Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 8 2019 lúc 17:18

Đáp án C

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 8 2019 lúc 16:18

- Trước đây, Đông Nam Bộ đã phát triển mạnh khai thác tài nguyên sinh vật biển, du lịch biển và giao thông vận tải biển. Việc phát hiện dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông của nước ta và việc khai thác dầu khí (từ năm 1986) với quy mô ngày càng lớn, có sự hợp tác đầu tư của nhiều nước, đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, nhất là ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lí tuởng cho vùng Nam Bộ và cả nước, nay còn là cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí. Việc phát triển công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.

- Một số phương hướng:

   + Đẩy mạnh việc khai thác tài ngyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển.

   + Xây dựng các tổ hợp sản xuất khí - điện - đạm, phát triển công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí.

   + Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm mối trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.

trần thị diệu tường
Xem chi tiết
Hquynh
1 tháng 9 2021 lúc 21:02

D

??? ! RIDDLE ! ???
1 tháng 9 2021 lúc 21:05

Hầu hết sản lượng dầu khí khai thác hiện nay ở nước ta tập trung ở vùng thềm lục địa phía nam vì

a. có diện tích thềm lục địa lớn

b. gần các trung tâm chế biến, tiêu thụ

c, có các bể trầm tích với tiềm năng lớn

d, điều kiện thăm dò , khai thác thuận lợi

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 22:22

a/ Vùng biển Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển:

Vùng biển Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển:

- Khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông, đã tác động đến sự phát triển của vùng, nhất là Vũng Tàu. Các dịch vụ về dầu khí & sự phát triển ngành hóa dầu trong tương lai góp phần phát triển kinh tế của vùng, cần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Phát triển giao thông vận tải biển với cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.

- Phát triển du lịch biển: Vũng Tàu, Long Hải…

- Đẩy mạnh nuôi trồng & đánh bắt thuỷ sản.

b/ Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa:

- Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc dầu. Phát triển cụm khí - điện - đạm Phú Mỹ.

- Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở ven bờ.

- Phát triển các hoạt động du lịch biển, nhất là ở BR-VT.

- Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.

Trong khai thác và phát triển tổng hợp kinh tế biển phải chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường do vận chuyển, khai thác và chế biến dầu khí.

Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 22:22

a) Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng:

- Việc khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế của vùng. Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng.

- Phát triển du lịch biển ở Vũng Tàu sẽ thu được nhiều ngoại lệ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của vùng.

- Việc mở rộng và hoàn thiện các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ hàng hải, cơ khí sữa chữa và đóng mới tàu...

- Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển sẽ làm xuất hiện công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản.

b) Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa:

- Đẩy mạnh khai thác và chế hiến dầu khí, xây dựng các nhà máy lọc dầu, hóa dầu, chế biến khí đốt. Phát triển tổ hợp khí - điện - đạm ở Phú Mĩ.

- Đẩy mạnh đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhất là phát triển đánh bắt xa bờ.

- Phát triển du lịch biển ở Vũng Tàu.

- Phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu.

- Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.


Cô Chủ Nhỏ
31 tháng 3 2017 lúc 22:22

Lấy ví dụ chứng minh rằng sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Thử nêu một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa.

a) Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng:

- Việc khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế của vùng. Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng.

- Phát triển du lịch biển ở Vũng Tàu sẽ thu được nhiều ngoại lệ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của vùng.

- Việc mở rộng và hoàn thiện các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ hàng hải, cơ khí sữa chữa và đóng mới tàu...

- Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển sẽ làm xuất hiện công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản.

b) Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa:

- Đẩy mạnh khai thác và chế hiến dầu khí, xây dựng các nhà máy lọc dầu, hóa dầu, chế biến khí đốt. Phát triển tổ hợp khí - điện - đạm ở Phú Mĩ.

- Đẩy mạnh đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhất là phát triển đánh bắt xa bờ.

- Phát triển du lịch biển ở Vũng Tàu.

- Phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu.

- Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.

Đại Tiểu Thư
Xem chi tiết
Long Sơn
17 tháng 3 2022 lúc 13:43

A

Nguyễn Ngọc Huy Toàn
17 tháng 3 2022 lúc 13:44

A

Ng Ngọc
17 tháng 3 2022 lúc 13:44

A

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 8 2017 lúc 8:20

Đáp án cần chọn là: B

Đáp án: Loại tài nguyên mới khai thác gần đây nhưng có giá trị rất lớn trên vùng biển và thềm lục địa nước ta là dầu khí. Dầu khí phân bố chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam, mang lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị lớn.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 1 2019 lúc 11:52

Hướng dẫn: SGK/191, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: B.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 9 2019 lúc 3:46

Đáp án C

Bùi Thị Ánh Tuyết
Xem chi tiết
Mai Thị Xuân Bình
13 tháng 2 2016 lúc 9:01

a) Khai thác tài tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.

- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo :

    + Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

     + Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản :

    +  Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đem lại năng suất cao

     + Khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa đã được đẩy mạng, phục vụn xuất khẩu  và nhà máy lọc dầu trong nước.

     + Khai thác khí thiên nhiên dùng cho sản xuất điện, đạm....; khai thác một số khoáng sản khác ( titan, cát thủy tinh)

     + Phải hết sức tránh để các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí

b) Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển vì :

- Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế.

- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liến và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo

Phan Thị Minh Trí
Xem chi tiết
Mai Thị Xuân Bình
13 tháng 2 2016 lúc 9:54

a) Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo

- Cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao,cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

- Việc phát triển đánh bắt xa bờ không những giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản mà còn giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta

b) Khai thác tài nguyên khoáng sản

- Nghề là mối là nghề truyền thống, phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là ở Duyên hải Nam trung Bộ . Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đã được tiến hành và đem lại năng suất cao

-  Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa đã được đẩy mạnh cùng với việc mở rộng các dư án liên doanh với nước ngoài.

    + Việc khai thác các mỏ khí tự nhiên  và thu hồi khí đồng hành, đưa vào đất liền đã mở ra bước phát triển mới cho công nghiệp làm khí hóa lỏng, làm phân bón, sản xuất điện.

    + Trong tương lại, các nhà máy lọc, hóa dầu được xây dựng và đi vào hoạt động sẽ nâng cao hơn hiệu quả kinh tế của công nghiệp dầu khí.

     + Cần tránh xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.

c) Phát triển du lịch biển

- Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác.

- Các khi du lịch đáng kể là Hạ Long _ Cát Bà _ ĐỒ Sơn (ở Quảng Nonh và Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hòa), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)...

d) Giao thông vận tải biển

- Hàng loạt cảng hàng hóa lớn đã được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng...

- Một số cảng nước sâu cũng đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn ( Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)

- Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.

- Các tuyến vận tải hàng hóa và hàng khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền.