Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 6 2019 lúc 18:23

Đề tài:

- Bài thơ phản ánh được cái khốc liệt, gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính.

- Bài thơ là khú hát ngợi ca vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

Đỗ Thị Như Quỳnh
Xem chi tiết
Thời Sênh
18 tháng 12 2018 lúc 20:52
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công hình ảnh những người lính trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hình ảnh ấy tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Chiến trường ác liệt, hiểm nguy mà tâm hồn các anh, các chị vẫn ngời ngời sự lạc quan, trẻ trung, yêu đời. Nhưng trên hết vẫn là tấm lòng yêu mến, thiết tha với đồng đội, với đất nước, vẻ đẹp tâm hồn cao quý gieo vào lòng người đọc niềm tin yêu, sự trân trọng, cảm phục và lời nguyện cầu tiếp bước. Khi xưa các anh các chị “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” thì hôm nay thế hệ trẻ sẽ “chuẩn bị hành trang” đầy đủ để đưa đất nước tiến “vào thế kỉ mới” phát triển, sôi động và đầy thách thức.
Vy
26 tháng 12 2020 lúc 19:43

câu văn chứa đựng đề tài : bài thơ phản ánh đc những cái khốc liệt, gian khổ, khó khăn của ct qua h/ả những chiếc xe không khính. Bài thơ là khúc hát ca ngợi những chiến sĩ lái xe Trường Sơn

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 7 2019 lúc 16:39

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

Phạm Hồng Phong
Xem chi tiết
NguyễnTấn Phát
Xem chi tiết
_stalist_
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền My
Xem chi tiết
Phạm Thị Huệ
12 tháng 12 2016 lúc 21:29

1:

-Ý nghĩa nhan đề : Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.

-Trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, tác giả đã không gọi tên các nhân vật cụ thể mà chỉ nêu tên nghề nghiệp của từng nhân vật, đó giống như dụ ý nghệ thuật của tác giả. Chủ đề của tác phẩm là ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động âm thầm, lặng lẽ đóng góp sức lực, trí tuệ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiêu biểu như nhân vật anh thanh niên, thêm vào đó là cô kĩ sư, người họa sĩ già, hay những nhân vật xuất hiện gián tiếp khác. Qua đây nàh văn không chỉ nêu tên một con người cụ thể, giống như anh thanh niên chính là đại diện của tầng lớp thanh
niên yêu nước thời bấy giờ. Họ đều là những con người lí tưởng, cao đẹp mà tác gải muốn đề cập và tán dương.

Anh Thư Phạm
Xem chi tiết
Ngô Anh Thư
13 tháng 11 2022 lúc 22:23
I. Đôi nét về tác giả

- Phạm Tiến Duật (1941- 2007)

- Quê quán: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

- Sự nghiệp sáng tác:

    + Năm 1964, ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

    + Tuy vậy ông không tiếp tục với nghề mình đã chọn mà quyết định lên đường nhập ngũ, đó cũng là nơi ông sáng tác ra rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng.

    + Năm 1970, ông đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ, ngay sau đó Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam

    + Chiến tranh kết thúc, ông trở về làm tại ban Văn Nghệ, Hội nhà văn Việt Nam và là Phó trưởng Ban Đối ngoại Nhà văn Việt Nam. Đó quả là một thành tích đáng tự hào.

    + Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật

    + 19-11-2007 , ông được chủ tịch nước Nghuyễn Minh Triết trao tặng Huân chương lao động hạng nhì

    + Năm 2012, ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học Nghệ thuật

    + Các tác phẩm tiêu biểu: “Vầng trăng quầng lửa”, “Nhóm lửa”, “Tiếng bom và tiếng chuông chùa”…

- Phong cách sáng tác : thơ của Phạm Tiến Duật được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng: giọng điệu rất sôi nổi của tuổi trẻ vừa có cả sự ngang tàn tinh nghịch nhưng lại vô cùng sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát, tiêu biểu là bài “ Trường sơn Đông Trường Sơn Tây”

II. Đôi nét về tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

1. Hoàn cảnh sáng tác

    Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”

2. Bố cục

- Đoạn 1 (Khổ 1+2): Tư thế thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe không kính

- Đoạn 2 (Khổ 3+4): Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính

- Đoạn 3 (Khổ 5+6): Tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết của người lính lái xe

- Đoạn 4 (Khổ 7): Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam

3. Giá trị nội dung

    Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, họ ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.

4. Giá trị nghệ thuật

    Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ một cách tự nhiên. Đặc biệt nhất là có chất liệu hiện thực vô cùng sinh động của chiến trường, những hình ảnh sáng tạo rất đời thường. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ giàu tính khẩu ngữ, ngang tàn và khỏe khoắn

 
Tài hoàng streamer
Xem chi tiết
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
9 tháng 11 2021 lúc 17:52

a. - nội dung: miêu tả cụ thể hình ảnh xe ko kính

- biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, tương phản, hoán dụ

b. hoán dụ → chỉ người lính lái xe với tấm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đồng đội, đoàn kết dân tộc. 

c. - nhan đề dài tưởng chừng như thừa tạo nên sự mới lạ độc đáo

- bài thơ: gợi tả vẻ đẹp lãng mạn, cao cả trong tâm hồn người lính lái xe

- tiểu đội xe ko kính: thể hiện sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh và làm nổi bật tinh thần hiên ngang dũng cảm của người lính lái xe