Những câu hỏi liên quan
Kenbi Kim Ngân
Xem chi tiết
Thảo Phương
12 tháng 9 2016 lúc 15:52

Tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Bao trùm “Tắt đèn” là một không gian chật chội, ngột ngạt bởi nỗi tủi nhục, sự ấm ức của người nông dân. Nhưng đó đây trong tác phẩm vẫn lóe lên những điểm sáng bất ngờ. Đọc đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, nhà văn Nguyễn Tuân từng đánh giá đó là khoảnh khắc cháy sáng trong tác phẩm. Còn nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thì nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

Cái chật chội, ngột ngạt trong “Tắt đèn” bị gây nên bởi nạn sưu thuế trong xã hội Việt Nam phong kiến nửa thực dân xưa. Gia đình chị Dậu nghiêng ngả, xô dạt cũng vì cái nạn ấy, vốn là gia đình nghèo khổ “hạng cùng đinh” trong làng, nhà chị Dậu không có tiền đóng sưu thuế cho anh Dậu. Để cứu chồng khỏi đòn roi tù ngục, chị Dậu đành cắn răng bán con bán chó. Nhưng tai họa vẫn tiếp tục ập xuống: chị Dậu còn phải đóng thuế cho người em chồng đã chết. Anh Dậu vừa về đã bị bọn lính lệ ập đến bắt đi. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích từ chương XVIII trong tác phẩm thuật lại cuộc giằng co giữa chị Dậu và đám cai lệ đến bắt chồng chị. Đoạn trích đã thể hiện phẩm chất cao đẹp của chị Dậu, một người phụ nữ có lòng thương chồng rất mực đồng thời có tinh thần phản kháng thế lực áp bức.

“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã lấy nội dung sự việc trong đoạn trích để gọi tên đoạn trích. Và khi đánh giá đó là “một đoạn tuyệt khéo”, Vũ Ngọc Phan đã đề cập đến thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ tác phẩm...

 

Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Là một người phụ nữ nông dân, chị Dậu rất mực thương chồng. Với chồng, chị tỏ ra rất nhẹ nhàng, nấu cháo, mời chồng ăn cháo. Ngay cả với đám cai lệ và người nhà lí trưởng, lúc đầu chị cũng rất mực lễ phép: “van xin tha thiết”, xưng “cháu” gọi “ông”. Hơn cả lễ phép, đó còn là sự nhẫn nhục cam chịu đến hạ mình. Nhưng khi thái độ đó không lay chuyển được đám đầu trâu mặt ngựa, chị Dậu trở nên mạnh mẽ lạ thường. Chị “cự lại” hành động sấn đôn bắt anh Dậu của tên cai lệ bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Cách xưng hô đã thể hiện vị trí ngang hàng “tôi” - “ông”. Rổi khi bị cai lệ “tát vào mặt”, chị Dậu chuyển từ đấu lí sang đấu lực “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Cách xưng hô “bà” - “mày" đã thể hiện một vị thế khác của chị Dậu, một mối quan hệ khác giữa chị và cai lệ: “bà” - người trên, “mày” - kẻ dưới. Không dừng lại ở đó, chị còn thể hiện ở hành động quyết liệt “túm lấy cổ”, “ấn dúi ra cửa”, “túm tóc lẳng cho một cái”... Có thể nói, tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này dược khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

Bên cạnh hình ảnh chị Dậu với những đặc điểm tiêu biểu của người phụ nữ nông dân Việt Nam là nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của “nhà nước”, của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người. Đến nhà một người ốm yếu, nghèo hèn mà chúng “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu”... Chẳng những vậy, trước những lời “van xin tha thiết” và sự nhẫn nhục của chị Dậu, chúng chẳng chút động lòng vẫn sấn sổ đánh, bắt vợ chồng nhà chị.

Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật. Chị Dậu ban đầu xưng “cháu” gọi “ông” với cai lệ. Khi ấy chị đang lo lắng cho sức khỏe của chồng và sợ hãi vì thái độ hung hãn của hai tên tay sai. Nhưng khi bị chúng "bịch vào ngực”, lòng càm phẫn trào lên, chị “cự lại” xưng “tôi” gọi “ông”. Và khi lòng căm phẫn dâng lên tột điểm, chị đã vùng lên xưng “bà" đầy uy quyền và gọi “mày” rất coi thường, khinh bỉ. Cuộc ẩu đả giữa chị Dậu và hai tên tay sai cũng được miêu tả rất chi tiết, tỉ mỉ và sinh động. Hành động của tên cai lệ được diễn tả bằng những động từ, tính từ giàu sức biểu cảm “sầm sập”, “trợn ngược”, “đùng đùng giật phắt”... Hành động vùng lên đánh lại hai tên tay sai lại càng đặc biệt. Chỉ trong một câu văn, Ngô Tất Tố dùng đến bốn động từ diễn tả sức mạnh và hành động chớp nhoáng của chị Dậu: “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, túm tóc lẳng cho một cái..”. Trước sức mạnh của người đàn bà lực điền, hai tên mạt hạng “chổng quèo”, “ngã nhào” ra hè.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.

“Tức nước vỡ bờ” quả là “một đoạn tuyệt khéo”. Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp “Tắt đèn”. Và nói như Nguyễn Tuân, lúc ấy Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.


 

Bình luận (1)
Nghiêm Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết
Nhók Bướq Bỉnh
22 tháng 9 2016 lúc 13:00
Tắt đèn có nhiều nét giống Lão Hạc,Chí Phèo…Tất cả đều viết về quá trình bần cùng hóa của người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng tám.Ở đó ,người nông dân mỗi người mỗi cảnh bị bóc lột theo mỗi kiểu khác nhau.Thế nhưng cuối cùng hậu quả của sự bóc lột lại giống nhau:họ đều mất heat chẳng còn gì.Tuy nhiên không phải lúc nào người nông dân cũng cuối đầu cam chịu.Trong Tức nước vỡ bờ có những lúc họ đã vùng lean.Tất nhiên có sự “nổi day” được nhà văn sắp đặt.Chẳng thế mà có người đã đưa ra nhân xét vô cùng xác đáng “Với tác phẩm Tắt đèn,Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn” (Nguyễn Tuân).

Thực ra khái niệm “nổi loạn”ở nay phải hiểu khá là linh hoạt.Về cơ bản đó chỉ là những cuộc vùng lean tự phát theo kiểu “con giun xéo mãi cũng quần”,theo kiểu “tức nước” thì “vỡ bờ”.Sự nổi loạn ấy chưa phải là sự đấu tranh được tính toán kỹ càng mà chỉ là sự phản ứng khi bị nay đến đường cùng.Thực tế đã cho thấy các tác phẩm văn học hiện thực của Việt Nam trong giai đoạn này đã dựng lên hàng loạt cuộc đời với sự vùng lên như vậy.

Vậy ra cái sự “xui” của tác giả ở tác phẩm này liên quan rất nhiều đến nhận thức xã hội của nhà văn.Tuy rất đau xót trước cảnh người nông dân bị chèn ép và vô cùng câm giận sự tàn bạo của những kẻ cường quyền nhưng nhà văn vẫn chưa nhìn ra con đường tất yếu-con đường đấu tranh cách mạng-chưa đẩy nhân vật của mình vào được cái guồng máy đấu tranh chung.

Riêng các sự “xui” ở tác phẩm Tắt đèn như lời nhận xét của Nguyễn Tuân,chúng ta lại cũng phải nhìn trong cái tương quan với những điều đã nêu trên.Chúng ta biết nhân vật là của nhà văn nhưng không phải trong quá trình sáng tạo,ta muốn đặt vào nhân vật điều gì theo ý muốn chủ quan cũng được.Nhân vật cũng giống như con người ngoài cuộc sống.Họ phải va chạm với các tính cách khác trong một môi trường nhất định.Ở tác phẩm này,chị Dậu được đặt trong tương quan với nhiều nhân vật nhưng đặc biệt là mối quan hệ với vợ chồng Nghị Quế và bọn tay sai,quan lại ở làng Đông Xá.Đó là những mối tương quan nghẹn thou và không phải cứ muốn là có thể “nổi loạn” dễ dàng như cái anh chàng say Chí Phèo kia được.Vậy ở đây,Ngô Tất Tố muốn “xui” nhân vật của mình phá phách nghĩa là phải tạo ra nay đủ những tiền đề (những mâu thuẫn giàu kịch tính) để nhân vật buộc phải bộc lộ cái bản năng sống trong hoàn cảnh quẫn cùng.

Cái “xui” ấy được nhà văn sắp xếp dàn trải và tăng cấp.Nhưng có thể nói lần nổi loạn của chị nông dân làng Đông Xá ở đoạn trích Tức nước vỡ bờ là lần ghê gớm nhất.

Thuế thân,hai tiếng vừa cất lên đã khiến nhiều người phải rùng mình.Nhà chị Dậu cũng hãi hùng khi nghe đến hai từ kinh sợ ấy.Nhà chị nghèo lại kèm năm sáu miệng ăn.Ở trong cái làng Đông Xá ấy có đi làm thêm cả cái nghề kẻ cướp cũng chẳng đủ ăn chứ nhà chị làm ăn hiền lành thì khổ lame.Mùa sưu thuế đến,nhà chị bán sạch sành sanh cũng chẳng đủ một suất thuế thân.Anh Dậu chồng chị vì thế mà bị bọn nha dịch lôi ra đình đánh cho nhừ tử.Chị Dậu đau long xót ruột gửi đám con nheo nhóc chạy vay khắp nơi.May thay chị kiếm đủ tiền lo suất sưu cho anh chồng đương sắp chết.Nhưng khốn nạn thay,suất của chồng vừa mới gón gém lo xong lại sinh ra suất sưu của chú Hợi.Mà chú ấy thì chết đã lâu,chỉ vì cái sự nhập nhằng giữa lịch Ta lịch Tây mà chị Dậu lạ thêm một phen phải lao đao.Tiền nộp sưu không có,cứ thế là những đợt roi thước lại đổ liên hồi trên cái bộ xương của anh Dậu.Ôi! Còn cái đau dớn nào hơn với một người vợ khi cứ nhìn tận mắt cái cảnh chồng mình bị hành hạ đến chết mòn.

May thay bọn nha dịch lại cho phép anh về.Chị Dậu cõng anh về rồi nấu ngay nồi cháo (có được là nhờ long thong của bà hàng xóm).Nhưng cháo chưa kịp húp thị bọn nha dịch tay dao tay thước lại rầm rập xông vào.Thế là căn nhà rách nát của chị Dậu ầm lên tiếng kêu xin,tiếng chửi mắng,tiếng đấm đá bùm bụp.Chị Dậu vẫn kiên nhẫn kêu xin nhưng sự chịu đựng chỉ có hạn.Khi tên cai lệ cứ vừa thụi vào ngực chị,vừa tát vào mặt chị lại còn sấn sổ lao vào anh Dậu thì cái giới hạn của sự chịu đựng rất mong manh kia òa vỡ.Chị Dậu vùng lên quyết liệt và khỏe mạnh.Chị túm,chị dúi,chị lẳng tên nha dịch bằng sức của đàn bà lực điền và bằng cả sự tức giận của còn giun xéo lâu ngày.Ngay lúc ấy chị không can thiết phải nể sợ ai.Lúc ấy trong chị,sự tức giận trùm lấy đi tất cả.Chị vùng lên và “nổi loạn”.

Như vậy ở trong cả truyện Tắt đèn và nhất là đoạn trích Tức nước vỡ bờ,Ngô Tất Tố đã dựng lên được một chuỗi những tình huống mâu thuẫn giàu kịch tính.Các tình huống ấy đã đẩy chị Dậu vào cái thế quẫn cùng mà vùng lên “nổi loạn”.Sự nổi loạn ấy hoàn toàn tự phát.Đó là sự vùng lên rất tự nhiên của con người khi cái giới hạn chịu đựng đã bị phá vỡ  
Bình luận (0)
Karen Sơn Hà
25 tháng 9 2016 lúc 9:39

ntn là j rk bây ?

Bình luận (1)
tạ Văn Khánh
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 9 2016 lúc 14:43
 Về nhận xét của Vũ Ngọc Phan: Đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tình huống bằng 2 thủ pháp: tăng cấp và đối lập.+ Tăng cấp: Khi bọn tay sai vào nhà, mỉa mai anh Dậu và hằm hè tróc tiền sưu thì chị Dậu đã đấu tình bằng thái độ mềm mỏng, van xin thống thiết bằng từ xưng “nhà cháu-các ông”. Khi tên cai lệ nhảy xổ vào anh Dậu để trói anh thì chị Dậu đấu lí với chúng bằng cách ngăn cản để bảo vệ chồng qua các từ xưng hô ngang hàng “tôi- các ông”. Đến khi hai tên tay sai cố tình trói anh Dậu và đánh chị thì thái độ vùng lên đấu lực của chị đã quyết liệt, mạnh mẽ; lúc này từ xưng hô “bà- mày” và sức mạnh thể chất đã chiến thắng hai tên “người nhà nước”. Cảnh đó chính là biểu tượng của sức mạnh tiềm tàng của người nông dân.+ Đối lập: Một bên là người phụ nữ yếu mềm, nhà nghèo, chồng đau ốm, đơn độc nhưng yêu chồng hết mực, tảo tần, tháo vát – một bên là tên cai lệ và người nhà lí trưởng với tay thước tay song, thái độ “bề trên”, có quyền trong tay nhưng bất nhẫn, bất nhân, hành động như một cái máy của chính quyền tay sai, sẵn sàng đánh đập, trói bắt, dọa nạt người nông dân thấp cổ bé hong.-         Về nhân xét của Nguyễn Tuân: Ý nói đến nội dung hướng đến tính hành động của tác phẩm. Đó là ý nghĩa tích cực về cảm quan hiện thực và khả năng dự báo của tác phẩm. Ngô Tất Tố đã dự báo về xu hướng đấu tranh của người nông dân- lực lượng đông đảo và bị áp bức nhiều nhất, đối với thế lực thống trị thực dân phong kiến bấy giờ. Tác phẩm “Tắt đèn” có tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng của quần chúng nhân dân, nhất là nông dân trong việc chống lại bọn cường hào ác bá ở nông thôn. Đó cũng là minh chứng nguồn gốc và giá trị của văn học khi văn học bắt nguồn từ đời sống thực tế để rồi quay lại thúc đẩy xã hội phát triển.
Bình luận (0)
Lương Quang Trung
6 tháng 11 2018 lúc 19:52
Về nhận xét của Vũ Ngọc Phan: Đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tình huống bằng 2 thủ pháp: tăng cấp và đối lập. + Tăng cấp: Khi bọn tay sai vào nhà, mỉa mai anh Dậu và hằm hè tróc tiền sưu thì chị Dậu đã đấu tình bằng thái độ mềm mỏng, van xin thống thiết bằng từ xưng “nhà cháu-các ông”. Khi tên cai lệ nhảy xổ vào anh Dậu để trói anh thì chị Dậu đấu lí với chúng bằng cách ngăn cản để bảo vệ chồng qua các từ xưng hô ngang hàng “tôi- các ông”. Đến khi hai tên tay sai cố tình trói anh Dậu và đánh chị thì thái độ vùng lên đấu lực của chị đã quyết liệt, mạnh mẽ; lúc này từ xưng hô “bà- mày” và sức mạnh thể chất đã chiến thắng hai tên “người nhà nước”. Cảnh đó chính là biểu tượng của sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. + Đối lập: Một bên là người phụ nữ yếu mềm, nhà nghèo, chồng đau ốm, đơn độc nhưng yêu chồng hết mực, tảo tần, tháo vát – một bên là tên cai lệ và người nhà lí trưởng với tay thước tay song, thái độ “bề trên”, có quyền trong tay nhưng bất nhẫn, bất nhân, hành động như một cái máy của chính quyền tay sai, sẵn sàng đánh đập, trói bắt, dọa nạt người nông dân thấp cổ bé hong. - Về nhân xét của Nguyễn Tuân: Ý nói đến nội dung hướng đến tính hành động của tác phẩm. Đó là ý nghĩa tích cực về cảm quan hiện thực và khả năng dự báo của tác phẩm. Ngô Tất Tố đã dự báo về xu hướng đấu tranh của người nông dân- lực lượng đông đảo và bị áp bức nhiều nhất, đối với thế lực thống trị thực dân phong kiến bấy giờ. Tác phẩm “Tắt đèn” có tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng của quần chúng nhân dân, nhất là nông dân trong việc chống lại bọn cường hào ác bá ở nông thôn. Đó cũng là minh chứng nguồn gốc và giá trị của văn học khi văn học bắt nguồn từ đời sống thực tế để rồi quay lại thúc đẩy xã hội phát triển. đúng đấy bạn
Bình luận (0)
Satoshi
6 tháng 11 2018 lúc 20:14
Về nhận xét của Vũ Ngọc Phan: Đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tình huống bằng 2 thủ pháp: tăng cấp và đối lập. + Tăng cấp: Khi bọn tay sai vào nhà, mỉa mai anh Dậu và hằm hè tróc tiền sưu thì chị Dậu đã đấu tình bằng thái độ mềm mỏng, van xin thống thiết bằng từ xưng “nhà cháu-các ông”. Khi tên cai lệ nhảy xổ vào anh Dậu để trói anh thì chị Dậu đấu lí với chúng bằng cách ngăn cản để bảo vệ chồng qua các từ xưng hô ngang hàng “tôi- các ông”. Đến khi hai tên tay sai cố tình trói anh Dậu và đánh chị thì thái độ vùng lên đấu lực của chị đã quyết liệt, mạnh mẽ; lúc này từ xưng hô “bà- mày” và sức mạnh thể chất đã chiến thắng hai tên “người nhà nước”. Cảnh đó chính là biểu tượng của sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. + Đối lập: Một bên là người phụ nữ yếu mềm, nhà nghèo, chồng đau ốm, đơn độc nhưng yêu chồng hết mực, tảo tần, tháo vát – một bên là tên cai lệ và người nhà lí trưởng với tay thước tay song, thái độ “bề trên”, có quyền trong tay nhưng bất nhẫn, bất nhân, hành động như một cái máy của chính quyền tay sai, sẵn sàng đánh đập, trói bắt, dọa nạt người nông dân thấp cổ bé hong. - Về nhân xét của Nguyễn Tuân: Ý nói đến nội dung hướng đến tính hành động của tác phẩm. Đó là ý nghĩa tích cực về cảm quan hiện thực và khả năng dự báo của tác phẩm. Ngô Tất Tố đã dự báo về xu hướng đấu tranh của người nông dân- lực lượng đông đảo và bị áp bức nhiều nhất, đối với thế lực thống trị thực dân phong kiến bấy giờ. Tác phẩm “Tắt đèn” có tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng của quần chúng nhân dân, nhất là nông dân trong việc chống lại bọn cường hào ác bá ở nông thôn. Đó cũng là minh chứng nguồn gốc và giá trị của văn học khi văn học bắt nguồn từ đời sống thực tế để rồi quay lại thúc đẩy xã hội phát triển.
Bình luận (0)
Uyên Hồ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 8 2016 lúc 17:25

“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo vì sự phát triển rất phù hợp với logic và tính cách nhân vật.

Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng. Một cách tự phát của diễn biến, chị đã vùng dậy một cách quyết liệt.

-Lúc đầu, làm sự nhịn nhục của kẻ dưới, chị “cố thiết tha” van xin. Van xin là cách duy nhất để “mong hai tên tay sai tha cho anh Dậu”.

-Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, chị liều mạng cự lại “tức quá không thể chịu được”.

+ Không còn van xin ( mà có van xin thì cũng vô ích), chị đấu lí: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô cho thấy chị không còn “nằm yên” trong tư cách kẻ dưới mà ngang hàng.

+ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. Chị Dậu đã chuyển sang một tư thế khác: bà – mày. Đó là tư thế của kẻ bề trên. Sự căm giận, khinh bị kẻ thù đã lên tới tột độ. Trong màn đấu lực, chị đã thắng.

Vì vậy nhà văn phê bình Vũ Ngọc Phan mới nhận xét cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ mà một đoạn tuyệt khéo.

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
29 tháng 8 2016 lúc 17:22

Hãy chứng minh nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ một đoạn tuyệt khéo”. “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo vì sự phát triển rất phù hợp với logic và tính cách nhân vật. Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng. Một cách tự phát của diễn biến, chị đã vùng dậy một cách quyết liệt. - Lúc đầu, làm sự nhịn nhục của kẻ dưới, chị “cố thiết tha” van xin. Van xin là cách duy nhất để “mong hai tên tay sai tha cho anh Dậu”. - Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, chị liều mạng cự lại “tức quá không thể chịu được”. + Không còn van xin ( mà có van xin thì cũng vô ích), chị đấu lí: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô cho thấy chị không còn “nằm yên” trong tư cách kẻ dưới mà ngang hàng. + Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. Chị Dậu đã chuyển sang một tư thế khác: bà – mày. Đó là tư thế của kẻ bề trên. Sự căm giận, khinh bị kẻ thù đã lên tới tột độ. Trong màn đấu lực, chị đã thắng.  Vì vậy nhà văn phê bình Vũ Ngọc Phan mới nhận xét cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ mà một đoạn tuyệt khéo.

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
29 tháng 8 2016 lúc 17:23

Hãy chứng minh nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ một đoạn tuyệt khéo”.

“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo vì sự phát triển rất phù hợp với logic và tính cách nhân vật.

Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng. Một cách tự phát của diễn biến, chị đã vùng dậy một cách quyết liệt.

- Lúc đầu, làm sự nhịn nhục của kẻ dưới, chị “cố thiết tha” van xin. Van xin là cách duy nhất để “mong hai tên tay sai tha cho anh Dậu”.

- Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, chị liều mạng cự lại “tức quá không thể chịu được”.

+ Không còn van xin ( mà có van xin thì cũng vô ích), chị đấu lí: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô cho thấy chị không còn “nằm yên” trong tư cách kẻ dưới mà ngang hàng.

+ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. Chị Dậu đã chuyển sang một tư thế khác: bà – mày. Đó là tư thế của kẻ bề trên. Sự căm giận, khinh bị kẻ thù đã lên tới tột độ. Trong màn đấu lực, chị đã thắng. 

Vì vậy nhà văn phê bình Vũ Ngọc Phan mới nhận xét cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ mà một đoạn tuyệt khéo.

 
Bình luận (0)
Duyên Nấm Lùn
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
2 tháng 9 2016 lúc 11:29

 Vũ Ngọc Phan nhận xét: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là 1 đoạn tuyệt khéo" vì ngôn ngữ, chi tiết miêu tả cảnh tượng chị Dậu quật lại 2 tên tay sai đẻ làm nổi bật sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu, đối lập với h/ả, bộ dạng thảm hại hết sưc hài hước của 2 tên tay sai bị chị "ra đòn". Với tên cai lệ lẻo khoẻo, chị chỉ cần 1 đọng tác"túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa"hắn ngã trên mặt đất Đến tên ng` nhà Lí trưởng, cuộc đọ sức có dai dăng hơn 1 chút. Nhưng cũng ko lâu kết cục anh tràng hầu cận ông lí yếu hơn ngã nhào ra thềm.Vừa ra tay chị Dậu đã nhanh chóng biến 2 tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành nhưng kẻ thảm bại
Ngòi bút Ngô tất Tố miêu tả cảnh chị Dậu chống lại 2 tên tay sai, đung là tuyệt khéo.Ngòi bút miêu tả của t/g linh hoạt sống đọng rộn rịp mà vẫn rõ nét ko rối

Bình luận (2)
Thảo Phương
2 tháng 9 2016 lúc 16:48

MĐ: - "Tắt đèn" là một tác phẩm nổi tiếng của Ngô Tất Tố.
- Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã nx: "

Trích:''Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là 1 đoạn tuyệt khéo

"
TĐ: -Thật đúng như vậy,đoạn văn ấy rất khéo trong nhiều cái mà đầu tiên phải kể đến cách xây dựng tình huống từ tức nứơc đến vỡ bờ... ( cái này đã đc tìm hiểu khi học vb)
- Không chỉ vậy, mà cách miêu tả, tự sự lời văn sinh động cũng góp phần làm nên cái khéo của đoạn văn ấy (...)
KĐ: - Tóm lại, đoạn văn ấy là 1 đoạn văn tuyệt khéo, đặc sắc...( đã làm cho ng đọc mãn nguyện, hả hê,... Nêu nên sưc sống tiềm tàng...)
Nguồn:hm

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Dũng
17 tháng 12 2017 lúc 20:26

dd

Bình luận (0)
xứ nử là em
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
29 tháng 9 2019 lúc 21:43

Tức nước vỡ bờ” quả là “một đoạn tuyệt khéo”. Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp “Tắt đèn”. Và nói như Nguyễn Tuân, lúc ấy Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.

 

Bình luận (0)
Sa sa
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 10 2021 lúc 7:51

Tham khảo:

Phương tiện liên kết: phép lặp, phép thế, phép nối.

 Vũ Ngọc Phan nhận xét: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là 1 đoạn tuyệt khéo" vì ngôn ngữ, chi tiết miêu tả cảnh tượng chị Dậu quật lại 2 tên tay sai đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu. Đối lập với h/ả, bộ dạng thảm hại hết sưc hài hước của 2 tên tay sai bị chị "ra đòn". Với tên cai lệ lẻo khoẻo, chị chỉ cần 1 đọng tác"túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa"hắn ngã trên mặt đất .Đến tên ng` nhà Lí trưởng, cuộc đọ sức có dai dăng hơn 1 chút. Nhưng cũng ko lâu kết cục anh tràng hầu cận ông lí yếu hơn ngã nhào ra thềm.Vừa ra tay chị Dậu đã nhanh chóng biến 2 tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành nhưng kẻ thảm bại. Ngòi bút Ngô tất Tố miêu tả cảnh chị Dậu chống lại 2 tên tay sai, đung là tuyệt khéo.Ngòi bút miêu tả của t/g linh hoạt sống đọng rộn rịp mà vẫn rõ nét ko rối.

Bình luận (0)
Sa sa
Xem chi tiết

Tham khảo
Vũ Ngọc Phan đã nhận xét “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn thật khéo”. Thật vậy, đoạn trích đã cho thấy sức sống tiềm tàng của con người cũng như thể hiện tài năng tuyệt bậc của Ngô Tất Tố trong việc xây sựng tình huống truyện và tâm lý nhân vật. Cảnh đánh nhau giữa chị Dậu và tên cai lệ diễn ra dữ dội, và hết sức bất ngờ. Người đàn bà  nhỏ con, chân yếu tay mềm chỉ có hai bàn tay không. Trong khi, tên cai lệ thì cao to, khỏe mạnh,nào roi song, nào dây thừng tay thước. Vậy mà lại bị chị Dậu "túm lấy cổ” và "ấn dúi" đến nỗi "ngã chỏng quèo" trên mặt đất. Chị đã bùng lên đấu tranh chống lại những thế lực đen tối, một người phụ nữ yếu đuối, nghèo khổ nhưng vẫn có sức sống mãnh liệt tiềm tàng. Tóm lại, Ngô Tất Tố đã "tuyệt khéo" miêu tả đoạn đánh nhau, nó thể hiện sự đối lập giữa hai tầng lớp con người và thể hiện được sức sống, khát vọng cháy bỏng của những người nông dân nghèo.

 

* Phương tiện liên kết: Các câu trong đoạn văn đều nhằm chứng minh cho sự "tuyệt khéo" của tác giả.

 

Bình luận (0)