Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 11 2017 lúc 2:30

Gợi ý làm bài

a) Vẽ sơ đồ

Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

b) Nhận xét tình hình phát triển và sự phân bố

- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần.

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (chiếm 23,7% năm 2007).

- Công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

Bình luận (0)
Trần Anh Tài
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Minh Nguyệt
24 tháng 2 2016 lúc 16:48

a) Tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta giai đoạn 2000-2007 (giá so sánh 1994, đơn vị : nghìn tỉ đồng)

             Năm       2000     2005      2007
Giá trị sản xuất công nghiệp          49,4       97,7     135,2

Nhận xét : 

- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần

- Ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp ( chiếm 23,7% năm 2007)

b) Sự phân bố các trung tâm công nghiệp chế biến

Các trung tâm công nghiệp chế biên phân bố rộng khắp cả nước nhưng không đều giữa các vùng, tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Miền Trung

Bình luận (0)
Phạm Đức Thắng
Xem chi tiết
Cao Tiến Thành
25 tháng 2 2016 lúc 14:47

a) Những điểm chung của các ngành :

- Vai trò : Đều là những ngành quan trọng ( công nghiệp trọng điểm), có vai trò to lớn cả về kinh tế và xã hội

- Nguồn lực : Tuy có những hạn chế nhưng đều có thế mạnh phát triển lâu dài

- Sự phát triển : nói chung, chúng đều khai thác được những lợi thế và phát triển mạnh

b) Thế mạnh để phát triển từng ngành

- Công nghiệp năng lượng 

   + Tài nguyên dồi dào : than, dầu khí, thủy năng, nguồn năng lượng khác

   + Thị trường rộng lớn

   + Chính sách của Nhà nước và các thế mạnh khác : công nghiệp năng lượng được đầu tư phát triển đi trước một bước

- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

    + Nguyên liệu tại chỗ phong phú từ các ngành nông, lâm, thủy sản

    +  Thị trường tiêu thụ rộng lớn

    + Chính sách phát triển và các thế mạnh khác : được quan tâm phát triển, thu hút đầu tư, lao động dồi dào,..

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

    + Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm

    + Thị trường tiêu thụ rộng lớn

    + Các nhân tố khác  : được quan tâm phát triến, thu hút đầu tư

Bình luận (0)
ngọc nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 8 2018 lúc 6:16

HƯỚNG DẪN

a) Sự phân bố

- Lương thực: phân bố khắp nơi, chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều: tập trung ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

- Rượu, bia, nước giải khát: ở các đô thị lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng...).

- Đường, sữa, bánh kẹo: phân bố khắp nơi, tập trung ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Cần Thơ.

- Sản phẩm chăn nuôi: tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Sơn La, Thanh Hoá, Bình Định, Khánh Hoà...

- Thuỷ, hải sản: tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

b) Nhận xét

- Phân bố rộng rãi trong cả nước.

- Gần nguồn nguyên liệu, gần nơi tiêu thụ.

c) Giải thích

- Nguyên liệu (từ trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản) có mặt ở khắp nơi.

- Một số nguyên liệu tươi sống không để được lâu, vận chuyển gặp khó khăn.

- Sản phẩm đáp ứng nhu cầu thường xuyên và thiết yếu của dân cư.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 6 2017 lúc 14:48

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta

-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước

+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+

+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)

+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu

-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh

-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh

b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm

-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế

-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Toàn
Xem chi tiết
Cao Tiến Thành
25 tháng 2 2016 lúc 14:53

a) Kể 20 trung tâm công nghiệp  có ngành thực phẩm

Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hạ Long, Mộc Châu, Nam Định, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng, Rạch Giá, Cà Mau.

b) Nhận xét và giải thích

- Nhận xét :

Phân bố chủ yếu ở các đô thị, tập trung ở đồng bằng, ven biển

- Giải thích :

  + Thị trường tiêu thụ lớn. Nguồn lao động dồi dào

  + Nguồn nguyên liệu phong phú

 

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 5 2018 lúc 9:51

HƯỚNG DẪN

- Các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phân bố ở cả các đồng bằng và miền núi, trung du, ven biển; cả ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam...

- Nguyên nhân:

+ Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ở khắp nơi từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp...

+ Nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm rộng khắp.

+ Điều kiện phát triển thuận lợi: không cần vốn lớn, lao động có trình độ chuyên môn cao, máy móc hiện đại, kĩ thuật cao; quay vòng vốn nhanh, dễ xây dựng và dễ đầu tư...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 8 2018 lúc 14:00

a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ

-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ

+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta

+Các h thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện ln hơn các hệ thng sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)

-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ

+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn

+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ  m 3

b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sn phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ

*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì

-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên

-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so vi cả nước

-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước

-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..

Bình luận (0)