Nêu xuất xứ của bài thơ “Con cò”.
Bài thơ “Sang thu” ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ của bài thơ.
Bài thơ sáng tác năm 1977.
In trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”.
Nêu xuất xứ của bài thơ “Viếng lăng Bác”.
- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)
Nêu xuất xứ của bài thơ “Hai chữ nước nhà”.
- “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mở đầu tập thơ “Bút quan hoài” (1924); lấy cảm hứng từ đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta: Nguyễn Phi Khanh (cha Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đưa sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay trở về để lo tính chuyện trả thù nhà; đền nợ nước. Á Nam đã mượn lời người cha dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình.
- Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần mở đầu của bài thơ.
Nêu ý nghĩa của hình ảnh con cò trong bài thơ "con cò" bằng 1 đoạn văn siêu ngắn ?
Hình ảnh con cò cứ thấp thoáng gợi ra từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây, nhà thơ chỉ dùng lại vài từ trong mỗi câu ca dao xưa vừa gợi lại lời ru vừa gợi lại ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò. Trong câu hát ru có hình ảnh quê hương, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có hình ảnh những cuộc đời lam lũ, tảo tần một nắng hai sương nuôi con khôn lớn, có những số phận đắng cay tủi nhục và có cả tình yêu thương bao la, những vỗ về âu yếm mẹ luôn dành cho con. Con còn bế trên tay, nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ:
Con cò bay lả, bay laBay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Nêu ý nghĩa của những lời hát ru trong bài thơ “Con cò”.
Trong nhận thức đầu đời của con, tình cảm nồng nàn đầy yêu thương của mẹ đã được ấp ủ và gửi gắm qua những lời hát ru nhẹ nhàng sâu lắng. Trẻ con đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở bao dung của mẹ. Nhà thơ đã gợi cho chúng ta những hình ảnh quen thuộc: cánh cò, cổng phủ, Đồng Đăng... của làng quê Việt Nam thanh bình, yên ả. Không chỉ thế, ông còn gợi lên thân phận vất vả của người phụ nữ xưa lam lũ, vất vả đêm ngày gồng gánh nuôi chồng, chăm con. Từ đó, ông ngầm khẳng định hình ảnh cò chính là hình ảnh mẹ, người đã hy sinh cả tuổi xuân, hy sinh cả cuộc đời vì con.
Qua bài thơ “Con cò”, nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử.
Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ- một tình cảm hết sức thiêng liêng đối với mỗi con người. Từ bao đời nay, tình mẹ vẫn luôn được nhắc đến và ngợi ca “như nước trong nguồn chảy ra”. Quả đúng là như vậy, mẹ là người đã phải trải qua chín tháng mười ngày vất vả, khổ cực để sinh thành nên ta, mẹ nuôi dưỡng ta bằng tiếng hát, bằng dòng sữa mát ngọt dịu êm. Mẹ tần tảo lo lắng, nuôi dạy để ta thành người, làm sao có thể nói hết được công lao to lớn của mẹ, làm sao có thể gánh được hết những vất vả nhọc nhằn mà mẹ phải chịu vì con. Mẹ còn như một người thầy, người chia sẻ với ta những kinh nghiệm sống, động viên ta những lúc buồn tủi hay thất bại. Mẹ là động lực để ta tin tưởng và có niềm tin vào cuộc đời, là người luôn dang tay đỡ lấy ta mỗi lần vấp ngã. Mẹ vất vả hi sinh cả cuộc đời mình vì con vì cái mà chưa một lần than thở rằng cuộc sống này quá đỗi nhọc nhằn. Có những khi ta cáu giận vô cớ, gắt gỏng với mẹ nhưng mẹ vẫn luôn vị tha và bao dung, bỏ qua những lỗi lầm mà ta vấp phải. Có bao giờ chúng ta để ý đến tóc mẹ đã điểm những sợi bạc, hay đã có những nếp nhăn hằn trên khóe mắt mẹ hay chưa? Mẹ kiên nhẫn chờ ta gọi một tiếng bi bô, mẹ kiên nhẫn chờ đợi ta lớn khôn và trưởng thành nên người. Mẹ luôn yêu thương và cũng là người kiên nhẫn với ta nhất, vì thế cho nên đừng vì quá bận rộn mà quên gọi điện về cho mẹ, đừng vì mẹ hơi chậm khi dùng công nghệ thông tin mà gắt gỏng vô cớ với mẹ. Mẹ đã kiên nhẫn chờ ta mấy chục năm cuộc đời, vậy thì ta cũng hãy kiên nhẫn với mẹ nhé. Tình mẫu tử là thiêng liêng, là cao cả đến như vậy, cho nên “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”
Bài thơ “Con cò” có bố cục như thế nào? Nêu nội dung chính của từng phần.
- Bố cục của bài thơ: 3 phần
- Nội dung chính của từng phần.
• Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu.
• Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi và sẽ theo con người đến suốt cuộc đời.
• Đoạn 3: từ hình ảnh con cò nhà thơ suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa lời ru và tình cảm của mẹ đối với cuộc đời mỗi con người
Bài thơ “Con cò” của tác giả nào? Nêu một vài nét chính về tác giả ấy.
- Tác giả: Chế Lan Viên.
- Một vài nét về tác giả:
• Chế Lan Viên (1920- 1989),quê ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.
• Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
• Là một trong những tên tuổi nổi tiếng hàng đầu của nền thơ Việt Nam với hơn 50 năm sáng tác.
• Năm 1996, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.