Kể lại toàn bộ câu chuyện: Chim sơn ca và bông cúc trắng
Dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng :
a) Đoạn 1 : Cuộc sống tự do, sung sướng của chim sơn ca và bông cúc.
- Bông cúc đẹp như thế nào ?
- Sơn ca làm gì và nói gì ?
- Bông cúc vui như thế nào ?
b) Đoạn 2 : Sơn ca bị cầm tù.
- Chuyện gì xảy ra vào sáng hôm sau ?
- Bông cúc muốn làm gì ?
c) Đoạn 3 : Trong tù.
- Chuyện gì xảy ra với bông cúc ?
- Sơn ca và bông cúc thương nhau như thế nào ?
d) Đoạn 4 : Sự ân hận muộn màng.
- Thấy sơn ca chết, các cậu bé đã làm gì ?
- Các cậu bé có gì đáng trách ?
a) Đoạn 1 : Cuộc sống tự do, sung sướng của chim sơn ca và bông cúc.
- Bông cúc đẹp như thế nào ?
Bên bờ rào của khu vườn nhỏ, có bông cúc trắng nổi bật giữa đám cỏ dại.
- Sơn ca làm gì và nói gì ?
Chú sơn ca sà xuống, líu lo hót rằng: “Bạn cúc ơi! Bạn mới xinh xắn và dễ thương làm sao!".
- Bông cúc vui như thế nào ?
Bông cúc trắng nghiêng đầu lắng nghe, lòng vui khôn tả.
b) Đoạn 2 : Sơn ca bị cầm tù.
- Chuyện gì xảy ra vào sáng hôm sau ?
Sớm hôm sau, bông cúc trắng đang xoè cánh đón bình minh thì chợt nghe thấy tiếng hót buồn thảm. Sơn ca đã bị bắt nhốt trong lồng.
- Bông cúc muốn làm gì ?
Bông cúc trắng muốn cứu bạn mà chẳng làm gì được.
c) Đoạn 3 : Trong tù.
- Chuyện gì xảy ra với bông cúc ?
Hai cậu bé đi vào vườn, cắt đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng cho chim ăn.
- Sơn ca và bông cúc thương nhau như thế nào ?
Bông cúc trắng toả hương thơm ngào ngạt an ủi bạn. Sơn ca đói khát, ăn hết đám cỏ nhưng vẫn không đụng đến bông hoa.
d) Đoạn 4 : Sự ân hận muộn màng.
- Thấy sơn ca chết, các cậu bé đã làm gì ?
Hai cậu bé tỏ vẻ ân hận và tiếc nuối. Hai cậu đặt xác sơn ca vào một chiếc hộp thật đẹp rồi chôn cất cẩn thận.
- Các cậu bé có gì đáng trách ?
Hai cậu bé rất vô tình với cả sơn ca và bông cúc trắng.
Tập chép: Chim sơn ca và bông cúc trắng (từ Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại … đến bay về bầu trời xanh thẳm.)
Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống, hót rằng:
- Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao!
Cúc sung sướng khôn tả. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.
? Đoạn chép có những dấu câu nào ?
Đoạn chép có những dấu câu như : dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm than.
? Tìm những chữ bắt đầu bằng r, tr, s (hoặc những chữ có dấu hỏi, dấu ngã)
Trả lời:
+ Chữ bắt đầu bằng r : rào, rằng, rồi.
+ Chữ bắt đầu bằng tr : trắng, trời.
+ Chữ bắt đầu bằng s : sơn, sà, sung sướng.
+ Chữ có dấu hỏi : cỏ, tả, thẳm.
+ Chữ có dấu ngã : giữa, mãi.
Em hãy đóng vai nhân vật cô bé hoặc người mẹ kể lại câu chuyện ''Bông hoa cúc trắng''?
Dựa vào những bài tập đọc đã học, trả lời các câu hỏi sau :
a) Bông cúc trắng mọc ở đâu ?
b) Chim sơn ca bị nhốt ở đâu ?
c) Em làm thẻ mượn sách ở đâu ?
a) Bông cúc trắng mọc ở đâu ?
- Bông cúc trắng mọc bên bờ rào, giữa đám cỏ dại.
b) Chim sơn ca bị nhốt ở đâu ?
- Chim sơn ca bị nhốt ở trong lồng.
c) Em làm thẻ mượn sách ở đâu ?
- Em làm thẻ mượn sách ở thư viện trường.
đóng vai sơn tinh trong văn bản sơn tinh thủy tinh kể lại toàn bộ câu chuyện
tham khảo nha https://download.vn/dong-vai-son-tinh-ke-lai-truyen-son-tinh-thuy-tinh-41705
Tham khảo:
https://download.vn/dong-vai-son-tinh-ke-lai-truyen-son-tinh-thuy-tinh-41705
Tham khảo:
https://download.vn/dong-vai-son-tinh-ke-lai-truyen-son-tinh-thuy-tinh-41705
Em hãy kể lại truyện “Bông hoa cúc trắng” bằng lời kể của người con.
Tình mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào."
Cứ mỗi lần nghe câu hát này, em lại nhớ đến mẹ. Mẹ là người luôn yêu thương, che chở cho con cái. Tình yêu và công ơn trời biển của mẹ không bao giờ ta có thể đền đáp nổi. Vì vậy, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Câu chuyện “Sự tích hoa cúc trắng” là một trong những câu chuyện nói về sự hiếu thảo của con cái đối với mẹ mà em rất xúc động mỗi khi đọc.
Ngày xưa, có hai mẹ con sống với nhau trong một túp lều rách nát. Buồn thay, mẹ cô ngã bệnh nặng. Một hôm, dường như không chịu nổi, bà gọi cô đến bảo:
- Mẹ thấy mệt quá. Con đi tìm thầy thuốc cho mẹ.
Cô bé liền đi tìm ngay. Trên đường vào rừng sâu, cô ngồi khóc vì tìm mãi chưa thấy ai chữa bệnh được cho mẹ thì một ông cụ tóc bạc phơ hiện lên. Ông hiền từ nhìn cô bé và hỏi:
- Cháu ơi! Sao cháu lại khóc?
- Dạ thưa ông, cháu đi tìm thầy thuốc cho mẹ ạ. Mẹ cháu bị bệnh nặng lắm!
- Ta là thầy thuốc đây. Giờ cháu dẫn ta tới nhà, ta sẽ khám cho mẹ cháu.
Cô bé vui mừng, dẫn ông về nhà. Về đến nơi, ông bảo cô:
- Cháu vào rừng, tìm cây cổ thụ thật to, hãy hái những bông hoa màu trắng trên đó. Mỗi bông có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sẽ sống được bấy nhiêu ngày.
Vì lo cho mẹ, cô cứ đi hoài, đi mãi đến khi đôi chân đã rã rời thì cô đã thấy được cây cổ thụ cành lá sum suê. Dưới gốc cây, mọc lên những bông hoa màu trắng rất thơm, rất đẹp. Cô mừng rỡ, chạy đến bên hoa, hái rồi đếm:
- Một, hai,... Trời ơi! Bông hoa ít cánh thế này, mẹ chỉ sống được chừng này ngày nữa sao?
Cô bé nhớ lời ông cụ dặn, cô dùng tay xé từng cánh hoa thành nhiều sợi. Mỗi sợi bỗng biến thành một cánh hoa trắng muốt, xinh xinh. Cứ thế, bông hoa cô tìm được có thêm rất nhiều cánh.
Cầm bông hoa trắng xinh , cô chạy nhanh về nhà. Trở về nhà, cô thấy cụ đã đứng chờ ở cửa, cười và bảo với cô bé:
- Mẹ cháu đã hết bệnh rồi. Đó là nhờ sự hiếu thảo, ngoan ngoãn của cháu đấy.
Cô mừng vui gọi mẹ từ ngoài ngõ. Mới bước vào, cô đã thấy mẹ tươi cười, khoẻ mạnh đón cô. Cô ôm chầm lấy mẹ, hạnh phúc vô cùng.
Từ đó về sau, người ta gọi bông hoa đó là hoa cúc trắng, biểu tượng của lòng hiếu thảo của con đối với mẹ.
Qua câu chuyện, ta thấy được sự hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ. Mẹ là người sinh thành ra chúng ta, ta cần biết yêu thương, vâng lời khi vẫn còn mẹ bên cạnh chăm từng bữa ăn, lo từng giấc ngủ. Mẹ yêu con bao la như biển cả, tình yêu đó ta không thể đền đáp hết được. Người xưa đã có câu:
"Ai còn có mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không".
Viết khoảng 5-7 câu nêu bài học rút ra từ câu chuyện Sự tích bông hoa cúc trắng
Qua câu chuyện “Sự tích hoa cúc trắng”, ta thấy không phải nhờ bông hoa thần mà chính tấm lòng hiếu thảo của người con đã tạo ra kì tích cứu sống mẹ.Vì muốn mẹ sống thật lâu nên cô bé đã tước cánh hoa thành nhiều cánh nhỏ .Qua đó ta thấy được hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Hoa cúc sẽ là 1 bông hoa tượng trưng cho tình yêu thương của con đối với mẹ.
Đề 5: Em hãy kể lại truyện “Bông hoa cúc trắng” bằng lời kể của người con.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Em hãy kể lại toàn bộ câu chuyện dựa theo nội dung truyện đã đọc.
HƯỚNG DẪN KỂ
Trong quang cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, xuất hiện giữa sân trường một chú bộ đội. Đó là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp con trai mình để chào thầy giáo cũ.
Gặp thầy giáo, chú bỏ mũ ra, kính cẩn chào thầy. Thầy ngạc nhiên, chưa kịp nhận ra thì chú nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm xưa trèo cửa sổ bị thầy phạt đây ạ.
- À, Khánh… Thầy nhớ ra rồi. Nhưng hôm ấy thầy có phạt em đâu.
- Vâng. Thầy không phạt nhưng thầy buồn. Thầy nói: “Trước khi làm việc gì cần phải nghĩ chứ ! Em về đi, thầy không phạt em đâu”.
Vào lớp, Dũng theo dáng bố và nghĩ: Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn nhận ra đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.