa có nhiệt độ cao vừa có độ ẩm cao nên là môI trường rất tốt để các loàI sâu bệnh, bệnh dịch phát
triển nhanh và các loạI thiết bị bằng kim loạI dễ bị han gỉ...
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tính phân mùa rõ rệt cho nên nhân dân ta phảI nghiên cứu để xác lập một cơ cấu mùa
vụ, cơ cấu cây trồng sao cho thật phù hợp với những đặc đIểm tự nhiên sinh tháI mỗi vùng.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn phân bố không đồng đều theo mùa và theo vùng, mùa mưa thừa nước
gây lũ lụt triền miên và mùa khô thiếu nước nghiêm trọng gây hạn hán kéo dàI nên nhân dân phải sống chung với lũ.
+ Do khí hậu phân hoá từ Bắc vào Nam tạo nên trên lãnh thổ nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau dẫn đến nhân dân phảI
nghiên cứu để xác lập các hệ thống, các biện pháp canh tác khác nhau mà phù hợp với mỗi vùng.
+ Khí hậu nhiệt đới diễn biến thất thường và khắc nghiệt nhiều thiên tai cho nên việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp của
nước ta phải thực hiện tính kế hoạch thật cao, phảI đầu tư lớn để hạn chế phòng ngừa các hậu quả của thiên tai.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản ở nước ta.
Gợi ý làm bài
a) Thuận lợi để phát triển ngành thủy sản ở nước ta
* Tự nhiên:
- Nước ta có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác với hơn 100 loài tôm, hơn 2500 loài nhuyễn thể, hơn 600 loài rong và nhiều đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò, điệp...).
- Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển).
- Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản.
* Kinh tế - xã hội:
- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
- Phát triển các dịch vụ thuỷ sản và mở rộng chế biến thuỷ sản.
- Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản trong và ngoài nước tăng nhiều trong những năm gần đây.
- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thủy sản.
b) Khó khăn:
* Tự nhiên:
- Hằng năm, có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.
- Một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.
* Kinh tế - xã hội:
- Nghề thuỷ sản đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo nên quy mô ngành thuỷ sản còn nhỏ.
- Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp.
- Việc nuôi trồng thuỷ sản còn mang tính chất quảng canh nên năng suất thấp.
- Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
Câu 2 Sự phân hóa đa dạng của cảnh quan thiên nhiên tạo nên những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế -xã hội ở nước ta ?
Câu 1 . Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vùng đồi núi nước ta
Câu 2 . Em sống ở vùng địa hình như thế nào . Có những thuận lợi và khó khăn gì . Nêu biện pháp khắc phục những khó khăn đó.
Giúp e vs ạ
Cần gấp
Bạn tham khảo nhé
Câu 1:
+ Thuận lợi:
Khoáng sản: địa hình đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh:đồng,chì,thiếc... nguồn gốc ngoại sinh:boxit,apatit,đá vôi... là nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành công nghiệp.
Rừng, đất trồng: Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng...
Đất trồng: đất vùng bán bình nguyên, trung du trồng cây công nghiệp, ăn quả, lương thực
Thủy năng: Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn
Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển du lịch: tham quan nghỉ dưỡng, sinh thái
+ Hạn chế:
Địa hình đồi núi gây trở ngại cho dân sinh phát triển kinh tế-xã hội
Địa hình bị chia cắt mạnh lắm sông suối,hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại giao thông
Khai thác tài nguyên giao lưu kinh tế các vùng khó khăn
Thiên tai: mưa nhiều, độ dốc lớn, lũ nguồn, lũ quét,xói mòn...
các đứt gãy sâu có nguy cơ động đất
lốc, mưa đá, sương muối, rét hại tác hại lớn đời sống dân cư, sản xuất...
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta. Cho biết những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy diện
Gợi ý làm bài
a) Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực nước ta
* Thuận lợi
- Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg. Ngoài ra còn có than bùn, than nâu. Đây là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng than.
- Dầu khí: là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu mỏ, khí đốt.
+ Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
+ Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
- Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt… ở nước ta rất dồi dào.
* Khó khăn
- Thiếu nước trong mùa khô cho các nhà máy thuỷ điện.
- Một số tài nguyên là cơ sở để phát triển sản xuất điện đang bị suy giảm (than, dầu khí).
b) Những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy điện
- Tạo ra nguồn năng lượng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội: cung cấp điện cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của người dân.
- Phụ thuộc vào chế độ nước, gây ra những thay đổi bất lợi về môi trường.