Phân tích vẻ đẹp của người lính qua hai bài thơ: “Đồng chí” và “Tiểu đội xe không kính”.
Vẻ đẹp tâm hồn người lính qua 2 bài thơ " Đồng chí" và " bài thơ về tiểu đội xe không kính"
Trong văn học Việt Nam hiện đại, hình ảnh người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc có một vị trí hết sức quan trọng. Đó không chỉ là hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong nhiều tác phẩm mà còn là biểu tượng đẹp nhất của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Phần lớn các tác giả đều có mặt ở những mũi nhọn của cuộc kháng chiến để kịp thời ghi lại một cách chân thực và sinh động hiện thực chiến đấu của chiến sĩ ta. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu đánh Pháp và người chiến sĩ Giải phóng quân miền Nam thời đánh Mĩ đã được phản ánh khá rõ nét với những vẻ đẹp khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác năm 1948, in trong tập Đầu súng trăng treo. Hình ảnh người nông dân cầm súng được miêu tả trong bài thơ với vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng cũng thật lãng mạn, bay bổng.
Là những nông dân quanh năm lam lũ với con trâu, mảnh ruộng, nghe theo tiếng gọi cứu nước, các anh đã tình nguyện từ giã quê hương đi chiến đấu. Phần đông chưa biết chữ, vào quân đội mới bắt đầu học i tờ nhưng họ lại rất giàu lòng yêu nước. Họ hiểu đơn giản mà rất đúng đắn rằng: chiến đấu để bảo vệ tự do cho dân tộc cũng là bảo vệ mảnh vườn, thửa ruộng, mái ấm gia đình. Quyền sống thiết thực của mỗi con người đã thôi thúc họ hành động.
Cuộc đời chiến sĩ gian nan, vất vả, vào sống ra chết đã khẳng định phẩm chất cao đẹp của những người nông dân mặc áo lính. Từ bốn phương trời, không hẹn mà nên, họ gặp nhau, trở thành đồng đội, đồng chí của nhau.
Sinh ra và lớn lên từ những vùng quê nghèo khổ, cơ cực, các anh mang bản chất hồn nhiên, chất phác của người lao động. Đi chiến đấu chống xâm lăng, các anh để lại sau lưng lũy tre, mảnh ruộng quen thuộc và mái tranh nghèo cùng với những người thân. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày, Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Mặc kệ là lối nói tự nhiên, mộc mạc của người nông dân, bày tỏ thái độ dứt khoát trọng việc nước hơn việc nhà.
hãy phân tích điểm giống và khác giữa người lính trong bài thơ đồng chí và người lính trong bài tiểu đội xe không kính
vẻ đẹp của người chiến sĩ thông qua 2 bài thơ Đồng chí của chính hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Mk nói sơ qua thôi nhé!
MB: Dẫn dắt và nêu vấn đề
TB: -Giơí thiệu sơ lược về hai bài thơ.
- Hoàn cảnh xuất thân của những người lính trong bài thơ đồng chí => Những con người yêu nước, sẵn sàng hi sinh hp riêng tư của mk cho kháng chiến.
-Những khó khăn,vất vả của những người chiến sĩ ở hai bài thơ đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính => Trước hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh, những người chiến sĩ không hề luôn hiên ngan, bất chấp hiểm nguy. Và chính trong những ngày vất vả, thiếu thốn ấy, họ đã trở thành anh em, bạn bè, trở thành tri kỉ của nhau, trở thành một đại gđ => Tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó.
- Mở rộng vấn đề
KB: Đưa ra lời nhận xét chung về những phảm chất cao đẹp của người chiến sĩ trong hai bài thơ đồng chí- chính hữu và bài thơ về tiểu đội xe không kính- phạm tiến duật
Cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính
So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính? * viết ngắn thôi giúp em ạ*
Vẻ đẹp nào của người lính không được đề cập đến trong bài thơ Tiểu Đội Xe Không Kính
Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng
Bài thơ: đồng chí, bài thơ về tiểu đội xe không kính, và ánh trăng cùng viết về người lính cách mạng với nét đẹp trong tâm hồn, mỗi bài kết thúc những nét riêng và đặt trong hoàn cảnh khác nhau
- Đồng chí: Người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, chung nguồn gốc xuất thân và cảnh ngộ, từ đó gắn kết tạo nên sức mạnh tình đồng chí
- Bài thơ tiểu đội xe không kính: Hình ảnh người lái xe tiêu biểu cho thế hệ trẻ lạc quan, dũng cảm, ý chí chiến đấu kiên cường
- Ánh trăng: suy ngẫm của người lính đi qua chiến tranh, sống giữa sự hiện đại tiện nghi thời bình rồi lãng quên quá khứ. Bài thơ nhắc nhở đạo lí sống nghĩa tình, thủy chung
Từ nội dung ngữ liệu trong bài thơ ''đồng chí'', và bài thơ về Tiểu Đội Xe Không Kính Hãy viết đoạn văn (10 -15 câu). so sánh về hình ảnh người lính qua hai bài thơ
So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ"Đồng chí" và "bài thơ tiểu đội xe không kính?
Về đề tài: Dên tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mĩ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc.
về tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ Đồng chí sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính.
Về luận đề: Hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kì lịch sử.
Ý 2: Phân tích lịch sử
Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung:
Yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng chí:
Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (Đồng chí) và “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính).
Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó tình đồng chí.
Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ:
Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ.
Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhìn thẳng”.
Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mĩ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách -anh hùng.
Những điểm riêng khác nhau:
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sáu sắc. Tình đồng chí thiêng liêng hòa quyện với tình cảm giao tiếp khi lí tưởng chiến đấu đã rực sáng trong tâm hồn.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồn nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính” đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Ý 3: Đánh giá chung:
Hình tượng người lính dù ở thời kì kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mĩ đều mang phẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội Cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ những nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tạo nên những hình tượng làm xúc động lòng người. Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động.