Những câu hỏi liên quan
Bùi Khánh Linh
Xem chi tiết

Đoạn văn sau khi sửa lại như sau: Sách Ghi - nét ghi nhận, chị Ca -rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. Ca - rôn nặng gần 700 kg nhưng lại mắc bệnh còi xương. Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ - lin bang Mi - chi - gân, nước Mĩ. Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hỏa. 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dinh Thu Giang
3 tháng 8 2020 lúc 19:58
Các câu văn dùng sai dấu phẩySửa lại
Sách Ghi-nét ghi nhận, chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.Sách Ghi-nét ghi nhận chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.(bỏ 1 dấu phẩy dùng thừa)
Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ.Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ. (đặt lại vị trí 1 dấu phẩy)
Để có thể đưa chị đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. (đặt lại vị trí 1 dấu phẩy)
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
-..-
3 tháng 8 2020 lúc 20:00

Bài làm:

Câu văn dùng sai dấu phẩySửa lại
Sách Ghi-nét ghi nhận, chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. Sách Ghi-nét ghi nhận chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. 
Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ỏ thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ.Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ỏ thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ.
Để có thể, đưa chị đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.

Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.

*Ryeo* 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
[Potter] Lính Thưn Thịn...
Xem chi tiết
nthv_.
2 tháng 8 2021 lúc 20:54

Tham khảo:

Nguyên Hồng là một tác giả văn học tiêu biểu, văn ông thấm đẫm những dòng cảm xúc dạt dào và chất chứa những tình cảm lớn lao và cao đẹp. Ông viết không quá nhiều về phụ nữ và trẻ em nhưng những trang văn ông viết về họ đều chứa chan niềm thương cảm, dường như quả mỗi nhân vật khắc họa, ông đều thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm của từng nhân vật, có đau đớn, tủi cực, có sung sướng, hạnh phúc, tất cả đều được hiển hiện vô cùng chân thực. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" trong hồi kí "Những ngày thơ ấu" là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho thấy được Nguyên Hồng là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".

Trong đoạn trích, hình ảnh những người phụ nữ được thể hiện rõ nét. Đó là một bà cô độc ác, tàn nhẫn với những toan tính, ích kỉ. Mụ gieo vào lòng cậu bé những nỗi bất an và khổ đau đến tội nghiệp để chia cắt tình cảm mẹ con Hồng. Mụ chưa hề để tâm đến đứa cháu đáng thương phải xa mẹ từ nhỏ, sự nhỏ nhoi, ích kỷ, hẹp hòi của mụ, tình máu mủ không khiến mụ bao dung mà trái lại vô cùng tàn nhẫn. Những lời lẽ lạnh lùng, kích động từ mụ thốt ra như con dao sắc cứa vào tim đứa trẻ. Nguyên Hồng đã miêu tả tinh vi từng hành động, lời nói và cả nét cười rất kịch trong nhân vật bà cô. Sự giả dối, độc ác ấy mãi chẳng thể thắng thế trước lòng lương thiện và một trái tim tin yêu.

Không chỉ hiểu rõ những âm mưu tàn độc của nhân vật phản diện, Nguyên Hồng còn là người thấu hiểu với những nỗi đau khổ, mất mát của người phụ nữ, đó là mẹ Hồng. Một người đàn bà nghèo có cuộc sống hôn nhân không tình yêu. Chồng chết người phụ nữ ấy phải đi tha hương cầu thực tạm xa đứa con thơ bé bỏng. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau không được gần con, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, người phụ nữ ấy đành chấp nhận, buôn bán ngược xuôi, cuộc sống khốn khó khiến mẹ Hồng ngày càng tiều tụy. Nguyên Hồng còn thấu hiểu được cả những nỗi đau tinh thần khi mà bao hủ tục lạc hậu đã đày đọa người mẹ trở nên khốn khổ, phải chấp lấy người đàn ông không yêu mình.

Mẹ bé Hồng là người mẹ chứa chan tình yêu thương dành cho con, vòng tay yêu thương ôm trọn cậu bé vào lòng cùng ánh mắt dịu hiền thiết tha nhìn em khiến ta không khỏi nghẹn ngào, thương cảm. Niềm hạnh phúc vô bờ khi gặp lại đứa con thân yêu sâu bao tháng ngày xa cách khiến người mẹ nghẹn ngào không nói nên lời, nhưng chỉ qua bấy nhiêu cử chỉ và hành động ấy thôi cũng khiến ta không khỏi cảm phục trước tấm lòng của người mẹ, trước tình mẫu tử thiêng liêng ấy. Những cử chỉ vuốt ve, âu yếm con thơ chính là những bù đắp vô giá cho cậu bé Hồng suốt thời gian thiếu vắng bóng hình mẹ. Từng lời, từng chữ được Nguyên Hồng viết về người mẹ thật dạt dào ân tình, mang cả sự trân trọng và kính yêu, niềm tin thiêng liêng dành cho mẹ. Tác giả như đi vào đời sống của nhân vật để kể một cách đầy chân thực mà tình cảm đến vậy, đó là một tâm hồn thiết tha và thành kính gửi đến những người phụ nữ chịu nhiều hy sinh, mất mát, đau khổ.

Không chỉ viết về người phụ nữ, đoạn trích còn chứa chan những tình cảm dành cho trẻ thơ. Hình ảnh cậu bé Hồng thật đáng thương mà cũng đầy lòng tự trọng, đầy tin yêu mẹ luôn hiện hữu trong từng trang của tác phẩm. Dường như với số phận nhiều đau thương từ nhỏ nên hơn ai hết, Nguyên Hồng hiểu được những mất mát, nỗi đau mà cậu bé tội nghiệp phải gánh chịu. Đó là nỗi cô đơn đáng thương khi mồ côi cha và sống thiếu sự chở che của mẹ, bên cạnh lại toàn những người thân hẹp hòi ích kỷ, lạnh nhạt. Cậu bé ấy không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu thốn cả tinh thần. Nguyên Hồng trân trọng những tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng của người con dành cho mẹ, một tình thương sâu sắc vô bờ, mãnh liệt khôn tả. Cậu bé nhớ mẹ và khát khao được gặp em, hình ảnh mẹ luôn trong tâm trí cậu, nỗi nhớ da diết đến nao lòng.

Khi bà cô hỏi về việc Hồng có muốn vào Thanh Hóa gặp mẹ thì hình ảnh mẹ lại trỗi dậy trong em, em không thể nào nguôi nỗi nhớ ấy. Dẫu bao lời cay độc của bà cô thốt ra, dẫu hoàn cảnh, thời gian và khoảng cách có làm em xa mẹ thì mẹ vẫn mãi luôn sống trong tim em, một mực tin tưởng vào tình yêu thương mẹ dành cho mình mà không hề bị lay động. Niềm tin ấy thật mãnh liệt. Mặc cho bao người chê trách mẹ, tìm cách vùi dập mẹ thì em vẫn luôn bên mẹ, luôn mong muốn được bảo vệ mẹ. Cậu bé ấy căm thù tất cả những hủ tục lạc hậu đã đày đọa mẹ, khiến mẹ em phải sống cảnh tha phương cầu thực, phải chạy vạy mưu sinh, khiến hai mẹ con không được sống gần nhau. Hồng khát khao gặp lại mẹ vô bờ, thoáng nhìn chiếc xe cùng gương mặt mẹ em đã cố đuổi theo để gần mẹ. Hạnh phúc lớn lao khi được tựa vào lòng mẹ, được thấy mẹ vẫn tươi tắn và xinh đẹp, được mẹ chở che trong sự yêu thương, em thấy bình an và nhẹ nhõm. Cũng như bao đứa trẻ khác, tình thương cha mẹ thật thiêng liêng và rất cần thiết, đó chính là điểm tựa vô cùng lớn cho hành trang vào đời của mỗi người.

Có biết bao bài thơ, bài văn viết về phụ nữ và trẻ em nhưng không phải ai cũng để lại cho người đọc những dư vị khó quên như những trang văn của Nguyên Hồng. "Những ngày thơ ấu" thực sự đã trở thành một món ăn tinh thần cho những người yêu văn học, là bài học về trách nhiệm của những người làm cha làm mẹ với con cái và sự thành kính yêu thương những người con dành cho cha mẹ mình. "Trong lòng mẹ" thực sự là một bản tình ca đẹp đẽ và thiêng liêng vô ngàn về tình mẫu tử thiêng liêng.

Bình luận (0)
Sương Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
22 tháng 11 2021 lúc 12:57

Tham khảo!

Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương."Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Uyên
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
7 tháng 12 2018 lúc 16:56

Dấu hiệu điều tra: Số cân nặng của mỗi học sinh nữ lớp 10

Đơn vị điều tra: Một học sinh nữ.

Vì lớp có 45 học sinh và 15 học sinh nam nên lớp có 30 học sinh nữ.

Kích thước mẫu: 30

Chọn B.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Uyên
Xem chi tiết
Ut Phamthi
Xem chi tiết
Tố Như
21 tháng 5 2019 lúc 15:52

Nhà tôi ở , cách Hồ Gươm không xa . Từ trên gác cao nhìn xuống , hồ như một chiếc gương bầu dục lớn , sáng long lanh . Cầu thê Húc màu son , cong cong như con tôm, dẫn vào đền ngọc sơn mái đền lấp lo bên gốc đa già, rễ lá xum xuê . Xa một chút là Tháp Rùa , tường rêu cổ kính xây trên gò đất, cỏ mọc xanh um.

Bình luận (0)
Cùng học Toán
21 tháng 5 2019 lúc 15:54

Bài làm

Nhà tôi ở  cách Hồ Gươm không xa . Từ trên gác cao nhìn xuống , hồ như một chiếc gương bầu dục lớn , sáng long lanh . Cầu thê Húc màu son , cong cong như con tôm dẫn vào đền ngọc sơn mái đền ,lấp lo bên gốc đa già , rễ , lá xum xuê . Xa một chút  là Tháp Rùa , tường rêu cổ kính , xây trên gò đất cỏ mọc xanh um

Hok tốt

Bình luận (0)
๖ۣۜҨž ♫ ℱ¡ɗℰ£¡ɑ๖²⁴ʱ
21 tháng 5 2019 lúc 15:56

Nhà tôi ở cách Hồ Gươm không xa . Từ trên gác cao , nhìn xuống , hồ như một chiếc gương bầu dục lớn , sáng long lanh . Cầu thê Húc màu son , cong cong như con tôm dẫn vào đền ngọc sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già , rễ , lá xum xuê . Xa một chút là Tháp Rùa , tường rêu cổ kính , xây trên gò đất cỏ mọc xanh u.

# Mk sửa luôn, bn so vói bản gốc là biết lỗi sai #

Bình luận (0)