Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 1 2018 lúc 2:53

a) Giống nhau: Các giai đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu chiếc cặp sách.

b) Khác nhau : - Đoạn a Giới thiệu ngay chiếc cặp - đồ vật cần miêu tả.

- Đoạn b, c : Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiêu đồ vật định tả.

Bình luận (0)
Lê Thanh Trà
Xem chi tiết
Quỳnh Anh Lưu
7 tháng 12 2017 lúc 20:29

Bài làm thuyết minh về cái cặp sách

Trong tất cả các dụng cụ của học sinh, chúng tôi được xem như là anh cả, bởi lẽ chúng tôi có thân hình to lớn nhất. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là những chiếc cặp xinh xinh giúp các bạn đựng đồ dụng học tập.

Họ hàng chúng tôi có tự bao giờ không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xa xưa, khi con người có nhu cầu đi học. Cha ông chúng tôi trước kia được làm rất đơn giản, thân hình chỉ gồm những mảnh da lớn được may lại, nắp cặp có khóa sắt hoặc có day kéo để đóng mở cặp. Còn ngày nay, với công nghệ tiên tiến và hiện đại, chúng tôi được thiết kế với nhiều kiểu mẫu đẹp hơn, đa dạng hơn. Họ hàng chúng tôi có nhiều loại: cặp đeo, cặp mang trên vai, cặp xách. Chất liệu để làm ra chúng tôi cũng phong phú hơn xưa. Có loại làm bằng da mềm, có loại làm bằng vải dù, vải gin, vải bố… Riêng tôi, tôi có một thân hình tương đối đẹp, được làm bằng một loại vải da tốt. Bên ngoài có trang trí nhiều hình vẽ và màu sắc nổi bật. Tôi thích nhất là hình chú chó Pikachu ngộ nghĩnh, đáng yêu ở phía trước mặt cặp. Bên trên là nắp cặp với một cái khóa bằng sắt bóng loáng để đóng, mở. Mỗi khi đóng, mở cặp, những âm thanh vang lên lách cách rất vui tai. Bên dưới nắp cặp là một cái túi phụ có dây kéo để các cô, cậu học trò đựng các đồ vật nhỏ cần thiết. Bên hông là một cái túi lưới để đựng những chai nước mà các cô, cậu thường hay mang đến lớp. Tôi không chỉ có quai đeo mà còn có một cái quai nhỏ để xách. Bên trong quai có lót xốp nên sử dụng rất êm. Quan trọng nhất là bên trong cơ thể tôi. Nơi ấy có ba ngăn chính dùng để đựng sách vở. Ngoài ba ngàn chính tôi còn có một ngăn phụ để đựng bút, thước, compa. Mỗi ngăn cặp được ngăn bởi một miếng vải mỏng và bền.

Tuy thân hình chúng tôi cấu tạo chỉ như thế nhưng chúng tôi rất có ích. Nhờ có chúng tôi, các cô, cậu chủ cảm thấy tiện lợi hơn, thoải mái hơn khi đến trường. Chúng tôi che nắng cho sách, vở. Và chúng tôi chũng lấy làm vinh dự với chức năng bảo vệ nguồn tri thức của các cô, cậu học trò. Có chúng tôi, nguồn tri thức ấy sẽ không bị mất đi, không bị mai một đi khi trải qua mọi sự thay đổi của thời tiết.

Để chúng tôi phát huy hết vai trò của mình thì cần phải có sự bảo quản của con người. Cách bảo quản chúng tôi cũng dễ thôi: Khi đi học về, các cô, cậu chủ nhớ treo chúng tôi lên móc, để ở nơi sạch sẽ. Khi chúng tôi bị ướt, các cô, cậu chỉ cần dùng khăn lau khô rồi phơi lên. Chúng tôi cũng cần được giặt sạch rồi phơi khô để vải không bị mục hoặc mốc. Khi có bụi bám vào, cần lau chùi cho chúng tôi sạch sẽ, nhìn vào sẽ trông đẹp hơn, mới hơn. Đặc biệt, để dây kéo hoặc ổ khóa được bền thì cần sử dụng nhẹ nhàng, cẩn thận. Nếu không cẩn thận thì các bộ phận này dễ bị hỏng.

Chúng tôi cũng không tầm thường chút nào đấy chứ! Chúng tôi là những người bạn tốt của các bạn học sinh, luôn đồng hành cùng các bạn, giúp các bạn mang theo mình nhiều tri thức để sau này trở thành những người tài đức vẹn toàn, giúp ích chó đất nước và mở ra cho mình một tương lai mới.

Bình luận (0)
Lan lê thị
28 tháng 1 2022 lúc 8:58

Bài làm thuyết minh về cái cặp sách

Trong tất cả các dụng cụ của học sinh, chúng tôi được xem như là anh cả, bởi lẽ chúng tôi có thân hình to lớn nhất. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là những chiếc cặp xinh xinh giúp các bạn đựng đồ dụng học tập.

Họ hàng chúng tôi có tự bao giờ không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xa xưa, khi con người có nhu cầu đi học. Cha ông chúng tôi trước kia được làm rất đơn giản, thân hình chỉ gồm những mảnh da lớn được may lại, nắp cặp có khóa sắt hoặc có day kéo để đóng mở cặp. Còn ngày nay, với công nghệ tiên tiến và hiện đại, chúng tôi được

ok nha  
  
  

 

Bình luận (0)
Đệ Nhất Triệu Vân
Xem chi tiết
Kieu Thi Thu Hien
8 tháng 12 2018 lúc 10:54

làm rồi  nhưng dài quá 

Bình luận (0)
nguyenhaanh
9 tháng 12 2018 lúc 21:09

phần A dài lắm . Mình chỉ làm phần b thôi :

em thích nhất là hai ngăn vì nó chứa những đồ vật quan trọng . Ngăn đầu em để sách giáo khoa , vở ô li và cái bảng con . Ngăn thứ hai em để hộp bút và nhiều đồ dùng khác.

Bình luận (0)
Phùng Tuệ Lâm
5 tháng 1 2022 lúc 21:16

dài lắm bạn ạ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 10 2019 lúc 16:18

Đề c : Tả cái trống trường em

   Những ngày hè không đến trường, tôi thấy trong lòng mình nôn nao, nhớ nhung và buồn bã. Hình ảnh trường lớp, bạn bè, như một thước phim quay chậm, khẽ lướt qua trí nhớ tôi. Nhưng có lẽ hình ảnh cái trống trường với những tiếng vang dũng mãnh, mạnh mẽ, giục giã lòng người sẽ mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Nó nhắc cho tôi bước chân của thời gian, bước chân hối hả vào những ngày đầu thu tháng chín.

Đề b : Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em

   Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 6 2018 lúc 14:54

Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Chú có thân hình chắc nịch vạm vỡ khác hẳn với bạn gà mái cùng đàn, bộ lông màu đỏ tía pha xanh đen óng ánh, trông chú thật rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Dường như chú cũng biết mình đẹp nên bước đi của chú mới ra dáng làm sao. Chú ngẩng cao, kiêu hãnh khoe cái mào đỏ rực. Đôi mắt chú sáng long lanh, linh hoạt chao đi chao lại như có nước. Đuôi của chú thật là tuyệt ! Xen lẫn giữa đỏ là dăm ba cọng màu đen dài, cao vóng lên rồi uốn cong xuống nom oai vệ làm sao ! Đôi chân chú cao to, xù xì vẩy bóng với cựa dài và móng sắc nhọn - một thứ vũ khí vô cùng lợi hại của chú.

Bình luận (0)
Hoàng Minh Chí
13 tháng 5 2021 lúc 14:18

Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Khoác lên thân hình cao lớn và cân đối của chú là bộ áo lông màu đỏ tía mượt bóng. Trên cái đầu nhỉnh hơn quả chanh là cái mào cờ đỏ thắm như một chiếc vương miệng. Mỏ chú vằng tinh tương . Đôi mắt vừa bằng hạt đỗ đen lúc nào cũng đưa đi đưa lại như có lước. Dưới đôi chân vàng ươm đã thấy nhú ra đôi cựa sắc nhọn. Đó sẽ là thứ vũ khí lợi hại của chú ta đấy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Linh
Xem chi tiết
Như Nguyệt
26 tháng 1 2022 lúc 9:43

làm 1 đề thôi hả bn hay cả 3 

 

Bình luận (1)
Minh Hồng
26 tháng 1 2022 lúc 9:44

Tham khảo

Đề b : Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em

   Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.

Đề c : Tả cái trống trường em

   Những ngày hè không đến trường, tôi thấy trong lòng mình nôn nao, nhớ nhung và buồn bã. Hình ảnh trường lớp, bạn bè, như một thước phim quay chậm, khẽ lướt qua trí nhớ tôi. Nhưng có lẽ hình ảnh cái trống trường với những tiếng vang dũng mãnh, mạnh mẽ, giục giã lòng người sẽ mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Nó nhắc cho tôi bước chân của thời gian, bước chân hối hả vào những ngày đầu thu tháng chín.

Bình luận (1)
Như Nguyệt
26 tháng 1 2022 lúc 9:46

Đề tả thước kẻ:

Dụng cụ học tập mà em yêu thích nhất chính là chiếc thước kẻ.

Thước kẻ của em là loại thước dẻo, thuộc hãng Thiên Long. Thước dài 20cm, chiều cao chừng gần 4cm. Toàn thân thước là màu xanh nê ông, có thể phát sáng trong bóng tối. Đặc biệt, lẫn trong thân thước còn có các đốm kim tuyến li ti, rất đẹp mắt. Nhờ chất liệu đặc biệt, thước có thể vặn thành nhiều hình dáng như một sợi dây cau su mà không sợ bị gãy. Dọc thân thước là các vạch đen chia ra theo đơn vị đo lường. Mỗi vạch cách nhau 1mm. Em dùng thước kể kẻ hết bài, vẽ hình, gạch chân… Vừa tiện lại dễ sử dụng.

Em sẽ giữ gìn thước thật cẩn thận để thước luôn mới và sạch đẹp.

 

Bình luận (4)
Phương Linh
Xem chi tiết
Huyền ume môn Anh
26 tháng 1 2022 lúc 9:58

e ơi k copy trên mạng thì mn lm bài giúp e r, vs lại đou có ai rảnh mà ngồi nghĩ cả buổi để làm bài cho e đc, chỉ có thể copy trên mạng để e tham khảo thôi

Bình luận (5)
Diệp Vi
26 tháng 1 2022 lúc 9:59

Bài trên mạng còn dc chứ viếT chịu

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Anh
26 tháng 1 2022 lúc 10:02

ko ai rảnh mà ngồi viết ra cho em đâu.Em lên đây ko phải là lên mạng à,làm như trên nay ai cx rảnh viết cho.

Bình luận (2)
Bùi Thanh Mai
Xem chi tiết
Ai Sắc Niu Tân
6 tháng 12 2018 lúc 20:10

                                                                           Bài làm

Cái trống có mặt ở trường em không biết đã bao năm rồi; bác bảo vệ ở trường ít nhất đã làm mười hai năm, thế mà trống vẫn còn tốt

Trống cao gần bằng cậu học trò lớp bốn. Trống khum khum hình bầu dục, hai đầu thon lại, thân to, ba học sinh nối tay nhau mới ôm đủ vòng quanh trống.

Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Hai cạnh nhà em. Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt mỏng, sơn viên đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống.

Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẫm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng là một vành đai do hai cây mây bệnh xoắn vào nhau lớn bằng nón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.

Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cầm chiếc đùi trống bằng gỗ dài bằng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu bác đánh chậm, nhỏ, càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống rung lên và toả vào không trung những âm thanh kỳ lạ: Tùng! Tùng! Tùng!

Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào năm học, bắt đầu mỗi tiết học, giờ nghỉ học, giờ ra chơi, giờ ra về và lúc bế giảng. Những lúc đi học trẻ, nghe tiếng trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe trống báo hết tiết học, em mừng vui hể hả. Ngược lại, đôi khi đang nhảy hả hê, trống lại báo hết giờ chơi, ai nấy đều tiếc rẻ. Mỗi lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn.

Trống trường thật sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có thể đi đến bất cứ nơi nào trên Tổ quốc song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng trong kỷ niệm.



 

Bình luận (0)
Bùi Vương TP (Hacker Nin...
6 tháng 12 2018 lúc 20:11

Bài làm

Từ năm học lớp một đến nay, không ai trong chúng tôi lại không biết rõ về cái trống trường.

Anh chàng trống này thân tròn như cái chum, lúc nào cũng trên một cái giá giỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống buộc kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng. Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng trống ồm ồm giục giã “ tùng! Tùng! Tùng!” là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại “ cầm càng “ cho chúng tôi theo nhịp “ cắc, tùng! Cắc, tùng! “ đều đặn. Khi anh ta “ xả hơi ” một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được “ xả hơi ” sau buổi học.

Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ.

# Chúc bạn học tốt #

Bình luận (0)
Lê Hữu Phúc
6 tháng 12 2018 lúc 20:11

Dàn ý Tả cái trống trường em

Gợi ý làm bài

Để làm được bài này, các em cần chú ý:

- Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.

- Xem lại dàn ý chung của một bài văn miêu tả đồ vật đã học.

- Khi quan sát, cần quan sát bằng nhiều giác quan.

- Tả bao quát cái trống trước rồi mới tả các bộ phận của trống. Sau đó tả công dụng của trống.

- Cần tìm ra đặc điểm riêng của cái trống để người đọc có thể phân biệt được cái trống em tả với những cái trống khác.

a) Mở bài

- Giới thiệu về cái trống em định tả: Cái trống đó là của trường em hay em đã quan sát được ở đâu? (cái trống của trường em).

b) Thân bài

- Tả hình dáng cửa cái trống:

+ Hình dáng của cái trống: tròn như cái chum. Mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn. Trống to ở giữa, khum lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn ba vành đai to bằng con rắn cạp nong. Hai đầu bịt bằng da trâu, căng rất phẳng.

- Âm thanh của tiếng trống:

Tiếng trống Ồm Ồm giục giã khi báo hiệu vào lớp.

Tiếng trống “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” để học sinh tập thể dục.

Tiếng trống xả một hồi dài báo hiệu hết giờ học, học sinh ra về.

- Công dụng của cái trống: báo ngày em tựu trường, đến trường đúng giờ, cầm càng cho các em tập thể dục, báo hiệu giờ em được nghỉ.

c) Kết bài

- Tình cảm của em đối với cái trống. Trống là vật gần gũi thân quen với học sinh nói chung, với em nói riêng.

- Lên học các lớp trên, em vẫn không bao giờ quên được hình dáng đặc biệt, không bao giờ quên được những âm thanh của nó.

>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả cái trống trường em lớp 4

Tả cái trống trường em mẫu 1:

"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.

Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.

Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.

Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 7 2018 lúc 10:33

a) Bài văn tả cái cối.

b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?

Phần Từ...đến... Nói điều gì? Giống cách mở bài, kết bài nào đã học
Mở bài từ Cái cối xinh xinh đến nhà trống. Nói lên sự xuất hiện của cái cối. Giống cách mở bài trực tiếp.
Kết bài từ Cái cối xay cũng như đến từng bước anh đi.... Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà. Giống như cách kết bài mở rộng

c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?

- Tả hình dáng:

     + Vành cối, áo cối

     + Hai tai cối

     + Hàm răng cối

     + dăm cối, cần cối

     + cái chốt

     + cái dây thừng

⇒ Tả hình dáng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến phần phụ.

- Tả công dụng:

     + Đổ thóc vào cối

     + xung quanh cối.

     + vành cối

     + tiếng cối phát ra khi xay

⇒ Tả công dụng là dùng để xay lúa, sau đó là nói lên niềm vui của tiếng xay lúa.

Bình luận (0)