Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời một bạn nhỏ.
Kể chuyện theo tranh, rồi đặt tên cho câu chuyện :
Em hãy quan sát hoạt động của mỗi nhân vật trong bức tranh và kể lại câu chuyện :
- Quang cảnh xe cộ trên đường phố.
- Bà cụ muốn đi đâu ?
- Bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ bà ?
- Tranh 1 :
Một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Có vẻ như bà đang muốn sang đường nhưng đường phố nhiều xe quá, bà cứ ngập ngừng một hồi lâu.
- Tranh 2 :
Thấy vây, cậu bé bước tới và hỏi bà :
- Cháu có thể giúp gì cho bà ạ ?
- Chào cháu. Bà đang muốn sang phía bên kia đường nhưng xe cộ đông đúc quá.
Cậu bé nhanh nhảu đáp :
- Vậy thì cháu sẽ dẫn bà sang đường ạ
- Tranh 3 :
Cậu bé nắm lấy tay bà cụ rồi bước chầm chậm xuống lòng đường. Cụ nở nụ cười ấm áp, hiền từ vì cậu bé thật ngoan. Cuối cùng cậu đã giúp bà qua đường an toàn.
→ Em có thế đặt tên câu chuyện là : Một việc làm tốt, Giúp bà, Sang đường...
Một nhà nọ, khi người cha mất đi để lại gia tài 19 con ngựa và một bản di chúc :"Cha cho con cả một nửa số ngựa, con thứ hai một phần tư số ngựa và con út một phần năm số ngựa". Ba người con chưa biết chia số ngựa như thế nào cho đúng ý cha thì một cụ già đi ngang qua, biết chuyện bèn ghé tai người anh nói nhỏ một câu. Nghe theo lời chỉ bảo của cụ, ba anh em đã chia xong số ngựa theo đúng lời cha dặn. Em có biết cụ già nói gì không ?
Mượn thêm 1 con ngựa thì tổng số ngựa có là
19+1=20 con
Số ngựa người con cả được chia là
20x1/2=10 con
Số ngựa người con thứ 2 được chia là
20x1/4=5 con
Số ngựa người con út được chia là
20x1/5=4 con
Tổng Số ngựa của 3 anh em được chia là
10+5+4=19 con
Dư 1 con đem đi trả
Cảm ơn bạn đã trả lời . Mong bạn thi thật tốt.
Mượn thêm 1 con ngựa thì tổng số ngựa có là
19+1=20 con
Số ngựa người con cả được chia là
20x1/2=10 con
Số ngựa người con thứ 2 được chia là
20x1/4=5 con
Số ngựa người con út được chia là
20x1/5=4 con
Tổng Số ngựa của 3 anh em được chia là
10+5+4=19 con
Dư 1 con đem đi trả
Đọc thầm bài “Các em nhỏ và cụ già” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 63 và làm các bài tập bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi 1, 2, 3 và 4.
Vì sao sau khi trò chuyện với các em nhỏ, ông cụ thấy lòng mình nhẹ hơn?
A. Ông thấy cô đơn.
B. Ông thấy buồn chán.
C. Ông thấy được an ủi.
So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :
- Chắc là cụ bị ốm ?
- Hay cụ đánh mất cái gì ?
- Chúng mình thử hỏi xem đi !
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
Câu các bạn hỏi cụ già :
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
⇒ Câu hỏi này thế nào?
Những câu hỏi khác:
- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?
- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?
- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?
⇒ Ba câu hỏi này thế nào?
Câu các bạn hỏi cụ già :
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
⇒ Câu hỏi này là thể hiện thái độ lịch sự, ân cần, thể hiện thiện chí sẵn lòng giúp đỡ.
Những câu hỏi khác:
- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?
- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?
- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?
⇒ Một trong ba câu hỏi này không được tế nhị cho lắm vì câu hỏi có phần tò mò vào cuộc sống riêng tư của người khác.
câu chuyện ''CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ '' có nghĩa gì
nhanh nha
So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :
- Chắc là cụ bị ốm ?
- Hay cụ đánh mất cái gì ?
- Chúng mình thử hỏi xem đi !
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
cho các nhân vật : Cô Suối nhỏ , Anh Sỏi trắng ,Bác Núi già . hãy tưởng tưởng và kể lại một câu chuyện về các nhân vật này
Ngày ấy, nhà tôi ở ven một con suối nhỏ nước trong veo, vào những hôm trời nắng đẹp đứng trên bờ suối, tôi có thể nhìn thấu xuống tận dưới đáy, ở đó có những viên sỏi trắng tinh và cả những đàn cá trắng tung tăng bơi lội. Hàng ngày, tôi cùng lũ bạn lại rủ nhau ra suối, đi men theo mép của con
suối bắt ốc, nhặt đá trắng về để chơi đồ hàng. Và vui nhất là vào những ngày hè, chúng tôi thường trốn mẹ ra suối tắm. Thực ra con suối nhỏ nhưng có những đoạn rất sâu có thể ngập đầu người lớn. Và ở trên đó là chiếc cầu của nhà dân bắc qua để lấy lối đi vào nhà.
Như thường lệ, buổi trưa ấy, chờ cho mẹ ngủ say tôi liền chạy sang nhà mấy thằng bạn học cùng lớp rủ chúng ra chỗ cầu nhà ông Quân (chúng tôi thường đặt tên những chiếc cầu bằng chính tên nhà chủ đó). Buổi trưa trời nắng nóng như lửa đốt, được đắm mình trong dòng nước mát thì còn gì bằng. Bởi vậy nên vừa nghe tiếng huýt sáo báo hiệu quen thuộc của tôi, mấy thằng cũng vội vã lách cửa sau,
nhanh chóng ra chỗ hẹn.
Vừa ra khỏi nhà, cả lũ chúng tôi chạy thật nhanh vì sợ cha mẹ phát hiện ra, bởi chúng tôi đều biết rằng nếu bị bại lộ chắc chắn đứa nào đứa nấy sẽ no đòn. Năm phút sau, cây cầu và dòng nước mát đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Tôi có ý kiến hôm nay sẽ không bơi bình thường như mọi khi nữa mà thi nhảy xa, tức là đứng trên cầu nhảy xuống, ai nhảy xa nhất sẽ là người thắng cuộc. ì oàm một hồi lâu đã chán, chúng tôi trèo lên một mỏm đá nằm nghỉ ngơi ngắm mây trời. Lúc này Thắng – thằng cha gan lì cóc tía nhất lên tiếng:
- Tớ nghĩ ra trò mới nữa rồi.
- Trò gì vậy?
Cả lũ nhao nhao lên tiếng hỏi.
- Chơi lặn, đứa nào lặn được lâu nhất tuần sau đi học sẽ không phải đeo cặp.
Cả lũ reo hò hưởng ứng nhiệt liệt. Trở lại chỗ chơi cũ, tôi nói:
- Bây giờ sẽ thi lần lượt từng đứa một, những đứa còn lại đứng trên bờ theo dõi bấm giờ.
Và tôi phân công luôn vì Thắng là người đầu têu nên sẽ là người thử sức đầu tiên, cả bọn vỗ tay hưởng ứng. Quả thật trong nhóm Thắng luôn tỏ ra đàn anh hơn cả, hắn không những học giỏi mà mọi trò chơi hắn cũng chẳng bao giờ chịu thua ai.
Thắng chuẩn bị tinh thần xong, tôi hô:
- Một. Hai. Ba. Bắt đầu!
Ùm!… Thắng đã nhảy khỏi cây cầu mất tăm trong dòng nước. Lũ chúng tôi reo hò tán thưởng và bắt đầu bấm giờ: 1,2, 3, phút trôi qua sang phút qua vẫn chưa thấy Thắng nổi lên. Chúng tôi trầm trồ khen ngợi sự tài ba của Thắng. Sang đến phút thứ 4, tôi bỗng cảm thấy nóng ruột bởi bình thường nhiều lắm thì chỉ đến phút thứ ba là chúng tôi đã chẳng thể nào chịu nổi.
Thế mà đến giờ vẫn chưa thấy Thắng, mấy đứa kia cũng bắt đầu lo lắng, chỉ trong nháy mắt chẳng kịp bảo nhau câu nào mấy đứa bơi giỏi liền nhảy xuống, vừa lúc đó chúng tôi đã thấy Thắng trồi lên, khuôn mặt tái nhợt, thở lấy thở để, chúng tôi vội vàng dìu Thắng vào bờ. Người Thắng lúc này đã gần như lả đi. Phải mười phút sau Thắng mới lên tiếng:
- Chỉ cần một tích tắc nữa thôi là tao đi chầu thuỷ thần chúng mày ạ.
- Sao vậy, mọi ngày mày bơi, lặn giỏi lắm cơ mà.
- ừ, thì tao vẫn tự tin như vậy, nhưng đúng lúc sắp chịu không nổi định trồi lên thì tao bị vướng vào chùm rễ cây mọc lan từ rừng ra cuốn chặt vào chân, tao cứ định trồi lên thì nó lại kéo tao xuống, may quá đúng lúc nghĩ rằng chết thật rồi thì bỗng dưng chân tao lại giật ra được và cố sức ngoi lên.
Nghe tiếng Thắng hổn hển kể, chúng tôi đứa nào đứa nấy đều khiếp sợ. Chờ cho Thắng đỡ mệt chúng tôi mới dám về nhà và câu chuyện này vẫn mãi là bí mật của lũ chúng tôi.
Và đó là kỉ niệm sâu sắc nhất mà tôi nhớ mãi đấy các bạn ạ.
Bài toán cổ
Một nhà nọ, khi người cha mất để lại gia tài 17 con trâu và một bản di chúc:" Cha cho con cả một nửa số trâu, con thứ hai 1/3 số trâu và con út 1/9 số trâu".Ba người còn đang phân vân chưa biết cách chia thế nào thì một cụ già đi ngang qua, biết chuyện bèn ghé vào tai người con cả nói nhỏ một câu. Nghe lời chỉ bảo của cụ, ba anh em đã chia xong số trâu theo đúng lời cha dặn. Hãy cho biết cụ già nói gì
ai giải được thì giúp mình nhé
Đưa một con trâu của cụ già sang rồi chia sau đó đưa con trâu về
Thế thôi, đúng nhớ k nhé!
Cụ già cho 3 người con mượn 1 con trâu để chia.
giả sử ta mượn thêm 1 con trâu nữa, khi đó sẽ có 18 con
từ đó suy ra người con cả có 18/2=9(con)
người con thứ hai có 18/3=6(con)
người con thứ ba có 18/9=2(con)
Khi đó còn lại 18-(9+6+2)=18-17=1(cồn) (đây là con đã mượn)
Vậy theo thứ tự thì mỗi người sẽ lần lượt nhận được 9;6 và 2 con trâu
Viết lại bài thơ Ánh Trăng mang giáo giấc một câu chuyện nhỏ em hãy kể lại câu chuyện ấy bằng lời văn của em.