Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
seohyun111
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
13 tháng 3 2016 lúc 13:01
1. Có thể hình dung bố cục của truyện thành ba phần:- Phần đầu là hành trình trở về làng quê của nhân vật "tôi" (Tấn) – ngư­ời kể chuyện (từ đầu cho đến "đang làm ăn sinh sống").- Phần giữa là những ngày "tôi" ở làng quê để từ biệt (từ "Tinh mơ sáng hôm sau" cho đến "xấu tốt đều mang đi sạch trơn như­ quét").- Phần cuối là "tôi" và gia đình trên đường ra đi (từ "Thuyền chúng tôi thẳng tiến" cho đến hết).2. Tác giả phản ánh từ đó phê phán sự sa sút của nông thôn phong kiến chủ yếu thông qua hai nhân vật Nhuận Thổ và Hai Dư­ơng. Niềm hi vọng đ­ợc gửi gắm vào hình tượng hai cháu bé Hoàng và Thuỷ Sinh. Câu chuyện về chuyến từ biệt làng quê được kể từ nhân vật Tấn -  x­ưng "tôi". Câu chuyện thấm đẫm những trạng thái cảm xúc buồn vui của "tôi", đồng thời thể hiện một quan điểm mới về cuộc sống qua những chiêm nghiệm, suy ngẫm giàu tính triết lí của nhân vật này.Không phải khi gặp lại và chứng kiến những thay đổi của Nhuận Thổ nên Tấn mới buồn mà cái buồn đã bao trùm ngay từ đầu truyện, trong chặng đư­ờng trở về quê h­ương. Có vẻ buồn của một người trở về "vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách", song nỗi buồn trĩu nặng tâm can là nỗi buồn tr­ớc cảnh làng quê: "thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm d­ưới vòm trời vàng úa". Khung cảnh ấy làm dấy lên nỗi nghi hoặc thầm dự cảm về những chuyện buồn rồi đây sẽ gặp ở quê h­ương: "hẳn làng cũ của mình vốn chỉ như­ thế kia thôi, tuy chư­a tiến bộ hơn x­ưa, như­ng cũng vị tất đến nỗi thê l­ương nh­ư mình t­ưởng. Chẳng qua là tâm mình đã đổi khác...". Sự t­ương phản giữa "tôi" xư­a và tôi "nay" trong cảm nhận còn xuyên suốt thiên truyện.3. Có thể thấy sự thay đổi sa sút của quê hư­ơng "tôi" ở sự biến dạng của Nhuận Thổ. Tác giả tạo ra sự t­ương phản trong thời gian quá khứ và hiện tại để lột tả những thay đổi đáng buồn của Nhuận Thổ, ng­ười đã từng là bạn với Tấn từ thủa thiếu thời. Trong kí ức "tôi" sống dậy những hình ảnh tuyệt đẹp của quá khứ thần tiên hơn hai m­ươi năm tr­ước, trong đó nổi bật hình ảnh một Nhuận Thổ khoẻ khoắn, lanh lợi "cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba", "n­ước da bánh mật" với biết bao chuyện lạ, bao điều kì thú. Đối lập với một Nhuận Thổ hiện tại già nua, thô kệch, nặng nề, da dẻ "vàng xạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm". Nhuận Thổ bây giờ sống trong một tình cảnh bi đát: "Con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm c­ướp, quan lại, thân hào đày đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi!". Khi xưa, lúc hai ng­ời bạn phải chia tay: "Lòng tôi xốn xang, tôi khóc to lên", Nhuận Thổ "cũng khóc mà không chịu về". Bây giờ gặp lại bạn cũ Nhuận Thổ "Bẩm ông!" khiến Tấn điếng ng­ời và cảm thấy đã có "một bức t­ường khá dày ngăn cách". Bức t­ường ngăn cách ấy khiến ngư­ời khổ không thể giãi bày, ng­ời sư­ớng hơn không thể chia sẻ. Cuộc sống buồn thảm, con ngư­ời buồn thảm, tình bạn cũng buồn thảm!4. Duy chỉ có vẻ chân thật trong Nhuận Thổ là thoát đ­ược sự sa sút, biến dạng: "Ngày đông tháng giá, chẳng có gì. Đây chỉ là ít đậu xanh của nhà phơi khô, xin ông...". Giá như­ không có cái điệu bộ khúm núm, không có những sáo ngữ thưa gửi thì đã không đáng buồn đến thế.Thực trạng thê thảm của làng quê còn đ­ược tác giả phơi bày khi ông xây dựng nhân vật Hai Dư­ơng. Thái độ của ng­ười kể chuyện lộ rõ sự châm biếm khi nói về con ng­ười này. Đó là một ng­ười đàn bà "trên dư­ới năm m­ươi tuổi, l­ưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính", với bộ dạng "hai tay chống nạnh, không buộc thắt l­ưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cái com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí". Người đàn bà đã từng đ­ược mệnh danh là "nàng Tây Thi đậu phụ" này lộ rõ tính cách hợm hĩnh, l­ưu manh khi bịa đặt kể công bế ẵm Tấn và chỉ chực dòm ngó chôm chỉa đồ đạc. Và còn những con ngư­ời khác của cái làng quê ấy cũng thật đáng buồn: "Kẻ đến đư­a chân, ngư­ời đến lấy đồ đạc. Có kẻ vừa đư­a chân, vừa lấy đồ đạc.". Tất cả đ­ược bày ra như­ biểu thị sự tha hoá của con ngư­ời.Cho nên, ta mới hiểu tại sao kẻ từ biệt quê h­ương ra đi mà lòng lại không chút l­ưu luyến nh­ư thế. Làng quê x­a đẹp đẽ là vậy, những con người khi x­a đáng yêu là vậy mà hiện tại chỉ còn là những hình ảnh biến dạng, sa sút. Ng­ười ra đi chỉ còn thấy lẻ loi, ngột ngạt trong bốn bức t­ường vô hình, cao vọi. Ấn t­ượng đẹp đẽ về quê hư­ơng đã tan vỡ, hình ảnh ngư­ời bạn "oai hùng, cổ đeo vòng bạc" vốn rõ nét là thế mà trong thời khắc từ biệt đã trở nên mờ nhạt, ảo não.Nh­ưng đó không phải là những hình ảnh khép lại thiên truyện. Những triết lí sâu sắc về hi vọng trong cuộc sống con ngư­ời vốn đã đ­ợc ­ươm mầm từ khi tác giả xây dựng hình tượng hai bé Hoàng và Thuỷ Sinh. Khi Tấn sống với dòng hồi ức tuổi thơ, anh đã nhận ra: "Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê h­ương tôi đẹp ở chỗ nào rồi.". Quê h­ương đẹp ở những kỉ niệm của thời niên thiếu oai hùng, thần tiên. Bây giờ, Hoàng và Thuỷ Sinh thấy khoan khoái khi ở bên nhau, chúng thân thiết với nhau, không "cách bức" nh­ư Tấn và Nhuận Thổ. Cuộc sống mới phải đư­ợc bắt đầu từ những tấm lòng trẻ trong trắng, hoà đồng. Tấn nghĩ đến cuộc sống t­ương lai và khẳng định: "Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi ch­a từng đ­ược sống". Thực tại còn u ám, thê l­ương. Nhuận Thổ xin chiếc lư­ hư­ơng và đôi đèn nến để thờ cúng, cũng là để cầu nguyện cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn "tôi" cũng đang hi vọng và mong ­ước những điều đẹp đẽ cho tương lai thế hệ trẻ. Những câu văn kết thúc thiên truyện chợt trở nên thâm trầm, triết lí: "đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư­. Cũng như­ những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đư­ờng. Ng­ười ta đi mãi thì thành đư­ờng thôi."5. Cái hi vọng là cái chư­a có, không ai hi vọng cái đang có bao giờ! Cái hi vọng cũng không là cái đã từng có, ngư­ời ta phải hư­ớng tới những cái mới, tốt đẹp hơn. Cảnh tượng đẹp đẽ có phần giống những hình ảnh trong hồi ức tuổi thơ của Tấn với Nhuận Thổ hiện ra khi anh đang mơ màng là thực. Trong cuộc đời mới của thế hệ Hoàng - Thuỷ Sinh ngay cả vẻ đẹp ấy cũng sẽ khác. Cuộc đời mới ấy còn ở phía tr­ước, có thể là xa vời, nh­ưng con người cứ mong ư­ớc, mongư­ớc mãi để có đư­ợc nó. Rồi cuộc sống mới ấy cũng sẽ đến, đúng nh­ư chân lí về sự hình thành của những con đư­ờng trên mặt đất vậy.
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 3 2019 lúc 13:56

Chọn đáp án: B.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 1 2018 lúc 16:41

Chọn đáp án: D.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 7 2017 lúc 5:25

Chọn đáp án: D

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 8 2017 lúc 11:45

Trong tiến trình phát triển của nền văn học Trung Quốc, ta không thể không nhắc đến một nhà văn đặc biệt với quan điểm “Văn chương là phương thuốc chữa căn bệnh tinh thần cho quốc dân” – Lỗ Tấn. Ông đã để lại cho đời biết bao công trình nghiên cứu cũng như các tác phẩm văn chương có giá trị, trong đó hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét và Bàng hoàng. Trong tập Gào thét, nổi bật nhất là tác phẩm Cố hương, ở đó hiện lên hình ảnh một cố hương của bao năm xa cách và những con người nơi ấy với bao nỗi buồn thương, hy vọng.

Mở đầu tác phẩm, Lỗ Tấn đã tái hiện lại hình ảnh quê nhà sau 20 năm xa cách. Theo lẽ thường, sau thời gian cách xa quê hương như vậy nay đã trở về thì có lẽ phải là sự hồi hộp, vui mừng phấn khởi, mong ngóng ấy thế nhưng tâm trạng của tác giả lúc này có gì đó khác thường. Ngồi trên thuyền mà nhìn ra thấy “thôn xóm, tiêu điều, hiu hắt, nằm im lìm dưới nền trời vàng úa” vì thế “lòng tôi se lại”. Phải rồi! Không buồn, không đau lòng sao được khi quê hương nay đâu còn như trước. Và tác giả nghĩ “Tuy chưa tiến bộ hơn xưa những vị tất đến nỗi thê lương”. Bên cạnh đó, “lòng tôi se lại” còn vì một lẽ khác nữa. Đó là lần này về quê không phải là thăm quê, thăm nhà mà là để “vĩnh biệt ngôi nhà thân yêu và từ giã làng cũ thân yêu đem gia đình đến nơi đất khách làm ăn sinh sống”. Lòng đã buồn và lại cộng thêm cái ảm đạm, tiêu điều hiu hắt của quê hương thế nên lòng càng trĩu nặng và thảng thốt “làng cũ tôi đẹp hơn kia”. Trong quá khứ của tác giả, quê hương gắn với bao kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, tươi đẹp. Đó là những ngày mà “thầy tôi hãy còn”, cảnh nhà sung túc. Năm ấy nhà tôi đến lượt lo giỗ tổ. Giỗ vào tháng giêng. Lễ vật rất nhiều, các đồ tế rất sang, người đến lễ cũng rất đông. Kẻ ra người vào tấp nập. Cố hương còn là nơi có một tình bạn đẹp với Nhuận Thổ với biết bao chuyện kỳ lạ của một cậu bé xuất thân từ vùng biển. Nhắc đến Nhuận Thổ là cả một kí ức về một miền quê thanh bình tuyệt đẹp hiện về: “Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn”. Những kỉ niệm ấy theo mãi trong tâm trí của tác giả để rồi hằn sâu vào kí ức về một quê nhà thật đẹp, thật hạnh phúc. Như vậy ta thấy hình bóng quê nhà được tác giả gợi lên ở hai thời điểm quá khứ và hiện tại. Quê hương trong kí ức là những điều tươi đẹp còn trong hiện tại là sự tiêu điều, thê lương đầy xót xa.

Quê hương đã đổi thay, đâu còn như trước. Vậy người dân quê thì sao? Họ như thế nào, có thay đổi không? Người đầu tiên đón “tôi” đó là mẹ “Mẹ tôi mừng rỡ nhưng ẩn một nỗi buồn thầm kín”. Niềm vui của mẹ không trọn. Vui vì con đã về nhưng buồn vì cảnh nhà sắp phải dời đi, lìa xa quê nhà, rồi bỏ quê cha đất tổ. Việc li hương mẹ đã biết và đã chuẩn bị sắp đặt mọi thứ nhưng phải xa nơi chôn nhau cắt rốn không buồn sao được. Mặc dù vậy mẹ vẫn chu đáo, ân cần, hiền từ “mẹ bảo tôi ngồi xuống, nghỉ ngơi, đi thăm các nhà bà con”. Mẹ còn nói đến chuyện Nhuận Thổ và động lòng. Mẹ vẫn vậy, vẫn thương con và thương người. Nếu có khác thì là bây giờ trong lòng mẹ đang chất chứa nỗi buồn xa quê.

Chẳng thế mà khi nghe mẹ nhắc đến Nhuận Thổ lập tức ký ức tôi bỗng dưng sáng bừng lên trong chốc lát. “Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi”. Trong tâm trí “tôi” là hình ảnh cậu bé trạc mười một, mười hai tuổi, khuôn mặt bầu tròn trĩnh, nước da bánh mật, đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”. Cậu bé ấy mang đến bao câu chuyện kì thú mà tôi chưa bao giờ được nghe. Nào là chuyện bắt Tra vào ban đêm để trồng ruộng dưa đến kỳ thu hoạch, nào là sự kì thú của việc bẫy chim trên tuyết, rồi đến cả việc đi nhặt vỏ sò trên biển với đủ loại kỳ lạ. Những câu chuyện trẻ thơ ấy khiến cho tôi và Nhuận Thổ “thân nhau lắm”, gọi nhau là anh em. Chẳng thế mà khi hết vụ, Nhuận Thổ phải theo cha về mà chúng tôi đã khóc, buồn lắm, chỉ mong đến vụ sau để được gặp nhau. Trong ký ức thơ bé của tôi, Nhuận Thổ là một phần tươi đẹp của cố hương. Đó là Nhuận Thổ trong quá khứ. Còn Nhuận Thỏ trong hiện tại thì sao. Biết tin gia đình “tôi” chuyển nhà, Nhuận Thổ đến chơi. Sau bao nhiêu năm xa cách nay gặp lại, Nhuận Thổ thay đổi quá nhiều. Nước da bánh mật mạnh khỏe trước kia nay đã “vàng sạm” đi và điểm thêm trên đó là những nếp nhăn trên mặt “sâu hóm’’. Cặp mắt, mí mắt “viền húp đỏ mọng lên”. Vì yêu quý mà cha Nhuận Thổ đội cho cậu chiếc mũ lông chiên tươm tất, đeo vòng bạc nhưng nay là chiếc mũ lông chiên “rách tươm”. Trên người anh chỉ mặc một cái áo bông “mỏng dính” giữa lúc trời rét dữ. Cái vẻ nhanh nhẹn đâu còn thay vào đó là dáng người “co ro cúm rúm”. Vì vất vả nên đôi bàn tay giờ đây “vừa thô kệch, vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”. Ngoại hình, dáng vẻ của Nhuận Thổ khác xưa quá! Gặp lại bạn cũ, Nhuận Thổ lẽ ra phải vui mừng khôn xiết thế nhưng đan xen vào đó có cả sự “thê lương”. Anh mấp máy đôi môi nói không ra tiếng, sau mới “cung kính” nói được hai tiếng: “Bẩm ông!”. Hai tiếng “Bẩm ông” nghe sao nhói lòng, xa cách quá đỗi làm ‘’tôi như bị điếng người”. Trong tư tưởng của Nhuận Thổ, “tôi” không còn là người bạn thuở niên thiếu nữ, không phải là anh em nữa mà là bề trên, người trên, hạng trên. Cách xưng hô ấy mới đúng tôn ti trật tự xã hội phong kiến. Nhân vật tôi nhìn người và nghe Nhuận Thổ nói cảm thấy nặng trĩu, chua xót trong lòng. Không chỉ vậy, có thể vì đói nghèo mà Nhuận Thổ còn giấu bát đĩa vào đống tro để ít sữa mang về như lời thím Hai Dương nói. Nhuận Thổ của trước kia đâu còn nữa, thay vào đó là một Nhuận Thổ khốn khổ, đói nghèo, bé nhỏ. Đẩy Nhuận Thổ vào tình cảnh như thế, đó là “mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào...chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả”. Như vậy, Nhuận Thổ là nạn nhân đau khổ của xã hội phong kiến đầy bất công, bóc lột người nông dân đến tận xương tủy.

Nhân vật thứ hai do hoàn cảnh mà thay đổi tâm tính, đó là Thím Hai Dương – nàng Tây Thi đậu phụ với dáng người compa trông đến lạ. Trước kia thím “hay bế tôi”. Nay gặp lại thím tôi thấy lạ bởi cái giọng “the thé, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, chân đứng chạng ra giống hệt cái compa, hai chân bé tí”. Tôi càng lạ và buồn hơn khi thím xin các đồ gỗ không được thì lẩm bẩm và khi ra về “tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi dắt vào lưng quần”. Có lần thím tự ý lấy cái” cẩu khí sát rồi chạy biến”. Người phụ nữ này cũng đã đổi khác có lẽ do họ nghèo quá, bần cùng quá mà sinh ra những “tàn nhẫn”. Thím hai Dương cũng là một nạn nhân nữa của xã hội phong kiến.

Sự thay đổi của quê nhà và của những con người nơi đây – Nhuận Thổ và thím Hai Dương đã làm tôi rất đau lòng, xót xa. Từ đây “tôi” đặt ra một niềm hi vọng về một xã hội tốt đẹp hơn, cuộc sống của người nông dân đỡ cực nhọc hơn. Niềm hi vọng ấy được đặt vào Bé Hoàng và Thủy Sinh “tôi muốn chúng không phải khốn khổ...chúng cần một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. Niềm hi vọng ấy được tôi nâng lên thành một niềm tin “ Cũng giống như trên mặt đất làm gì có đường, kì thực người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

Như vậy có thể nói, Cố hương đã thuật lại chuyến về quê lần cuối của nhân vật tôi. Qua đó ta thấy được những cảm xúc rất thật, rất tinh tế của tôi trước sự đổi thay của làng quê và những con người nơi đây. Từ sự đổi thay đó, Lỗ Tấn muốn lên án, phê phán xã hội phong kiến nhiều bất công, ngang trái và đặt ra một con đường đi mới cho người nông dân.

nguyễn thảo nguyên
Xem chi tiết
_silverlining
18 tháng 12 2016 lúc 16:54

Bài làm

Truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn là câu chuyện kể về một chuyến trở về thăm lại quê nhà, thăm lại con người của tác giả sau bao nhiêu năm xa cách. Ông nhận ra nhiều sự đổi thay, cũng nhân ra những tư tưởng quá lạc hậu bám riết lấy con người và mảnh đất nơi đây. Truyện ngắn khép lại với câu triết lý vô cùng ý nghĩa khi ông nhắc đến con đường. Và có lẽ hình ảnh con đường là hình ảnh để lại trong tâm trí người đọc nhiều suy nghĩ và trăn trở nhất.

Câu chuyện khép lại và mở ra nhiều tư tưởng mới chỉ bằng câu nói “Trên đời làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Con đường mà Lỗ Tấn nhắc đến ở đây có mang ý nghĩa nào không, hay đơn giản chỉ là câu nói vu vơ của tác giả.

Thực ra con đường trong câu nói của tác giả vừa mang ý nghĩa thực vừa là hình ảnh biểu tượng cho những suy nghĩ của tác giả.

Đỗ Thị Thu Hường
18 tháng 12 2016 lúc 21:38

Ý nghĩa: đó là con đường hi vọng, con đường hạnh phúc, con đường rộng mở những huy hoàng, con đường của người nông dân, con đường của toàn xã hội mà chúng ta phải suy ngẫm.

Hoàng Quỳnh Ngọc
30 tháng 12 2016 lúc 21:08

Hình ảnh con đường trong Cố hương của Lỗ Tấn:

-Con đưong mang nghĩa thực: Đường đi ko tự nhiên mà có mà do con người đi lại nhiều sẽ tạo nên.

-Con đường mang nghĩa bóng: Con đường đi đến tương lai, hạnh phúc tự do,tươi sáng cũng ko tự nhiên mà có muốn có tất cả nhung điều đấy con người phải tự thân vận động.Bản thân mỗi người ko ngừng hi vọng và quyết tâm thực hiện nó cho bằng đc.

- hình ảnh con đường mang nhiều nét nghĩa:

Nghĩa đen: hình ảnh con đường đi của tác giả

Nghĩa bóng: con đưong là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa triết lí sâu sắc,hình ảnh đi tới tương lai mới,tự do, bình đẳng ,hạnh phúc.

TÍNH NGÔ
Xem chi tiết
Đỗ Thị Thu Lai
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 10 2019 lúc 11:14

1. Mở đoạn

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

- Giới thiệu chung về nhân vật Nhuận Thổ

2. Thân đoạn

- Hình ảnh Nhuận Thổ lúc còn nhỏ: thông minh, tháo vát, lanh lợi, nhanh nhẹn...

- Hình ảnh Nhuận Thổ lúc trưởng thành: còm cõi, đần độn, mụ mẫm, chậm chạp...

- Tình cảm của nhân vật “Tôi” với Nhuận Thổ.

3. Kết đoạn

- Nhận xét chung về nhân vật.

- Suy nghĩ của bản thân về nhân vật Nhuận Thổ.