Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
HwangJungeum
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Hoàng
23 tháng 12 2018 lúc 16:27

Câu tục ngữ : Lá lành đùm lá rách.

Hiểu biết bằng bài văn sau:

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống: Lá lành đùm lá rách.

Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.

Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.

Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.

Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...

Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nàm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.

Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.

Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.

Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.

Học tốt

jeff the killer
23 tháng 12 2018 lúc 17:12

đéo quan tâm lêu lêu

jeff the killer
23 tháng 12 2018 lúc 17:18

bím to

Nguyễn Quang Nhật
Xem chi tiết
Nguyễn Trương Ngọc Hường...
30 tháng 10 2021 lúc 12:53

Câu 1 : a) Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

  b) - Thương người như thể thương thân

 - Một miếng khi đói bằng một gói khi no

 - Lá lành đùm lá rách

 - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

Câu 2: a. Theo em, việc làm của Tuấn không chỉ hại bạn không có kiến thức, mà có thể sẽ khiến cho cả hai bị điểm kém vì đã gian lận trong giờ kiểm tra.

  b. Nếu là Tuấn, em sẽ kèm bạn và nhắc nhở bạn phải về học bài và làm bài tập đầy đủ. Như vậy mới giúp Hưng tiến bộ hơn.

Câu 3: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, ko để người khác phải nhắc nhở, chê trách.

   - Vì lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.

Câu 4: Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

  - Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.

Câu 5: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ: ko xa hoa, lãng phí; ko cầu kì, kiểu cách.

    - Vì sống giản dị không chỉ làm cho mọi người nghĩ tốt về bạn nó còn khiến bạn hoàn thiện bản thân và biết cách sống sao cho đúng.

Sống giản dị không chỉ làm người khác hài lòng, mà là vì bản thân. Khi bạn biết giản dị cũng là lúc bạn đã biết cách sống và trưởng thành hơn rất nhiều.

-Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.Đi đâu mà chẳng ăn dè. Đến khi ăn hết lại ghè chẳng ra.Ăn lấy chắc, mặc lấy bền.Ăn cần ở kiệm.Câu 6 : a. Hành vi của Hân là ko đúng bởi vì bạn ko có lòng tin vào kiến thức của mình, cứ thấy ai có kết quả thì sửa cho giống người đó.   b. Yếu tố quan trọng nhất là khi làm bài thi, thì phải tự làm, không được gian lận trong thi cử. Bởi vì, cho dù có được điểm cao nhất lớp, mà kiến thức mình không có thì xem như mình không có gốc và không được lên lớp.
Dat Nguyen
Xem chi tiết

sự yêu thương con người đc bộc lộ qua sự đồng cảm , sẻ chia , cảm thông cho nhau ,...........,biết hy sinh quyền lợi của mình cho người khác 

câu tục ngữ ta có là "thương người như thể thương thân".Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khi ta thương yêu bản thân ta bao hiêu thì hãy thấu hiểu, cảm thông cho người khác bấy nhiêu 

chúc bn học tốt !!!yeu

ngọc baby
Xem chi tiết
chuche
29 tháng 12 2021 lúc 7:31

hong có đáp án hã ;-;?

lạc lạc
29 tháng 12 2021 lúc 7:35

tham khảo 

8. VD: Chỉ khi có bài kiểm tra điểm tốt thì K mới khoe với cha mẹ, điểm kém thì K giấu đi

 Không làm được bài, nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn ;...............

9.là sự đánh giá chủ quan của một cá nhân về giá trị của bản thân. Lòng tự trọng bao gồm niềm tin về bản thân cũng như các trạng thái cảm xúc, chẳng hạn như chiến thắng, tuyệt vọng, tự hào và xấu hổ

10.

1. Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.

2. Bẻ đũa không bẻ được cả nắm.

3. Góp gió thành bão.

4. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

5. Bắc Nam là con một nhà
Là gà một mẹ, là hoa một cành
Nguyện cùng biển thẳm non xanh
Thương nhau nuôi chí đấu tranh cho bền.

6. Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

7. Lá lành đùm lá rách.

8. Chị ngã,em nâng.

9. Yêu nhau chín bỏ làm mười.

CÂU 11.
 Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin phòng bệnh.......

12.

Các câu tục ngữ về lòng yêu thương con ngườiThương người như thể thương thân. ...Một miếng khi đói bằng một gói khi no. ...Một giọt máu đào hơn ao nước lã ...Lá lành đùm lá rách. ...Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. ...Chị ngã, em nâng. ...Nhường cơm, sẻ áo. ...Yêu nhau chín bỏ làm mười.
phạm lê quỳnh anh
Xem chi tiết
phạm lê quỳnh anh
Xem chi tiết
le uyen
18 tháng 10 2021 lúc 14:06

đăng tách ra

 

phạm lê quỳnh anh
18 tháng 10 2021 lúc 14:20

ok

phạm lê quỳnh anh
Xem chi tiết
Trần Nữ Quỳnh Như
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
1 tháng 10 2016 lúc 11:25

1 ) - Anh đi anh nhớ quê nhà 
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương 
Nhớ ai dãi nắng dầm sương 
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. 
- Thiếp nhớ chàng tấm phên hư nuộc lạt đứt 
Chàng nhớ thiếp khi đắng nước nghẹn cơm. 
- Gío sao gió mát sau lưng 
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này. 
- Người dưng có ngãi thì đãi người dưng 
Anh em không ngãi thì đừng anh em 
- Tuy rằng xứ bắc, xứ đông 
Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em. 
- Anh em nào phải người xa 
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân 
Yêu nhau như thể tay chân 
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy. 
- Anh em cốt nhục đồng bào 
Vợ chồng cùng nghĩa lẽ nào không thương. 
- Vợ chồng là ruột là rà 
Anh em có cửa có nhà anh em 
Sao cho trong ấm ngoài êm 
Như thuyền có bến như chim có bầy. 
- Chị em một ruột cắt ra 
Chị không em có cũng là như không. 
- Đôi ta cùng bạn chăn trâu 
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng 
Bao giờ cho gạo bén sàng 
Cho trăng bén gió cho nàng bén anh.

2 ) Có bà già không qua đường em sẽ giúp 

.................

Linh Phương
1 tháng 10 2016 lúc 17:06

1.Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng 

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ 

Một miếng khi đói bằng 1 gói khi no 

Lá lành đùm lá rách 

Chết vinh hơn sống nhục 

Đã mang tiếng trong trời đất 
Phải có danh gì với núi sông 

Cây ngay ko sợ chết đứng

 

+ Thương yêu chia sẻ giúp đỡ

+ Gặp người nghèo thì nên giúp nếu có thể

+ Không bỏ rơi khj họ đang cần mình

+ Làm những công việc tình nguyện

Minh Thu
4 tháng 10 2016 lúc 15:12

 Bầu ơi thương nấy bí cùng 
Tuy rằng khác rống nhưng trung một giàn 

Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ 

lá lành đùm lá rách 

Nhiễu điều phủ lấy giá gương, 
Người trong một nước phải thương nhau cùng. 

Thương người như thể thương thân. 

Tú Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Nhung
6 tháng 12 2016 lúc 18:32

Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.
Cau 2:Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.

Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến

. Câu 3:Anh em cốt nhục đồng bào,
Kẻ sau người trước phải hào cho vui.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

câu4:người có tính tự lập sẽ gặt hái được nhiều thành công trong công việc và trong cuộc sống

Họ xứng đáng được mọi người kính trọng