Dựa vào các tranh cho (SGK trang 106) kể lại câu chuyện đã được nghe
Dựa vào các tranh cho (SGK trang 106) kể lại câu chuyện đã được nghe
1. Bức tranh 1: Ngày xưa có một chú ngựa trắng, trắng nõn nà như một đám mây trên nền trời xanh. Mẹ chú ta rất yêu chú, lúc nào cũng dặn: - Con phải ở cạnh mẹ đây. Con hãy hí to lên khi mẹ gọi nhé. Ngựa mẹ gọi con suốt ngày và tiếng ngựa non hí cũng thật đáng yêu. Ngựa mẹ sung sướng lắm nên thích dạy cho con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai.
2. Bức tranh 2: Gần nhà Ngựa có anh Đại Bàng Núi. Đó là một chú đại bàng non nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ. Ngựa Trắng rất mê và ao ước được bay như Đại Bàng Núi. - Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh? - Phải đi tìm. Cứ quanh quẩn cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh.
3. Bức tranh 3: Thế là ngựa trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái, cả hai đã đi xa lắm. Chưa thấy đôi cánh đâu nhưng Ngựa Trắng đã gặp bao nhiêu cảnh lạ. Chỉ phiền là mỗi lúc trời một tối.
4. Bức tranh 4: Bỗng có tiếng hú vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi một con Sói Xám sừng sững ngáng đường. Ngựa con sợ quá, mếu máo gọi mẹ..
5. Bức tranh 5: Sói Xám cười man rợ và nhảy chồm đến Ngựa con. - Ối! Không phải tiếng Ngựa Trắng mà là tiếng Sói Xám rống to. Thì ra, đúng lúc Sói Xám vồ Ngựa con, Đại Bàng từ trên cao lao tới, giáng một cú thật mạnh vào trán Sói làm cho Sói Xám đau điếng hoa cả mắt, hốt hoảng cúp đuôi chạy mất.
6. Bức tranh 6: Ngựa Trắng vẫn khóc, gọi mẹ. Đại Bàng dỗ dành. - Đừng khóc nữa! Anh sẽ đưa em về với mẹ! - Nhưng mà em không có cánh. Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân Ngựa, bảo: - Cánh của em đấy chứ đâu. Nếu phi nước đại, em còn bay nhanh hơn cả anh nữa ấy chứ. Thế rồi cả hai sải cánh, tung vó trở về nhà. Ngựa Trắng cảm giác như mình đang bay.
Dựa vào các tranh minh họa (SGK trang 136) hãy kể lại từng đoạn câu chuyện em đã được nghe cô giáo kể.
1. Đoạn 1: Giôn và Bin khập khiễng đi xuống bờ suối. Cả hai đều mệt mỏi sau những ngày gian khổ dài đằng đẵng. Bỗng, Giôn bị trượt chân ngã. Anh kêu lên: - Bin, mình bị trật khớp rồi. Bin vẫn lảo đảo lội qua dòng suôi. Giôn gọi như van vỉ nhưng Bin vẫn không quay đầu lại.
2. Đoạn 2: Giôn nén đau, trèo lên đỉnh đồi. Đã mây ngày nay, anh chẳng có gì ăn. Đêm đến, khi không lê bước nổi nữa, anh mới dừng lại để ngủ. Một sáng, khi cái đói cào xé ruột gan khiến đầu óc anh mụ mẫm. Tình cờ anh bò gần một con chim đang ngủ. Nó giật mình lao vút lên, đâm vào mặt anh. Một vài lần, anh cũng mò bắt được mấy con cá nhỏ trong vũng, anh cố nhai để mà có sức.
3. Đoạn 3: Một ngày kia, khi đang lê bước, anh đột ngột nhảy lùi lại. Trước mặt anh là một con gấu. Anh đưa súng lên nhưng súng đã hết đạn. Anh hạ xuống rút con dao ăn nhìn chằm chằm con vật. Con gấu gầm lên một tiếng thăm dò. Nhưng Giôn không chạy. Thế rồi con Gấu bỏ đi.4. Đoạn 4: Vào một ngày, Giôn nằm bất động trên một mỏm đá. Anh chợt thấy một con tàu đang buông neo ở gần bờ biển. Đúng lúc đó, có tiếng thở phì phò ở phía sau. Đó là một con sói. Đầu nó rũ xuống, hình như nó cũng bị bệnh. Nó thở phì phò và húng hắng ho. Mặc dù đã quá yếu nhưng anh vẫn cô" bình tĩnh tiếp tục bò để tìm tới con tàu.
5. Đoạn 5: Thế rồi, sau một cơn ngất xỉu, anh tỉnh lại bởi tiếng khò khè sát bên tai. Anh cảm thấy cái lưỡi của con sói đang quệt trên bàn tay anh. Những cái nanh ép nhè nhẹ rồi mạnh dần. Anh cố gắng dùng sức còn lại bóp lấy hàm nó. Con sói chống cự yếu ớt và Giôn đã đè được lên người con sói. 6. Đoạn 6: Trên boong tàu có một nhóm người phát hiện ra anh. Họ bèn lên một chiếc thuyền nhỏ chèo vào bờ. Và thế là Giôn đã được cứu sông. Bây giờ, Giôn đang nằm trên giường kể lại cuộc hành trình khủng khiếp vừa qua cho mọi người nghe.
Dựa vào các tranh minh họa (SGK trang 136) hãy kể lại từng đoạn câu chuyện em đã được nghe cô giáo kể.
1. Đoạn 1: Giôn và Bin khập khiễng đi xuống bờ suối. Cả hai đều mệt mỏi sau những ngày gian khổ dài đằng đẵng. Bỗng, Giôn bị trượt chân ngã. Anh kêu lên: - Bin, mình bị trật khớp rồi. Bin vẫn lảo đảo lội qua dòng suôi. Giôn gọi như van vỉ nhưng Bin vẫn không quay đầu lại.
2. Đoạn 2: Giôn nén đau, trèo lên đỉnh đồi. Đã mây ngày nay, anh chẳng có gì ăn. Đêm đến, khi không lê bước nổi nữa, anh mới dừng lại để ngủ. Một sáng, khi cái đói cào xé ruột gan khiến đầu óc anh mụ mẫm. Tình cờ anh bò gần một con chim đang ngủ. Nó giật mình lao vút lên, đâm vào mặt anh. Một vài lần, anh cũng mò bắt được mấy con cá nhỏ trong vũng, anh cố nhai để mà có sức.
3. Đoạn 3: Một ngày kia, khi đang lê bước, anh đột ngột nhảy lùi lại. Trước mặt anh là một con gấu. Anh đưa súng lên nhưng súng đã hết đạn. Anh hạ xuống rút con dao ăn nhìn chằm chằm con vật. Con gấu gầm lên một tiếng thăm dò. Nhưng Giôn không chạy. Thế rồi con Gấu bỏ đi.
4. Đoạn 4: Vào một ngày, Giôn nằm bất động trên một mỏm đá. Anh chợt thấy một con tàu đang buông neo ở gần bờ biển. Đúng lúc đó, có tiếng thở phì phò ở phía sau. Đó là một con sói. Đầu nó rũ xuống, hình như nó cũng bị bệnh. Nó thở phì phò và húng hắng ho. Mặc dù đã quá yếu nhưng anh vẫn cô" bình tĩnh tiếp tục bò để tìm tới con tàu.
5. Đoạn 5: Thế rồi, sau một cơn ngất xỉu, anh tỉnh lại bởi tiếng khò khè sát bên tai. Anh cảm thấy cái lưỡi của con sói đang quệt trên bàn tay anh. Những cái nanh ép nhè nhẹ rồi mạnh dần. Anh cố gắng dùng sức còn lại bóp lấy hàm nó. Con sói chống cự yếu ớt và Giôn đã đè được lên người con sói. 6. Đoạn 6: Trên boong tàu có một nhóm người phát hiện ra anh. Họ bèn lên một chiếc thuyền nhỏ chèo vào bờ. Và thế là Giôn đã được cứu sông. Bây giờ, Giôn đang nằm trên giường kể lại cuộc hành trình khủng khiếp vừa qua cho mọi người nghe.
Dựa vào tranh vẽ và các câu hỏi (SGK TV4 tập 1 trang 8). Kể lại từng đoạn câu chuyện em đã được nghe cô giáo (thầy giáo kể)
1. Đoạn 1 (bức tranh 1)
Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kan, người ta mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, người gày còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào mấy tiếng : "Đói lắm các ông các bà ơi"
2. Đoạn 2 (bức tranh 2)
Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.
3. Đoạn 3 (bức tranh 3)
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con : "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :' Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn
4. Đoạn 4 (bức tranh 4)
Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
Dựa vào tranh vẽ và các câu hỏi (SGK TV4 tập 1 trang 8). Kể lại từng đoạn câu chuyện em đã được nghe cô giáo (thầy giáo kể)
1. Đoạn 1 (bức tranh 1)
Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kan, người ta mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt đề cầu phúc. Bỗng nhiên hôm ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, người gày còm lở loét, trông thật gớm ghiếc. Bà đi đến đâu cũng phều phào mấy tiếng : "Đói lắm các ông các bà ơi"
2. Đoạn 2 (bức tranh 2)
Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi. Khi đến ngã ba, bà gặp được hai mẹ con bà góa đi chợ về. Người mẹ thấy bà lão tội nghiệp quá bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn rồi mời bà nghỉ lại. Tối hôm ấy hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn đang cuộn mình ở đấy. Me con bà vô cung kinh sợ đành nhắm mắt phó mặc cho số phận.
3. Đoạn 3 (bức tranh 3)
Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con chẳng thấy con giao long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Bà sửa soạn ra đi. Trước lúc từ biệt, bà lão nói với hai mẹ con : "Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn chết chìm. Bà lão liền nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra, đưa cho mẹ con bà góa hai mảnh vỏ trấu, nói :' Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi, bà lão biến mất. Hai mẹ con vội vàng làm theo những điều bà lão dặn
4. Đoạn 4 (bức tranh 4)
Tối hôm đó, khi mọi người đang lễ bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đấy phun lên kèm theo tiếng nổ dữ dội, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con bà góa vẫn còn. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà ấy cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng bị chìm trong lũ lụt, nhớ lời bà lão dặn, hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Lạ thay, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn. Thế rồi hai mẹ con vội chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng.
Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.
Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại câu chuyện đã được nghe cô giáo (thầy giáo )kể:
1. Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.
2. "Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ".-Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.
3. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:
Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?
4. Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa.-Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về " thành quả nghiên cứu của mình".
-Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.
- Không tin anh hãy thử mà xem.
Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.
5. Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thfi cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:
Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!
Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại câu chuyện đã được nghe cô giáo (thầy giáo )kể:
1. Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.
2. "Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ".-Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.
3. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:
Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?
4. Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa.-Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về " thành quả nghiên cứu của mình".
-Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.
- Không tin anh hãy thử mà xem.
Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.
5. Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thfi cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:
Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!
Dựa vào các tranh vẽ ( SGK TV4, tập 1, trang 69) kể lại từng đoạn câu chuyện
1. Bức tranh 1: Ở quê ngoại tôi có một phong tục thật đáng quý. Tất cả con gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến hồ Hàm Nguyệt nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng vào đêm rằm tháng Giêng. Nghe nói, lời nguyện ước của các cô gái sau này đều ứng nghiệm
2. Bức tranh 2: Năm nay, đúng vào cái đêm thiêng liêng ấy bà tôi gọi chị gái tôi về để thực hiện lời nguyện ước. Sau khi chị tôi đi rồi, tôi tò mò đi theo và gặp chị Ngàn ở ngõ. Chị Ngàn trạc tuổi chị tôi nhưng bị mù từ nhỏ. Chị Ngàn vốn đẹp người đẹp nết. Thấy chị lần mò đi một mình tội nghiệp, tôi dẫn chị đi
3. Bức tranh 3: Hai chị em tôi đến hồ, không khí ở đây vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ, và chị quỳ xuống vốc làn nước đầm ánh trăng áp lên mặt chị chấp hai tay lên ngực lầm rầm vái:
- Con ước gì...mẹ chị Yên...bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh
Nói xong, chị đứng dậy, gương mặt chị phấn khởi tươi vui và thật hạnh phúc. Còn tôi thì hết sức ngỡ ngàng trước lời cầu nguyện của chị " Cả đời người được ước một lần, sao chị lại dành điều ước ấy cho bác hàng xóm"
4. Bức tranh 4: Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Đến nhà, chị Ngàn xiết chặt tay tôi nói:
- Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đem. Khi trăng lặn, biết mình không có cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ
Tôi đã hiểu ra rồi. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ ...
Ý nghĩa của câu chuyện: Chuyện kể vè một cô gái có một tấm lòng nhân hậu bao la,luôn nghĩ về người khác sống vì người khác.
Dựa vào các tranh vẽ ( SGK TV4, tập 1, trang 69) kể lại từng đoạn câu chuyện
1. Bức tranh 1: Ở quê ngoại tôi có một phong tục thật đáng quý. Tất cả con gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến hồ Hàm Nguyệt nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng vào đêm rằm tháng Giêng. Nghe nói, lời nguyện ước của các cô gái sau này đều ứng nghiệm
2. Bức tranh 2: Năm nay, đúng vào cái đêm thiêng liêng ấy bà tôi gọi chị gái tôi về để thực hiện lời nguyện ước. Sau khi chị tôi đi rồi, tôi tò mò đi theo và gặp chị Ngàn ở ngõ. Chị Ngàn trạc tuổi chị tôi nhưng bị mù từ nhỏ. Chị Ngàn vốn đẹp người đẹp nết. Thấy chị lần mò đi một mình tội nghiệp, tôi dẫn chị đi
3. Bức tranh 3: Hai chị em tôi đến hồ, không khí ở đây vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ, và chị quỳ xuống vốc làn nước đầm ánh trăng áp lên mặt chị chấp hai tay lên ngực lầm rầm vái:
- Con ước gì...mẹ chị Yên...bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh
Nói xong, chị đứng dậy, gương mặt chị phấn khởi tươi vui và thật hạnh phúc. Còn tôi thì hết sức ngỡ ngàng trước lời cầu nguyện của chị " Cả đời người được ước một lần, sao chị lại dành điều ước ấy cho bác hàng xóm"
4. Bức tranh 4: Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Đến nhà, chị Ngàn xiết chặt tay tôi nói:
- Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đem. Khi trăng lặn, biết mình không có cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ
Tôi đã hiểu ra rồi. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ ...
Ý nghĩa của câu chuyện: Chuyện kể vè một cô gái có một tấm lòng nhân hậu bao la,luôn nghĩ về người khác sống vì người khác.