Những câu hỏi liên quan
tuân phạm
Xem chi tiết
《 ღ Ňɠʉүêŋ ➻ Ňɠʉүêŋ  ღ...
29 tháng 10 2019 lúc 14:17

TL :

a, Biện pháp đảo ngữ, từ láy và liệt kê.
b, Tác dụng: Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
matty
29 tháng 10 2019 lúc 14:44
Có những biện pháp là từ láy , đảo ngữ và liệt kê Đảo ngữ gồm Lom khom/ dưới núi /tiều vài chú 

                                        vn             tn           

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Ngân Hà
Xem chi tiết
Phạm Mai Anh
28 tháng 2 2022 lúc 7:26

tác giả đã đảo ngược chủ vị của câu trên và dùng từ rất đặc sắc làm cho nó nổi bật ở trong bài thơ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Frederick Trần (ɻɛɑm ʙáo...
Xem chi tiết
Sad boy
20 tháng 6 2021 lúc 21:37

vị ngữ nhé

 

Bình luận (3)
Dustin Bui
20 tháng 6 2021 lúc 21:40

VN

 

Bình luận (0)
Nguyên Vũ :D
21 tháng 6 2021 lúc 8:31

Vị ngữ nhanhanha

Bình luận (0)
Ninh Thành
Xem chi tiết
Vũ Phương Thảo
Xem chi tiết
Thu Trang Trần
18 tháng 11 2017 lúc 18:06

Hai câu thơ là bức tranh thiên nhiên và con người nơi đèo Ngang. Trong 2 câu thơ trên, bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng 2 từ láy tượng hình giàu giá trị gợi cảm, kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ, đưa hai từ láy này lên đầu câu để nhấn mạnh ý. Từ láy "lom khom" gợi ra tư thế cúi thấp để đốn, chặt củi của những người tiều phu, qua đó gợi ra sự vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của những người lao động nơi đây. Từ láy "lác đác" gợi ra sự thưa thớt, vắng vẻ, ít ỏi của mấy nhà chợ ven sông. Từ đó, tô đậm thêm tính chất hoang sơ, thưa vắng, dấu hiệu sự sống con người. Hai câu thơ cho ta thấy cảnh buồn, hiu hắt, tâm trạng cô đơn của nữ sĩ khi một mình đứng trên đỉnh đèo Ngang, lời thơ mang nặng sự hoài cổ, hoài hương của thi nhân

Mất 10' tui nghĩ nên ủng hộ tui nha?

Bình luận (0)
pokemon
18 tháng 11 2017 lúc 17:55

dặc sắc hai câu thơ la không biết

Bình luận (0)
Mafia
18 tháng 11 2017 lúc 18:00

Nét đặc sắc:

đảo ngữ,

từ láy: lom khom, lác đác

Bình luận (0)
Đào Thị Thu Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Ly
22 tháng 4 2017 lúc 15:42

Vị ngữ

Bình luận (0)
Lê Ngọc Ánh
22 tháng 4 2017 lúc 15:43

vị ngữ nhé bạn

Bình luận (0)
cherry
22 tháng 4 2017 lúc 15:44

la vi ngu nha ban 

Bình luận (0)
Jenny Willern
Xem chi tiết
( ̄ω ̄) Tung
24 tháng 8 2023 lúc 11:18

1.có 8 câu,mỗi câu có 7 chữ                                       2.câu 1'tà' câu 2 'hoa' câu 4'chú' câu 6'gia' câu 8'ta'                                                                             3.cách ngắt nhịp 4/3                                                 4.cặp câu 3-4 'lom khom dưới núi (cảnh) đối với lác đác bên sông(cảnh) cặp câu 5-6 'nhớ nước đau lòng(tình) đối với thương nhà mỏi miệng (tình)                                                              5.

Trong câu 3 và 4 của bài thơ "Qua đèo Ngang", tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ để nhấn mạnh sự vắng vẻ của con người và cảnh vật ở đèo Ngang.

Câu 3:

Lom khom (hành động) được đảo lên đầu câu Tiều vài chú (người) được đảo lên đầu câu

Câu 4:

Lác đác (trạng thái) được đảo lên đầu câu Chợ mấy nhà (cảnh vật) được đảo lên đầu câu

Việc đảo ngữ trong hai câu này giúp cho nhịp điệu của bài thơ trở nên linh hoạt, uyển chuyển hơn, đồng thời nhấn mạnh sự vắng vẻ, thưa thớt của con người và cảnh vật ở đèo Ngang.

Trong câu 5 và 6 của bài thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh để thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà của mình.

Câu 5:

Nhớ nước đau lòng (nỗi nhớ) được so sánh với con quốc quốc kêu (hành động)

Câu 6:

Thương nhà mỏi miệng (nỗi nhớ) được so sánh với cái gia gia hót (hành động)

Việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong hai câu này giúp cho nỗi nhớ nước, thương nhà của tác giả trở nên cụ thể, sinh động hơn. Hình ảnh con chim quốc quốc và chim gia gia là những loài chim thường được nhắc đến trong văn học Việt Nam với ý nghĩa biểu tượng cho nỗi nhớ quê hương, đất nước. Tiếng kêu bi thương của những chú chim quốc quốc và chim gia gia như tiếng lòng của tác giả, thể hiện nỗi nhớ quê hương, đất nước da diết, khắc khoải.

Ngoài ra, trong hai câu này, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Hình ảnh con chim quốc quốc và chim gia gia được ẩn dụ cho nỗi nhớ nước, thương nhà của tác giả. Điều này thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà của tác giả là nỗi nhớ da diết, khắc khoải, không thể nào dứt bỏ.

    share Google it
Bình luận (0)
( ̄ω ̄) Tung
24 tháng 8 2023 lúc 11:20

tick cho mik ik

 

Bình luận (0)
Đoàn Trần Quỳnh Hương
24 tháng 8 2023 lúc 11:24

Câu 1: Bài thơ trên có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ 

Câu 2: Gieo vần ở cuối câu ( tà - hoa - nhà - gia - ta) 

Câu 3: Câu 1 và 2 ngắt nhịp 4/3

Câu 4: Phép đối câu 3 và 4: lom khom >< lác đác, dưới núi >< bên sông, tiều vài chú >< chợ mấy nhà

Phép đối câu 5 và 6: nhớ nước >< thương nhà, đau lòng >< mỏi miệng, con quốc quốc >< cái gia gia

Câu 5:

+ Câu 3: Biện pháp đảo ngữ "Lom khom dưới núi tiều vài chú" 

+ Câu 4: Biện pháp đảo ngữ "Lác đác bên sông, chợ mấy nhà"

+ Câu 5 và câu 6 là chơi chữ từ gần nghĩa: quốc quốc như tiếng chim và quốc như đất nước,tổ quốc; gia gia cũng là tiếng chim và cũng là gợi nhớ đến  mái ấm gia đình còn bà đang ở chốn hiu quanh cô đơn

Bình luận (0)
7.8_ 34_ Lê Vũ Huyền Trâ...
Xem chi tiết
︵✰Ah
19 tháng 11 2021 lúc 8:53

Tham Khảo 
 Nhà thơ đã vẽ nên cảnh vài chú tiều đang nhặt củi dưới chân núi và mấy nhà chợ vắng vẻ bên sông nhưng bằng nghệ thuật đảo ngữ đặc sắc, tác giả đã tạo nên hai câu thơ đầy sức gợi. Theo cách diễn đạt thông thường, hai câu thơ trên được viết là: Vài chú tiều lom khom dưới núi (hoặc: Vài chú tiều dưới núi lom khom), Mấy nhà chợ lác đác bên sông (hoặc: Mấy nhà chợ bên sông lác đác). Nhưng viết như vậy không tạo được ấn tượng bằng cách diễn đạt mà Bà Huyện Thanh Quan đã chọn. “Lom khom” là từ tượng hình gợi tư thế cúi người nhưng luôn luôn nhấp nhô chuyển động. Đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu. Nó gợi lên hình ảnh đời sống lam lũ, vất vả suốt đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” của người lao động.

Bình luận (0)
Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
8 tháng 10 2016 lúc 12:34

Bài thơ Qua Đèo Ngang được ra đời khi nhà thơ có việc đi qua Đèo Ngang. Trước cảnh đẹp hoang vu của chốn thiên nhiên nhà thơ đã sáng tác ra bài thơ này. Hai câu thơ mang lại giá trị biểu cảm trong toàn bộ bài thơ.

Nhà thơ đã vẽ nên cảnh vài chú tiều đang nhặt củi dưới chân núi và mấy nhà chợ vắng vẻ bên sông nhưng bằng nghệ thuật đảo ngữ đặc sắc, tác giả đã tạo nên hai câu thơ đầy sức gợi. Theo cách diễn đạt thông thường, hai câu thơ trên được viết là: Vài chú tiều lom khom dưới núi (hoặc: Vài chú tiều dưới núi lom khom), Mấy nhà chợ lác đác bên sông (hoặc: Mấy nhà chợ bên sông lác đác). Nhưng viết như vậy không tạo được ấn tượng bằng cách diễn đạt mà Bà Huyện Thanh Quan đã chọn. “Lom khom” là từ tượng hình gợi tư thế cúi người nhưng luôn luôn nhấp nhô chuyển động. Đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu. Nó gợi lên hình ảnh đời sống lam lũ, vất vả suốt đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” của người lao động.

Từ “lác đác” cũng có sức gợi tinh tế như thế. Nó chỉ sự vắng vẻ, thưa thớt, bé nhỏ, thậm chí tiêu điều hoang vắng mà ở đây là mấy nhà chợ. Mà như ta biết, chợ búa là nơi thể hiện đời sống kinh tế của khu dân cư, chợ vắng vẻ nghĩa là nơi ấy nghèo đói, lam lũ lắm. Điều đặc biệt là hai từ tượng hình độc đáo ấy được đảo lên đầu câu thơ đã nhấn mạnh vào sự vất vả, lam lũ, đói nghèo của người dân vùng Đèo Ngang. Chẳng những thế, các từ chỉ lượng rất ít ỏi: “vài”, “mấy” nó nhắc đến sự vắng vẻ, tiêu điều của sự sống. Đã vậy, các từ chỉ lượng ấy bị tách riêng ra khỏi danh từ để các sự vật “tiều”, “chợ” đứng một mình chơ vơ giữa câu thơ càng tô đậm sự heo hút, vắng lặng của con người.

Chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi tác giả đã vẽ lên cuộc sống nghèo nàn sơ xác nơi chốn thiên nhiên hoang vu này. Đó là cái tài hiếm có của nữ thi sĩ này. Qua hai câu thơ tác giả cũng bộc lộ sự thương cảm cho những con người đang phải chịu đựng cảnh sống khó khăn, gian khổm, nhất là với các em nhỏ.

 

Bình luận (0)
Thảo Phương
8 tháng 10 2016 lúc 17:35

“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
Giữa không gian mênh mông, trống trải của Đèo Ngang không phải là không tồn tại sự sống, vẫn có người, có chợ nhưng lại quá thưa thớt. Từ láy “lom khom, lác đác” cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả. Sự tồn tại đó không làm cho không gian trở nên ấm cúng mà trái lại càng tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật mà thôi! Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà thơ. Là người phụ nữ đoan trang ở chốn phố phường đông đúc mà giờ lại chứng kiến cảnh tượng trái ngược với khung cảnh hàng ngày được thấy nên cái buồn của cảnh đã bộc lộ cái buồn kết đọng trong lòng bà. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Đến đây, em cảm nhận được một vẻ đẹp hoang sơ, heo hút buồn của Đèo Ngang qua con mắt của nhà thơ. Nữ sĩ đã thành công trong việc mượn cảnh tả tình, bày tỏ nỗi niềm hoài cổ, man mác buồn của mình. Cảnh buồn, người buồn, thậm chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da diết trong lòng kẻ xa quê

Bình luận (0)
Linh Phương
8 tháng 10 2016 lúc 17:38

       Nhà thơ đã vẽ nên cảnh vài chú tiều đang nhặt củi dưới chân núi và mấy nhà chợ vắng vẻ bên sông nhưng bằng nghệ thuật đảo ngữ đặc sắc, tác giả đã tạo nên hai câu thơ đầy sức gợi. Theo cách diễn đạt thông thường, hai câu thơ trên được viết là: Vài chú tiều lom khom dưới núi (hoặc: Vài chú tiều dưới núi lom khom), Mấy nhà chợ lác đác bên sông (hoặc: Mấy nhà chợ bên sông lác đác). Nhưng viết như vậy không tạo được ấn tượng bằng cách diễn đạt mà Bà Huyện Thanh Quan đã chọn. “Lom khom” là từ tượng hình gợi tư thế cúi người nhưng luôn luôn nhấp nhô chuyển động. Đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu. Nó gợi lên hình ảnh đời sống lam lũ, vất vả suốt đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” của người lao động.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (1)