Những câu hỏi liên quan
Phương
Xem chi tiết
Hihujg
12 tháng 11 2021 lúc 13:42

1.A

2.D

Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
30 tháng 10 2018 lúc 6:37
Loại phân bón Đặc điểm chủ yếu Cách sử dụng chủ yếu: Bón lót? Bón thúc?
- Phân hữu cơ Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan), cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. - Bón lót.
- Phân đạm, kali và phân hỗn hợp. Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay. - Bón thúc.
- Phân lân. Ít hoặc không hòa tan. - Bón lót.
Tiến Vipper
Xem chi tiết
Trần Hương Thoan
12 tháng 10 2016 lúc 19:03

Phân đạm, kali: Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay.

Được bón thúc.

Phân hữu cơ: Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu ( Không hòa tan ), cây không sử dụng ngay được, phải có thời gian phân hủy thành các chất hòa tan thì ms sử dụng được.

Chú ý: Các loại phân khó tan ( ko tan ) thì dùng để bón lót vì đây là lúc cây cần nhiều thời gian để nảy mầm.

Còn các loại phân nhanh tan ( dễ tan ) thì dùng để bón thúc, đây là lúc cây cần ít tgian để sinh trưởng

Vũ Thị Thanh Phương
15 tháng 10 2016 lúc 16:09

- Phân đạm và kali dùng để bón thúc 

vì phân đạm và kali là chất có thể hòa tan được, khi bón xuống đất phân đạm kali được đất hấp thụ luôn

- phân hữu cơ dùng để bón lót

vì phân hữu cơ gồm các thành phần chất khó tiêu, không hòa tan hoặc ít hòa tan nên phải bón trước khi gieo trồng một khoảng thời gian dài để đất phân hủy các chất hữu cơ thành các chất có thểcho cây sử dụng được khi đã gieo trồng xuống đất

- Các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất là:

+cày sâu bừa kĩ bón phân hữu cơ

+làm ruộng bậc thang

+trồng cây công nghiệp giữa các băng cây

+ cày nông bừa sục giữa nước liên tục thay nước thường xuyên

+bón vôi

nguyen khanh linh
12 tháng 10 2017 lúc 14:28

bón thúc

tnnhッ
Xem chi tiết
chuche
13 tháng 12 2021 lúc 20:24

Tham Khảo:

C2:

 

Biện pháp sử dụng đất

Mục đích

Thâm canh tăng vụ

Không bỏ đất hoang

Chọn cây trồng phù hợp với đất

Vừa sử dụng đất vừa cải tạo đất
 

Tăng sản lượng thu được

Không để đất trống giữa 2 vụ thu hoạch

Cây sinh trưởng tốt, phát triển cho năng suất cao

Để sớm có thu hoạch
 

 

Biện pháp cải tạo đấtMục đíchÁp dụng cho đất

Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơLàm ruộng bậc thangTrồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanhCày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyênBón vôiTăng  bề dày lớp đất trồngHạn chế xói mònTăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôiRửa phènGiảm độ chua của đấtĐất xám bạc màuĐất đồi dốcĐất dốc và các vùng đất để cải tạoĐất phènĐất chua 
GENIUS@
13 tháng 12 2021 lúc 20:28

câu 1:

+ Đất trồng là lớp bề mặt tươi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm nông sản

Vai trò của đất trồng

Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống của cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

+ Thành phần chính của đất trồng:

- Phần rắn: Gồm thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây

- Phần lỏng: Cung cấp nước cho cây.

- Phần khí: Gồm oxi, nitơ và CO2 cung cấp cho cây

+ Tính chất chính cả đất:

- Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng,

- Có độ chua, độ kiềm, và độ phì nhiêu

- Thành phần cơ giới của đất

 

 

chuche
13 tháng 12 2021 lúc 20:29

Tham Khảo:

C4:

1. Vai trò của giống cây trồng là 

- Tăng năng suất cây trồng

- Tăng chất lượng nông sản

- Tăng vụ 

- Thay đổi cơ cấu cây trồng

 

2. Tiêu chí của giống cây trồng là

- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương

- Có chất lượng tốt

- Có năng suất cao và ổn định

- Chống, chịu được sâu bệnh

 

3. Phương pháp chọn giống cây trồng

- Gây đột biến nhân tạo:

+ Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể: tạo giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, nếp thơm TK106…; tạo giống đậu tương DT55 từ xử lí đột biến giống DT74 có thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ, chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng…

+ Phối hợp giữa lai hữu tính và phối hợp đột biến: Giống lúa A20 được tạo ra bằng lai giữa hai dòng đột biến H20 × H30.

+ Chọn giống bằng chọn lọc tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma: giống táo đào vàng được tạo ra bằng xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc cho quả to, mã đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt, có vị thơm đặc trưng.

- Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có:

+ Tạo biến dị tổ hợp: tạo giống lúa DT17 từ phép lai hai giống lúa DT10 × OM80 cho giống có năng suất cao, hạt gạo dài, trong, cơm dẻo.

+ Chọn lọc cá thể: giống cà chua P375 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan.

- Tạo giống ưu thế lai (ở F1): các giống ngô lai được tạo ra như: LVN10, LVN98, HQ2000 là giống ngô dài ngày, chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh; LVN20, LVN24, LVN25 là giống lai đơn ngắn ngày, chống đổ tốt, thích hợp vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt.

- Tạo giống đa bội thể: giống dâu số 12 là giống dâu tam bội (3n) được lai giữa thể tứ bội (4n - giống dâu Bắc Ninh) với giống lưỡng bội (2n) cho giống có bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao.

Trong các phương pháp chọn giống trên, phương pháp lai hữu tính vẫn được coi là phương pháp cơ bản.

Nezuko Kamado
Xem chi tiết
Minh Anh
23 tháng 10 2021 lúc 16:01

6.

Hướng đến phát triển bền vững với môi trường, thảm thực vật trong xanh, lành mạnh.Đảm bảo được nguồn lương thực, thực phẩm đầy đủ cho con người: các loại cây ăn quả, rau cũ, lúa gạo, thịt cá…Bên cạnh đó, do dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu cao về nhà ở và các công trình công cộng, dẫn đến quỹ đất cũng ngày càng thu hẹp lại. Vì vậy cần phải sử dụng đất hợp lý để hướng đến cho thế hệ tương lai.
BùiquangVũ Bùi
Xem chi tiết
BùiquangVũ Bùi
28 tháng 12 2021 lúc 17:38

giúp em đi 

 

gialinh nguyen ngoc
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
22 tháng 11 2021 lúc 20:15

ngắn thôi

Nguyễn Hà Giang
22 tháng 11 2021 lúc 20:16

chia ra đăng lên vài câu thôi nhé bn!

Người không tên
22 tháng 11 2021 lúc 20:25

Câu 1: Loại phân bón sử dụng để bón thúc là:

A. phân đạm. B. khô dầu. C. phân xanh. D. phân chuồng.

Câu 2: Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót:

A. phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm. B. phân rác, phân xanh, phân chuồng.

C. phân xanh, phân kali, phân NPK. D. phân DAP, phân lân, phân xanh, phân vi sinh.

Câu 3: Loại đất sau đây có khả năng giữ nước và dinh dưỡng tốt nhất là

A. đất sét. B. đất thịt. C. đất cát. D. đất cát pha.

Câu 4: Loại đất sau đây có khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém nhất là

A. đất sét. B. đất thịt. C. đất cát. D. đất cát pha.

Câu 5: Các loại phân bón dưới đây thuộc nhóm phân hóa học là

A. phân lân, phân kali, phân Ure . B. phân NPK, nitragin, phân xanh

C. phân lợn, phân bò, khô dầu dừa. D. khô dầu đậu tương, bèo dâu, nitragin.

Câu 6: Các loại phân bón dưới đây thuộc nhóm phân hữu cơ là

A. phân Supe lân, phân NPK, phân Ure . B. phân NPK, nitragin, DAP.

C. phân lợn, phân bò, khô dầu dừa. D. khô dầu đậu tương, bèo dâu, nitragin.

Câu 7: Để tăng bề dày lớp đất trồng cho đất có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, em sẽ áp dụng biện pháp:

A. cày nông, bừa sục. B. cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ.

C. làm ruộng bậc thang. D. cày nông, bón vôi, thay nước thường xuyên.

Câu 8: Nếu đất canh tác bị phèn, để cải tạo đất thì nên áp dụng biện pháp:

A. cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ.

B. bón vôi, cày sâu, bừa kĩ.

C. trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.

D. cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.

Câu 9: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là

A. đất thịt, đất sét, đất cát. B. đất sét, đất thịt, đất cát.

C. đất cát, đất thịt, đất sét. D. đất sét, đất cát, đất thịt.

Câu 10: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là

A. đất sét, đất thịt, đất cát. B. đất thịt, đất sét, đất cát.

C. đất cát, đất thịt, đất sét. D. đất sét, đất cát, đất thịt.

Câu 11: Nếu ruộng lúa nhà em đang chuẩn bị đẻ nhánh thì em sẽ sử dụng loại phân để bón cho ruộng lúa nhà mình là:

A. phân đạm. B. phân lân. C. phân xanh. D. phân chuồng.

Câu 12: Nếu ruộng khoai lang nhà em đang chuẩn bị ra củ thì em sẽ sử dụng loại phân để bón cho ruộng khoai nhà mình là:

A. phân chuồng. B. phân kali. C. phân rác. D. phân lân.

Câu 13: Phân bón gồm 3 loại chính là:

A. phân xanh, đạm, vi lượng. B. phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh.

C. đạm, lân, kali. D. phân chuồng, phân hóa học, phân xanh.

Câu 14: Thành phần đất trồng gồm:

A. phần khí, phần lỏng, chất vô cơ. B. phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ.

C. phần khí, phần rắn, phần lỏng. D. phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ.

Câu 15: Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết hợp lí là:

A. mưa lũ. B. thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ.

C. mưa rào. D. nắng nóng.

Câu 16: Vai trò của phần khí đối với cây trồng là:

A. cung cấp oxi. B. cung cấp dinh dưỡng.

C. cung cấp nước. D. cung cấp oxi và nước.

Câu 17: Không được bảo quản phân chuồng bằng cách :

A. bảo quản tại chuồng nuôi. B. ủ thành đống, lấy bùn ao trát bên ngoài.

C. đựng trong chum, vại. D. đào hố, phủ đất rồi che lá cây hoặc bạt.

Câu 18: Không được bảo quản phân hóa học bằng cách:

A. đựng trong chum, vại, túi ni lông kín.

B. không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.

C. để nơi khô ráo, thoáng mát.

D. ủ thành đống, lấy bùn ao trát bên ngoài.

Câu 19: Đất có độ pH = 6,6 – 7,5 là :

A. đất chua. B. đất trung tính. C. đất kiềm. D. đất mặn.

Câu 20: Đất có độ pH < 6,5 là :

A. đất chua . B. đất trung tính. C. đất kiềm. D. đất mặn.

Name
Xem chi tiết
Chanh Xanh
17 tháng 11 2021 lúc 13:32

B Vôi và kali

Thư Phan
17 tháng 11 2021 lúc 13:32

B.

B

Bin1234
Xem chi tiết

C

Nguyên Khôi
12 tháng 11 2021 lúc 20:06

C