hãy đọc đoạn ghi nhớ ở bài tôn trọng đám tang
Em có tán thành các ý kiến sau không? Vì sao?
a) Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết.
b) Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, gia đình họ và những người cùng đi đưa tang.
c) Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa.
a) Không tán thành.
Cần tôn trọng người đã khuất dù chúng ta có quen họ hay không.
b) Tán thành.
Do người nhà của người mất đang vô cùng đau khổ thương tiếc. Tôn trọng đám tang chính là tôn trọng họ.
c) Tán thành.
Tôn trọng mọi người là biểu hiện của nếp sống văn hóa: tôn trọng lẫn nhau.
A) Không tán thành
B) Tán thành
C) Tán thành
A) Không tán thành
B) Tán thành
C) Tán thành
Tôn trọng đám tang là?
A. tôn trọng người đã khuất và những người thân của họ.
B. tôn trọng những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
C. tôn trọng những người anh hùng liệt sĩ.
D. tôn trọng những người có công với cách mạng.
Câu trả lời : A
Đáp án là A nha bạn!!!!
Việc làm thể hiện tôn trọng đám tang là?
A. Nói nhẹ nhàng trong đám tang.
B. Chia buồn với gia đình có người mất.
C. Đến giúp đỡ gia đình có người mất.
D. Cả 3 đáp án trên.
Việc làm thể hiện không tôn trọng đám tang là?
A. Cười nói to.
B. Bật nhạc sàn.
C. Làm trò đùa trong đám tang.
D. Cả 3 đáp án trên.
Em và bạn Tuấn trên đường đi học về bắt gặp một đám tang. Tuy nhiên khi đi qua đoạn này, bạn Tuấn vẫn cười nói vui vẻ và cho rằng chỉ cần tôn trọng đám tang với những người mình quen biết. Em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Đồng tình quan điểm với bạn Tuấn
B. Khuyên bạn không nên suy nghĩ như vậy vì mình luôn luôn phải tôn trọng những người đã khuất
C. Không đồng tình với bạn Tuấn nhưng im lặng không nói gì
D. Phê phán và không tiếp tục chơi với bạn Tuấn
Em và bạn Tuấn trên đường đi học về bắt gặp một đám tang. Tuy nhiên khi đi qua đoạn này, bạn Tuấn vẫn cười nói vui vẻ và cho rằng chỉ cần tôn trọng đám tang với những người mình quen biết. Em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Đồng tình quan điểm với bạn Tuấn
B. Khuyên bạn không nên suy nghĩ như vậy vì mình luôn luôn phải tôn trọng những người đã khuất
C. Không đồng tình với bạn Tuấn nhưng im lặng không nói gì
D. Phê phán và không tiếp tục chơi với bạn Tuấn
B
học tốt đức tốt
Từ nội dung đoạn trích ở phân Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại từ việc thiếu tôn trọng sự khác biệt của người khác
Thiếu sự tôn trọng sự khác biệt của người khác mang đến voi vàn những hậu quả lớn. Sinh ra trong dòng đời, không ai trong chúng ta giống như ai. Bạn tóc vàng, tôi tóc nâu, bạn da trắng, tôi da màu. Sự khác biệt ấy thể hiện rõ trong cá tính của mỗi người. Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác, thể hiện phẩm giá của mỗi người. Việc tôn trọng sự khác biệt thể hiện trong lời nói, văn hóa ứng xử, hành động. Mỗi chúng ta đều có cách sống của riêng mình , không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bên ngoài . Nếu chúng ta không biết tôn trọng sự khác biệt của người khác sẽ khiến ta có cái nhìn càng hạn hẹp, mất đi những phẩm chất tốt đẹp đáng có: đồng cảm, bao dung, tha thứ,.... Không chỉ vậy, nó còn đẩy người khác vào cô đơn và tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lí, mất đi cá tính, chất riêng và thế giới này sẽ không còn " đa sắc màu". Đà điểu chạy rất giỏi, đại bàng bay cao. Không ai lại đi đánh giá khả năng bay ở đà điểu cả. Hành động kì thị,vùi dập người khác chỉ vì họ khác biệt là sai. Chỉ khi ta tôn trọng sự khác biệt của người khác, người khác mới tôn trọng lại chúng ta. Những hành động sai trái ấy làm tập thể bị chia rẽ, xã hội không đoàn kết dẫn đến khó có thể phát triển văn mình, tiến bộ . Tôn trọng sự khác biệt chính là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người văn minh, là sức mạnh của trí tuệ. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, chính vì vậy hãy sống có ích, tôn trọng bản thân và mọi người để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, điểm xuyết thêm nhiều sắc màu cho cuộc sống
Tham khảohiếu sự tôn trọng sự khác biệt của người khác mang đến voi vàn những hậu quả lớn. Sinh ra trong dòng đời, không ai trong chúng ta giống như ai. Bạn tóc vàng, tôi tóc nâu, bạn da trắng, tôi da màu. Sự khác biệt ấy thể hiện rõ trong cá tính của mỗi người. Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác, thể hiện phẩm giá của mỗi người. Việc tôn trọng sự khác biệt thể hiện trong lời nói, văn hóa ứng xử, hành động. Mỗi chúng ta đều có cách sống của riêng mình , không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bên ngoài . Nếu chúng ta không biết tôn trọng sự khác biệt của người khác sẽ khiến ta có cái nhìn càng hạn hẹp, mất đi những phẩm chất tốt đẹp đáng có: đồng cảm, bao dung, tha thứ,.... Không chỉ vậy, nó còn đẩy người khác vào cô đơn và tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lí, mất đi cá tính, chất riêng và thế giới này sẽ không còn " đa sắc màu". Đà điểu chạy rất giỏi, đại bàng bay cao. Không ai lại đi đánh giá khả năng bay ở đà điểu cả. Hành động kì thị,vùi dập người khác chỉ vì họ khác biệt là sai. Chỉ khi ta tôn trọng sự khác biệt của người khác, người khác mới tôn trọng lại chúng ta. Những hành động sai trái ấy làm tập thể bị chia rẽ, xã hội không đoàn kết dẫn đến khó có thể phát triển văn mình, tiến bộ . Tôn trọng sự khác biệt chính là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người văn minh, là sức mạnh của trí tuệ. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, chính vì vậy hãy sống có ích, tôn trọng bản thân và mọi người để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, điểm xuyết thêm nhiều sắc màu cho cuộc sống.
Từ nội dung đoạn trích ở phân Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại từ việc thiếu tôn trọng sự khác biệt của người khác
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
MỘT NGƯỜI THẦY!
Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:
-Thầy có nhớ em không ạ?
Thầy giáo nói:
- Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.
Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là thầy nhớ chuyện đó mà.
Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, vì vậy em đã ăn trộm nó. Bạn ấy khóc và méc với thầy có người lấy cắp đồng hồ của bạn. Thầy bảo cả lớp đứng cho thầy soát túi. Em nhận ra rằng hành động của mình trước sau sẽ bị phơi bày ra trước mặt tất cả các bạn. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.
Thầy đã bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát từng chiếc túi, và khi lấy chiếc đồng hồ từ túi của em, thầy tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Giây phút đó em thật sự lo sợ là thầy sẽ bêu tên em ra trước các bạn.
Thầy giơ cái đồng hồ cho cả lớp thấy và đưa trả lại cho bạn ấy. Thầy đã không nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời nào và cũng không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai. Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói với em về chuyện ăn cắp đồng hồ. Em nghĩ Thầy đã cứu vớt cho danh dự của em ngày đó. Thầy không nhớ em sao? Sao thầy lại không nhớ em được, thưa thầy? Em chắc là thầy phải nhớ câu chuyện em đã ăn cắp cái đồng hồ và thầy không muốn làm em xấu hổ. Đó là một câu chuyện không thể nào quên.
Người thầy đáp:
-Thầy không thể nào nhớ được ai đã lấy cắp cái đồng hồ ngày đó, bởi vì khi thầy soát túi các em, thầy cũng nhắm mắt!
Thầy nghĩ rằng việc lấy chiếc đồng hồ đó là một hành động nhất thời bồng bột của các em, thầy không muốn hành vi đó lưu lại trong trí nhớ của các em như một vết nhơ mà muốn đó như là một bài học để rút kinh nghiệm. Cho nên tốt nhất thầy không nên biết người đó là ai, và cũng không nên nhắc lại việc đó vì thầy tin rằng em nào đã lấy sẽ tự biết sửa đổi để trở thành người tốt hơn.
Giáo dục là làm cho con người biết hướng thiện, giáo dục không phải là sự trừng phạt!
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Tâm trạng của người học trò diễn ra như thế nào trong quá trình người thầy tìm đồng hồ?
Câu 3: Vì sao người thầy lại nhắm mắt khi tìm chiếc đồng hồ cho học sinh bị mất?
Câu 4: Viết một đoạn văn (7-9 dòng) về ý nghĩ gợi ra từ văn bản
Câu 1 : PTBĐ : Tự sự
Câu 2 : Tâm trạng người học trò diễn ra lo sợ, hồi hộp vì nghĩ rằng mình sẽ bị phát giác việc lấy trộm trong lúc người thầy tìm đồng hồ.
Câu 3 : Vì người thầy nghĩ rằng việc lấy cắp chỉ là hành động nhất thời bồng bột, thầy không muốn lưu lại việc đó như một vết nhơ trong trí nhớ của những người học sinh và tin rằng, họ sẽ tự biết sửa đổi để trở thành những con người tốt hơn.
Câu 4 : Đoạn văn gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về người thầy, đặc biệt là cách giáo dục hướng thiện mà thầy luôn hướng tới. Trong câu chuyện chứa đựng tính nhân văn, vị tha, người thầy giáo dù biết cậu học trò phạm lỗi nhưng sẵn sàng khoan dung, tha thứ. Chính nền tảng hướng thiện đó có vai trò rất lớn nâng đỡ góp phần hình thành nhân cách của người học trò sau này. Chúng ta càng đồng ý với việc giáo dục chính là hướng thiện chứ không phải sự trừng phạt, mỗi thầy cô giáo phải biết vun đắp chứ không đơn thuần là "triệt hạ". Và cũng phần nào học tập được đức tính hối lỗi, ngay thẳng và sửa chữa sai lầm của mình từ người học trò.
Đoạn văn mình viết hơi mông lung vì chưa xác định được trọng tâm cho lắm nha :v