Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 8 2018 lúc 6:16

HƯỚNG DẪN

a) Sự phân bố

- Lương thực: phân bố khắp nơi, chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều: tập trung ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

- Rượu, bia, nước giải khát: ở các đô thị lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng...).

- Đường, sữa, bánh kẹo: phân bố khắp nơi, tập trung ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Cần Thơ.

- Sản phẩm chăn nuôi: tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Sơn La, Thanh Hoá, Bình Định, Khánh Hoà...

- Thuỷ, hải sản: tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

b) Nhận xét

- Phân bố rộng rãi trong cả nước.

- Gần nguồn nguyên liệu, gần nơi tiêu thụ.

c) Giải thích

- Nguyên liệu (từ trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản) có mặt ở khắp nơi.

- Một số nguyên liệu tươi sống không để được lâu, vận chuyển gặp khó khăn.

- Sản phẩm đáp ứng nhu cầu thường xuyên và thiết yếu của dân cư.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
31 tháng 8 2019 lúc 14:07

HƯỚNG DẪN

- Công nghiệp dệt

+ Thế mạnh: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Hạn chế: Trang thiết bị chậm đổi mới, thiếu nguyên liệu.

- Công nghiệp da - giày

+ Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề; nguyên liệu trong nước.

+ Mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu về giày dép ở trong nước tăng lên nhanh chóng.

+ Thị trường xuất khẩu được mở rộng.

+ Nguồn nguyên liệu nhập.

- Công nghiệp giấy - in - văn phòng phấm

+ Nhu cầu văn hoá của mọi tầng lớp nhân dân tăng cao, thị trường mở rộng.

+ Hạn chế: Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp giấy còn nhiều khó khăn; sản phẩm khó cạnh tranh với nước ngoài.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 7 2019 lúc 15:35

Gợi ý làm bài

a) Tình hình sản xuất

- Công nghiệp trọng điểm là ngành công nghiệp trọng điểm, chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (11,1% năm 2007). Tuy nhiên, tỉ trọng ngành này có xu hướng giảm từ 18,6% (năm 2000) xuống còn 11,1% (năm 2007), giảm 7,5%.

- Cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng bao gồm 2 phân ngành: khai thác nguyên nhiên liệu (than, dầu khí, kim loại phóng xạ) và sản xuất điện.

- Tình hình phát triển từng ngành cụ thể (giai đoạn 2000 - 2007):

+ Sản lượng dầu thô có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2000 - 2007 (giảm 0,4 triệu tấn) và không ổn định (dẫn chứng), do sự biến động của thị trường.

+ Sản lượng than sạch tăng nhanh liên tục từ 11,6 triệu tấn (năm 2000) lên 42,5 triệu tấn (năm 2007), tăng 30,9 triệu tấn (tăng gấp 3,7 lần), do công nghệ khai thác than ngày càng hiện đại, nhu cầu tiêu thụ than ở trong nước và xuất khẩu ngày càng lớn.

+ Sản lượng điện tăng nhanh liên tục từ 26,7 tỉ kWh (năm 2000) lên 64,1 tỉ kWh (năm 2007), tăng 37,4 tỉ kWh (tăng gấp 2,4 lần), do nhiều nhà máy điện đã được xây dựng và đi vào hoạt động.

b) Tình hình phân bố

- Công nghiệp khai thác dầu khí chủ yếu tập trung ở vùng thềm lục địa phía Nam nước ta:

+ Khai thác dầu mỏ: mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng.

+ Khai thác khí tự nhiên: mỏ Lan Đỏ, Lan Tây (thềm lục địa phía Nam), Tiền Hải (Thái Bình).

- Khai thác than: chủ yếu ở Quảng Ninh (sản lượng trên 10 triệu lấn/năm), ngoài ra còn khai thác ở mỏ Quỳnh Nhai (Điện Biên), mỏ Phú Lương (Thái Nguyên), sản lượng dưới 1 triệu tấn/năm.

- Công nghiệp điện lực đã phát triển rộng rãi, các nhà máy điện và hệ thống trạm, đường dây tải điện lan tỏa khắp lãnh thổ nước ta.

+ Các nhà máy thuỷ điện thường phân bố ở đầu nguồn các con sông, nơi có trữ năng thuỷ điện lớn (dẫn chứng các nhà máy thuỷ điện lớn).

+ Các nhà máy nhiệt điện thường phân bố gần nguồn nguyên liệu (than, đầu khí) hoặc gần nơi tiêu thụ (dẫn chứng các nhà máy nhiệt điện lớn).

+ Hệ thống đường dây tải điện: Đường dây 500 KV chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh). Đường dây 220 KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng). Chính vì vậy, mạng lưới truyền tải điện xuyên suốt cả nước.

+ Các trạm biến áp:

• Trạm 500 KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường đây 500 KV Bắc - Nam.

• Trạm 220 KV đặt ở nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220 KV.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 2 2018 lúc 12:51

a) Nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Khoáng sản: trong vùng có một số khoáng sản như ti tan (Bình Định, Nha Trang,...), vàng (Quảng Nam, Bình Định), sắt (Quảng Ngãi), cát thuỷ tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng (Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối.

- Nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản để phát triển các ngành công nghiệp chế biến.

- Một số hệ thống sông có trữ năng thuỷ điện, cho phép xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô vừa và nhỏ như Sông Hinh, Vĩnh Sơn, A Vương,...

b) Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ liên tục tăng trong giai đoạn 1995 - 2002 (dẫn chứng). So với cả nước, Duyên hải Nam Trung Bộ có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh hơn (2,6 lần so với 2,5 lần).

- Cơ cấu công nghiệp bước đầu được hình thành và khá đa dạng gồm cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng (dt, may), khai thác khoáng sản (cát, titan,...), điện.

- Hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp: lớn nhất là Đà Nng, tiếp đến là Nha Trang, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phan Thiết. Các thành ph Đà Nng, Quy Nhơn là trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang dược chú trọng đầu tư, công nghiệp của vùng Duyên hải miền Trung sẽ có bước phát triển rõ nét trong các thập kỉ tới.

Bình luận (0)
Đặng Thanh Thủy
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Minh Nguyệt
16 tháng 2 2016 lúc 11:45

- Mía được trồng nhiều  nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ( Long An, Hậu Giang, Bến Tre, Sóc Trăng), ngoài ra còn được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ ( Tây Ninh) và Duyên hải miền Trung ( Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa)

- Lạc được trồng nhiều trên các cánh đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, trên đất xám bạc mầu ở Đông Nam Bộ (Tây Ninh) và ở Đăk Lắc. Ngoài ra còn được trồng ở Bắc Giang, Quảng Nam, Long An...

- Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Điện Biên, Sơn La, Hà Giang), Đồng bằng sông Hồng (Hà Tây, Hà Nam), Tây Nguyên (Đăk Lắk, Đăk Nông), Đồng bằng sông Cửu Long ( Đồng Tháp)

- Bông được trồng nhiều ở Duyên hải Nam Trung Bộ ( Bình Thuận), Tây Nguyên (Gia Lai, Đăk Lăk), Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La)

- Thuốc lá trồng nhiều ở vùng Đông Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn), Duyên hải Nam Trung Bộ (Ninh Thuận), Đông nam Bộ ( Tây Ninh)

- Đay trồng nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long

- Cói trồng nhiều nhất ởĐồng bằng sông Hồng (ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa) và Đồng bằng sông Cửu Long ( Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu)

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 4 2017 lúc 4:27

HƯỚNG DẪN

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thường tập trung ở các đô thị, nhất là các đô thị lớn và vừa. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phấm phân bố cả ở đô thị và đồng bằng, ven biển, miền núi.

- Nguyên nhân:

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ít gắn trực tiếp với nguyên liệu trong tự nhiên, chủ yếu từ sản phẩm của công nghiệp cơ khí, hóa chất, dệt... nên dễ vận chuyển, bảo quản; do vậy phân bố hướng tập trung vào nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt là nơi có quy mô dân số lớn và mật độ tập trung cao như ở các đô thị.

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có một số phân ngành sử dụng nguyên liệu tươi sống từ tự nhiên (mía đường, chế biến thủy sản, xay xát...) khó bảo quản, khó vận chuyển nên thường phân bố tập trung ở những vùng sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng, ven biển. Một số phân ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm khác (bia, rượu, nước giải khát...) có nguồn nguyên liệu dễ bảo quản và vận chuyển nên thường tập trung hướng vào nhu cầu tiêu thụ, ở các đô thị, nhất là đô thị lớn.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 10 2019 lúc 6:03

Ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp

- Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, thuận lợi để xây dựng một số ngành công nghiệp trọng điểm dựa trên thế mạnh lâu dài về tài nguyên.

- Một số loại khoáng sản có trữ lượng nhỏ, khó khai thác làm hạn chế hiệu quả và gây khó khăn cho công tác quản lí, thường đi đôi với quy mô cơ sở công nghiệp nhỏ.

- Nhiều khoáng sán đòi hỏi công nghệ hiện đại, trong điều kiện nước ta chưa tự khai thác được, cần liên doanh, hợp tác với nước ngoài.

- Sự phân bố khoáng sản có ảnh hưởng trực tiếp tới cơ câu công nghiệp của nhiều vùng.

Bình luận (0)
Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
1 tháng 3 2016 lúc 10:14

a) Nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

- Khoáng sản : trong vùng có một số khoáng sản như Titan ( Bình Định, Nha Trang,..), vàng (Quảng nam, Bình Định), sắt ( Quảng Ngãi), cát thủy tinhh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng ( Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía Đông quần đảo Phú Quý ( Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợ để phát triển nghề làm muối

- Nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản để phát triển các ngành công nghiệp chế biến

- Một số hệ thống sông có trữ năng thủy điện, cho phép xây dựng các nhà máy thủy điện quy mô vừa và nhỏ như sông Hinh, Vĩnh Sơn, A Vương,..

b) Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Cơ cấu công nghiệp : Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng, khoáng sản, điện

- Hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp : lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phan Thiết

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang được chú trọng đầu tư, công nghiệp của vùng Duyên hải miền Trung sẽ có bước phát triển rõ nét trong các thập kỉ tới.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 5 2018 lúc 9:51

HƯỚNG DẪN

- Các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phân bố ở cả các đồng bằng và miền núi, trung du, ven biển; cả ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam...

- Nguyên nhân:

+ Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ở khắp nơi từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp...

+ Nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm rộng khắp.

+ Điều kiện phát triển thuận lợi: không cần vốn lớn, lao động có trình độ chuyên môn cao, máy móc hiện đại, kĩ thuật cao; quay vòng vốn nhanh, dễ xây dựng và dễ đầu tư...

Bình luận (0)