Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 1 2019 lúc 10:52

Chọn đáp án: D.

Bình luận (0)
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
lethua
31 tháng 8 2021 lúc 19:28

Thành công của đoạn trích là nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du. Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Các biện pháp tu từ như đảo ngữ, nhân hóa… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết

Đoạn trích là ba bức tranh đặc sắc về cảnh ngày xuân.

Bức tranh đầu là cảnh thiên nhiên đặc trưng của mùa xuân. Với vài nét châm phá, mùa xuân hiện lên tươi đẹp, trong sáng.

Bức tranh tiếp theo là khung cảnh lễ hội Thanh minh nhộn nhịp, đông vui. Hình ảnh con người vui vẻ, chen nhau đi dự hội đạp thanh. Bằng hàng loạt tính từ, động từ, danh từ, kết hợp với nhịp đôi, tác giả đã tạo được không khí vui tươi của ngày hội.

 Bức tranh cuối cùng là cảnh ngày hội tan, hai chị em Thuý Kiều tha thẩn ra về. Tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc của hai chị em dường như hoà trong không gian êm đềm, lắng đọng của buổi chiều tà ấy..

Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Tả cảnh mà gợi tình, gợi những tâm trạng của con người trước bức tranh thiên nhiên

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 10 2017 lúc 7:26

Đáp án B

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 4 2018 lúc 6:31

Đoạn trích đã khắc họa rõ nét bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, náo nhiệt trong cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều vào tiết thanh minh.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 2 2019 lúc 16:02

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 10 2017 lúc 16:09

Đáp án B

Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân.

Bình luận (0)
vungcodung
Xem chi tiết
Linh Linh
30 tháng 5 2021 lúc 20:58

a. nội dung: bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn ở lầu ngưng bích.

b. PTBĐ: miêu tả, biểu cảm

c.bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 8 2017 lúc 3:51

Đáp án B

Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh

Bình luận (0)
nguyễn thị ngọc ánh
Xem chi tiết
_ℛℴ✘_
26 tháng 6 2018 lúc 11:36

Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ của nền văn học dân tộc và thế giới. Nguyễn Du không những thành công ở phương diện nội dung mà còn đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật biểu hiện. Thủ pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến trình độ điêu luyện xưa nay hiếm có. Sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân thể hiện sâu sắc tài năng nghệ thuật ấy.

Tà tà bóng ngã về tây
Chị em thơ thẩn giang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Cảnh vật được gợi tả nhẹ nhàng mà vô cùng tinh tế. Đất trời buổi chiều thanh thanh thật dễ chịu. Mọi âm thanh náo động của ngày hội xuân đã nhường chỗ cho sự yên ắng lạ thường. Âm thanh đã bị gạt lọc, chỉ còn lại sự im lặng khiến con người ta thêm phần dễ chịu.

Bức tranh vào lúc chiều tà, khép lại một ngày du xuân. Sau một ngày đi hội và du xuân, chị em Thúy Kiều trở về. Thời gian buổi chiều tà được khéo léo gợi tả qua hình ảnh “bóng ngã về tây”. Cảnh vật trở nên hư ảo, thấm đượm tâm trạng con người. Nó không còn cái không khí rộn ràng, sắc thái trong sáng, tinh khôi như ở bốn câu thơ đầu. Khi con người đắm mình trong cảnh xuân đẹp đẽ, hội xuân rộn ràng thì thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Nó bất chấp ước muốn níu kéo thời gian của con người.

Câu thơ ẩn chứa một nỗi niềm sâu xa. Cảnh xuân dù có đẹp thế nào cũng có lúc tàn phai. Hội xuân dẫu có vui thế nào rồi cũng sẽ tan rã. Một ngày chơi xuân ngắn ngủi gợi lên sự hối hả của lòng người mong muốn tận hưởng được hết cái đẹp trước khi nó tàn phai, khô héo.

Cảnh vật lúc về chiều không còn nhộn nhịp, rộn ràng như buổi sớm nữa. Tất cả bổng trở nên nhỏ nhắn, mềm mại. lắng lại, nhạt dần, hoang vắng, êm ả, yên tĩnh hơn. Bốn bề thanh thanh, yên ắng. Dòng suối êm ả chảy qua những hòn đá nhỏ nao nao mặt nước. Dịp cầu nho nhỏ xinh xinh bắc ngang dòng suối tọa nên vẻ đẹp thơ mộng.

Nhà thơ đã không dùng từ chảy để miêu tả dóng nước mà chỉ gợi nên sự chảy ấy bằng từ “nao nao” vô cùng tinh tế. Đây là bức tranh tả cảnh ngụ tình mẫu mực, đặc sắc trong “Truyện Kiều”. Mỗi bức tranh thiên nhiên cũng là một bức tâm tình đầy xao xuyến. Nước luôn là hình ảnh biểu hiện cho dòng chảy của thời gian. Không có tiếng nước chảy. Dòng nước chuyển lưu âm thầm nhưng vội vã. Hai từ “nao nao” gợi lên tâm trạng buồn buồn của con người. Một nỗi buồn vô cớ. Một nỗi bồn chồn chợt đến từ đâu đó không thể lí giải được. Giống như Nguyễn Du đã từng nói:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Niềm háo hức, say mê của con người sáng nay cũng đã phai nhạt khi thời gian phủ xuống. Cảnh không buồn nhưng thời gian gợi buồn. Sắc xuân vẫn tươi nhưng cảnh vật yên ắng khiến cho lòng người thổn thức, nôn nao. Đó cũng là những cảm giác lo âu của tâm hồn thiếu nữ khi sắp bước vào cuộc đời lớn. Sau cuộc hội xuân năm nay, có thể các nàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đối với gia đình. Có thể các nàng sẽ phải rời xa gia đình dựng xây tổ ấm. Có thể, điều đó khiến các nàng bâng khuân. Chưa biết điều gì sẽ xảy đến. Có thể đây sẽ là cuộc hội xuân cuối cùng lúc còn xuân trẻ.

Thủ pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc được thi nhân nhân vận dụng tinh tế. Mùa xuân đến rồi đi. Hội xuân hợp rồi tan. Ý thơ mở rồi đóng, đóng rồi lại mở một cách tự nhiên, linh hoạt đã dẫn độc giả đến với câu chuyện về cuộc đời nàng Kiều một cách chân thực, sống động và hợp lí.

Lời thơ bộc lộ cảm xúc nuối tiếc, vương vấn, bịn rịn của hai nàng Kiều khi phải rời khỏi cái náo nhiệt, rộn rã, tươi vui của không khí lễ hội. Với việc thể hiện những nét tâm trạng như thế, nhà thơ đã thể hiện chân thực vẻ đẹp tâm hồn của người con gái vốn sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che”. Nay lần đầu được tiếp xúc với bầu không khí tươi vui, náo nhiệt chốn đông người không khỏi tránh được cảm giác hụt hẩng, luyến tiếc khi phải rời xa là điều hiển nhiên.

Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên lễ hội, mùa xuân tươi đẹp trong sáng, là một trong những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đoạn trích đã thể hiện bút pháp tả cảnh giàu chất tạo hình, chuyển từ miêu tả sang tả cảnh ngụ tình trong nghệ thuật miêu tả và ngôn ngữ trong sáng giàu chất thơ của Nguyễn Du.

Bình luận (0)
minamoto mimiko
26 tháng 6 2018 lúc 11:34

" Tà tà " trong đoạn trích cảnh ngày xuân của nguyễn du có nghĩa là :

(Bóng mặt trời, mặt trăng) hơi chếch về phía tây, khi ngày hoặc đêm sắp hết.

VD : “Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dạng tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốc quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”​

Bình luận (0)
Mathematics❤Trần Trung H...
26 tháng 6 2018 lúc 11:34

ĐÂY LÀ MÌNH LẤY TRÊN MẠNG , BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO

Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ của nền văn học dân tộc và thế giới. Nguyễn Du không những thành công ở phương diện nội dung mà còn đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật biểu hiện. Thủ pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến trình độ điêu luyện xưa nay hiếm có. Sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân thể hiện sâu sắc tài năng nghệ thuật ấy.

Tà tà bóng ngã về tây
Chị em thơ thẩn giang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Cảnh vật được gợi tả nhẹ nhàng mà vô cùng tinh tế. Đất trời buổi chiều thanh thanh thật dễ chịu. Mọi âm thanh náo động của ngày hội xuân đã nhường chỗ cho sự yên ắng lạ thường. Âm thanh đã bị gạt lọc, chỉ còn lại sự im lặng khiến con người ta thêm phần dễ chịu.

Bức tranh vào lúc chiều tà, khép lại một ngày du xuân. Sau một ngày đi hội và du xuân, chị em Thúy Kiều trở về. Thời gian buổi chiều tà được khéo léo gợi tả qua hình ảnh “bóng ngã về tây”. Cảnh vật trở nên hư ảo, thấm đượm tâm trạng con người. Nó không còn cái không khí rộn ràng, sắc thái trong sáng, tinh khôi như ở bốn câu thơ đầu. Khi con người đắm mình trong cảnh xuân đẹp đẽ, hội xuân rộn ràng thì thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Nó bất chấp ước muốn níu kéo thời gian của con người.

Câu thơ ẩn chứa một nỗi niềm sâu xa. Cảnh xuân dù có đẹp thế nào cũng có lúc tàn phai. Hội xuân dẫu có vui thế nào rồi cũng sẽ tan rã. Một ngày chơi xuân ngắn ngủi gợi lên sự hối hả của lòng người mong muốn tận hưởng được hết cái đẹp trước khi nó tàn phai, khô héo.

Cảnh vật lúc về chiều không còn nhộn nhịp, rộn ràng như buổi sớm nữa. Tất cả bổng trở nên nhỏ nhắn, mềm mại. lắng lại, nhạt dần, hoang vắng, êm ả, yên tĩnh hơn. Bốn bề thanh thanh, yên ắng. Dòng suối êm ả chảy qua những hòn đá nhỏ nao nao mặt nước. Dịp cầu nho nhỏ xinh xinh bắc ngang dòng suối tọa nên vẻ đẹp thơ mộng.

Nhà thơ đã không dùng từ chảy để miêu tả dóng nước mà chỉ gợi nên sự chảy ấy bằng từ “nao nao” vô cùng tinh tế. Đây là bức tranh tả cảnh ngụ tình mẫu mực, đặc sắc trong “Truyện Kiều”. Mỗi bức tranh thiên nhiên cũng là một bức tâm tình đầy xao xuyến. Nước luôn là hình ảnh biểu hiện cho dòng chảy của thời gian. Không có tiếng nước chảy. Dòng nước chuyển lưu âm thầm nhưng vội vã. Hai từ “nao nao”gợi lên tâm trạng buồn buồn của con người. Một nỗi buồn vô cớ. Một nỗi bồn chồn chợt đến từ đâu đó không thể lí giải được. Giống như Nguyễn Du đã từng nói:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Niềm háo hức, say mê của con người sáng nay cũng đã phai nhạt khi thời gian phủ xuống. Cảnh không buồn nhưng thời gian gợi buồn. Sắc xuân vẫn tươi nhưng cảnh vật yên ắng khiến cho lòng người thổn thức, nôn nao. Đó cũng là những cảm giác lo âu của tâm hồn thiếu nữ khi sắp bước vào cuộc đời lớn. Sau cuộc hội xuân năm nay, có thể các nàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đối với gia đình. Có thể các nàng sẽ phải rời xa gia đình dựng xây tổ ấm. Có thể, điều đó khiến các nàng bâng khuân. Chưa biết điều gì sẽ xảy đến. Có thể đây sẽ là cuộc hội xuân cuối cùng lúc còn xuân trẻ.

Thủ pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc được thi nhân nhân vận dụng tinh tế. Mùa xuân đến rồi đi. Hội xuân hợp rồi tan. Ý thơ mở rồi đóng, đóng rồi lại mở một cách tự nhiên, linh hoạt đã dẫn độc giả đến với câu chuyện về cuộc đời nàng Kiều một cách chân thực, sống động và hợp lí.

Lời thơ bộc lộ cảm xúc nuối tiếc, vương vấn, bịn rịn của hai nàng Kiều khi phải rời khỏi cái náo nhiệt, rộn rã, tươi vui của không khí lễ hội. Với việc thể hiện những nét tâm trạng như thế, nhà thơ đã thể hiện chân thực vẻ đẹp tâm hồn của người con gái vốn sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che”. Nay lần đầu được tiếp xúc với bầu không khí tươi vui, náo nhiệt chốn đông người không khỏi tránh được cảm giác hụt hẩng, luyến tiếc khi phải rời xa là điều hiển nhiên.

Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên lễ hội, mùa xuân tươi đẹp trong sáng, là một trong những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đoạn trích đã thể hiện bút pháp tả cảnh giàu chất tạo hình, chuyển từ miêu tả sang tả cảnh ngụ tình trong nghệ thuật miêu tả và ngôn ngữ trong sáng giàu chất thơ của Nguyễn Du.

Bình luận (0)