Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Võ Thị Yến Vy
Xem chi tiết
Chanh Xanh
28 tháng 11 2021 lúc 18:23

4.

A. gia tăng dân số, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân.

5.

D. Do thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

6.

D. giảm gia tăng dân số, phát triển sản xuất lương thực.

Hihujg
28 tháng 11 2021 lúc 18:23

Câu 4: B

Câu 5: C

Câu 6: D

Nguyễn Bảo Nam
Xem chi tiết
Sunn
11 tháng 11 2021 lúc 13:38

D

05.Lê Ngọc Hà
Xem chi tiết
Chuu
1 tháng 5 2022 lúc 16:09

A

anime khắc nguyệt
1 tháng 5 2022 lúc 16:11

A

ERROR
1 tháng 5 2022 lúc 16:12

A

nè na
Xem chi tiết
Phạm Tiến Đạt
8 tháng 12 2023 lúc 13:25

Giải thích:

Để nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế cho người dân ở vùng núi, có thể đề xuất các giải pháp sau:

 

1. Đầu tư vào hạ tầng: Xây dựng và cải thiện hệ thống giao thông, điện lực, nước sạch và viễn thông để kết nối vùng núi với các khu vực khác. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, phát triển du lịch và thu hút đầu tư.

 

2. Phát triển nông nghiệp và chế biến sản phẩm: Hỗ trợ người dân vùng núi trong việc áp dụng các phương pháp nông nghiệp hiện đại, đa dạng hóa cây trồng và chăn nuôi. Đồng thời, xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp để gia tăng giá trị gia tăng và tạo ra việc làm cho người dân địa phương.

 

3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đầu tư vào giáo dục và đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho người dân vùng núi. Điều này sẽ giúp họ có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn và tham gia vào các ngành kinh tế mới.

 

4. Phát triển du lịch: Tận dụng tiềm năng du lịch của vùng núi bằng cách xây dựng các điểm đến du lịch hấp dẫn, khám phá và bảo tồn các di sản văn hóa, thiên nhiên đặc biệt của vùng núi. Điều này sẽ tạo ra nguồn thu nhập thêm cho người dân địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế.

 

Lời giải:

- Đầu tư vào hạ tầng

- Phát triển nông nghiệp và chế biến sản phẩm

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển du lịch

phamquocviet
Xem chi tiết
Thái Anh Thư
27 tháng 9 2016 lúc 19:54

Giải pháp chính trong vấn đề dân số để phát triển kinh tế trong xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường ở đới nóng:
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ lệ sinh
- Chăm sóc người già, giảm tỉ lệ tử
- Đẩy mạnh chiến dịch thông tin , truyền thông về dân số 
- Nâng cao trình độ dân trí
...

phamquocviet
27 tháng 9 2016 lúc 18:02

làm ơn giúp mình với ngày mai mình phải đi học rùivui

Bui Minh Khoi
26 tháng 9 2017 lúc 21:19

Bài 10 : Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng

Khang Lương Vĩnh
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
24 tháng 3 2022 lúc 20:19

tham khảo

 

1. Vài nét về thực trạng chất lượng dân số của Việt Nam

Ở nước ta, công tác dân số luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi đó là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Sự phát triển bền vững của đất nước chủ yếu trong tương lai dài hạn là dựa vào năng suất lao động, tức là dựa vào chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dân số. Đó là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

      35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, trong đó, có công tác dân số của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Năm 2019 là năm thứ 13 liên tiếp Việt Nam duy trì được mức sinh thay thế. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở, tính đến 0h ngày 1-4- 2019 của Tổng cục Thống kê, quy mô dân số Việt Nam đạt 96.208.984 người, trở thành quốc gia đông dân đứng vị trí thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (1). Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2020 là 73,7 tuổi(tăng 0,1 tuổi so với năm 2019: 73,6 tuổi) cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Duy trì 14 năm liên tiếp từ năm 2006 đạt mức sinh thay thế, tổng tỷ suất sinh năm 2020 ước tính là 2,12 con/phụ nữ. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020, chiều cao trung bình của thanh niên: Nam đạt 168,1cm, tăng 3,7cm so với năm 2009; nữ đạt 156,2cm so với năm 2009. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay công tác dân số cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn. Đó là mức sinh chênh lệc đáng kể giữa các vùng miền, tỉnh thành phố, thậm chí có những nơi mức sinh  đã xuống thấp như ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, mức sinh vẫn còn cao ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. Đáng chú ý mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn diễn ra nghiêm trọng và ngày càng lan rộng, tỉ số giới tính năm 2020 là 112,1 bé trai/100 bé gái. Lợi thế dân số vàng chưa thật sự được khai thác và phát huy hiệu quả. Chất lượng dân số còn hạn chế, chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp, chậm được cải thiện. Tuổi thọ bình quân là 73,6 tuổi, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh còn thấp, chỉ đạt khoảng 64 tuổi. Số năm phụ nữ sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới khoảng 8 năm. Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện, trong 30 năm chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ tăng được 3 cm. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn nhiều ở một số dân tộc ít người. Việc bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc có dưới 10.000 người còn hạn chế, đặc biệt là các dân tộc thiểu số rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nòi.

Tình trạng trên, do nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác dân số nói chung và nâng cao chất lượng dân số nói riêng, nhưng nguyên nhân cơ bản là do:

Thứ nhất, nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức trong lãnh đạo chỉ đạo công tác dân số và nâng cao chất lượng dân số gắn với chương trình phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội. Trong công tác quản lý nhà nước về dân số còn bất cập; một số cơ chế, chính sách về dân số chậm đổi mới; tổ chức bộ máy thiếu ổn định, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình ở cấp cơ sở còn thấp; chức năng, nhiệm vụ chưa được điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình dân số.

Thứ hai, nguồn lực đầu tư cho công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu trong giai đoạn mới; các nội dung về dân số trong phát triển kinh tế – xã hội còn chưa được nhận thức đầy đủ, chưa chú trọng đúng mức, có địa phương, cơ sở còn xem nhẹ công tác dân số làm ảnh hưởng đến công tác dân số của cả nước.

Thứ ba, công tác truyền thông, giáo dục về dân số ở một số khu vực, nhóm đối tượng hiệu quả chưa cao, chưa phối hợp và phát huy được tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể, của nhà trường, của gia đình và cộng đồng xã hội. Nội dung truyền thông, cung cấp dịch vụ chưa toàn diện, chủ yếu tập trung vào kế hoạch hoá gia đình. Nhận thức và tiếp cận sớm với tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân cũng như hoạt động tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh còn hạn chế, dẫn đến vẫn có những đứa trẻ sinh ra bị hội chứng Down, dị tật bẩm sinh, tăng động, tự kỷ làm khó khăn cho cuộc sống của gia đình và xã hội.

 

 

2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dân số Việt Nam trong giai đoạn mới

 Trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng ta luôn luôn quan tâm lãnh đạo công tác dân số. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới đã nêu rõ: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững”(2). Báo cáo Chính trị Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách dân số và phát triển, phát huy lợi thế thời kỳ dân số vàng, đồng thời chuẩn bị điều kiện thích ứng với già hoá dân số, nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm mức tăng dân số hợp lý và cân bằng giới tính khi sinh. Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện hiệu quả các chính sách về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam, bảo đảm toàn dân điều được quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ”(3). Do đó, mục tiêu nâng cao chất lượng dân số được coi là một trong những chính sách cơ bản của Nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, có tính chất quyết định đến nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho công cuộc phát triển nhanh, bền vững đất nước trong thời kỳ mới.

Để nâng cao chất lượng dân số đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế, chúng tôi xin đề xuất thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, tăng cường và đổi mới mạnh mẽ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác dân số và phát triển. Xác định nâng cao chất lượng dân số không chỉ là nhiệm vụ của ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Đảng, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật, người yếu thế để nâng cao chất lượng dân số và không ai bị bỏ lại phía sau.

Hai là, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số từ trung ương đến cơ sở theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; củng cố mạng lưới và đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, nhất là trong đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó khăn. Cần thực hiện tốt chính sách dân số nhằm nâng cao chất lượng dân số của đất nước trong tình hình phát triển mới.

Ba là, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục với các hình thức phù hợp đến tất cả các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức, hành động về dân số và phát triển về các vấn đề duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững; thích ứng với già hóa dân số đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tăng cường tuyên truyền tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe thể chất, trí tuệ và tinh thần cho các nhóm đối tượng đặc biệt; triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ và vận động để tăng sự chấp nhận sàng lọc sơ sinh tại cộng đồng.

Bốn là, xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lồng ghép các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội; đẩy mạnh nghiên cứu về dân số và phát triển, trọng tâm là chất lượng và lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu chuyển hướng chính sách dân số, từ tập trung vào kế hoạch hoá gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số.

Năm là, tăng cường phối hợp liên ngành nhằm chỉ đạo điều phối có hiệu quả các hoạt động liên quan đến dân số và phát triển. Thực hiện các biện pháp nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của con người Việt Nam, đặc biệt sự phối hợp tích cực của hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, vị thành niên, người cao tuổi và sự tham gia tích cực, trách nhiệm của ngành Giáo dục, ngành Văn hoá, thể thao. Đồng thời, xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cường các dịch vụ xã hội chủ yếu có ảnh hưởng tới chất lượng dân số; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng, công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nâng cao chất lượng dân số, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng  yêu cầu phát triển bền vững đất nước hùng cường, thịnh vượng, văn minh và hạnh phúc./.

scotty
24 tháng 3 2022 lúc 20:21

Ở nước ta đã có biện pháp gì để giảm sự gia tăng dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống?

- Biện pháp :  Thực hiện pháp lệnh dân số, Số con sinh ra phải phù hợp vs khả năng nuôi dưỡng chăm sóc của mỗi gia đình và hợp lí vs sự phát triển kinh tế - xã hội , tài nguyên, môi trường đất nước, khuyến khích mỗi gia đình chỉ sinh 2 con,.....vv

Biện pháp:

+Mỗi nhà sinh 2-3 đến con

+Thực hiện đúng kế hoạch hóa gia đình

+Tăng tốc độ phát triển kinh tế

+Xóa bỏ quan niệm "trọng nam khinh nữ"

Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
7 tháng 10 2016 lúc 20:39

Giải pháp chính trong vấn đề dân số để phát triển kinh tế trong xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường ở đới nóng:
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ lệ sinh
- Chăm sóc người già, giảm tỉ lệ tử
- Đẩy mạnh chiến dịch thông tin , truyền thông về dân số 
- Nâng cao trình độ dân trí

Bình Trần Thị
7 tháng 10 2016 lúc 23:47

. Giải pháp chính trong vấn đề dân số để phát triển kinh tế trong xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường ở đới nóng:
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ lệ sinh
- Chăm sóc người già, giảm tỉ lệ tử
- Đẩy mạnh chiến dịch thông tin , truyền thông về dân số 
- Nâng cao trình độ dân trí
...

Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Nguyên Khôi
27 tháng 10 2021 lúc 22:40

B

Phùng Kim Thanh
27 tháng 10 2021 lúc 22:41

b . tick giúp mik nha

Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
4 tháng 10 2016 lúc 15:12

Giải pháp chính trong vấn đề dân số để phát triển kinh tế trong xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường ở đới nóng:
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ lệ sinh
- Chăm sóc người già, giảm tỉ lệ tử
- Đẩy mạnh chiến dịch thông tin , truyền thông về dân số 
- Nâng cao trình độ dân trí

Bình Trần Thị
4 tháng 10 2016 lúc 20:08

 Giải pháp chính trong vấn đề dân số để phát triển kinh tế trong xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường ở đới nóng:
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ lệ sinh
- Chăm sóc người già, giảm tỉ lệ tử
- Đẩy mạnh chiến dịch thông tin , truyền thông về dân số 
- Nâng cao trình độ dân trí
...

trần kim phương
10 tháng 10 2018 lúc 19:54

chính sách dân số,kế hoạch hóa gia đình

tăng cường tuyên truyền,truyền thông về dân số

nâng cao trình độ dân chí