Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất.
Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu nêu tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường sống của chúng ta. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu chủ động và 1 câu bị động (gạch chân)
Trả lời:
Túi ni lông, ống hút, cốc nhựa dùng một lần, hộp xốp, nước đóng chai nhựa… chủ yếu được tái chế từ những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, một số hóa chất có trong các sản phẩm nhựa này như: chất hoá dẻo, phẩm màu, chì, cadimi… sẽ thôi nhiễm vào thức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng. Các hóa chất này tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở trẻ, làm thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và nhiều hệ luỵ khác cho sức khoẻ con người.
Bisphenol-A (BPA) là một hoá chất nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản phẩm làm bằng chất dẻo polycarbonate như hộp đựng thức ăn, bình sữa trẻ em, đồ chơi… Theo Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc học và Cơ quan Quốc tế nghiên cứu về ung thư cho thấy, BPA là loại chất có khả năng gây ung thư cực cao, ngoài ra BPA còn có tác động làm não chậm phát triển, gây rối loạn nội tiết, vô sinh..
~Học tốt!~
Từ những tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường, em hãy viết một đoạn văn đề ra những giải pháp nhằm hạn chế tác hại của rác thải nhựa và bao bì ni lông, góp phần bảo vệ môi trường
GIÚP MIK NHANH NHA, MIK ĐANG CẦN GẤP LẮM, MIK CẢM ƠN
Mỗi năm, chúng ta sử dụng hàng triệu bao ni lông. Những cái bao ni lông dùng đó sẽ đi đâu? Trong khi nó không phân hủy được, do đó chúng ta phải thiêu huỷ chúng. Và khi đó chúng ta sẽ tạo ra 1 lượng lớn khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường và con người. Ngoài ra chung ta còn ứt bao ni lông xuống cống thoát nước, việc nay sẽ gây tắc nghẽn ống thoát nước, vứt xuống biển sẽ làm chết những con cá nuốt phải nó. Rồi nó còn làm mất mỹ quan của đô thị, của thành phố. Chúng ta cần có một số biện pháp nhằm khắc phục việc sử dụng bao bì ni lông như: Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt. Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý. Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông. Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường. Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.
Luật Bảo vệ môi trường qui định: "Cần quy hoạch bãi rác thải nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường" có tác dụng gì ?
A. Chất thải được thu gom lạiđúng chỗ và được xử lí, không gây ô nhiễm môi trường
B. Động vật hoang dã bị khai thác đến cạn kiệt
C. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch
D. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch
Luật Bảo vệ môi trường qui định: "Cần quy hoạch bãi rác thải nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường" có tác dụng gì ?
A. Chất thải được thu gom lại đúng chỗ và được xử lí, không gây ô nhiễm môi trường
B. Động vật hoang dã bị khai thác đến cạn kiệt
C. Khai thác tài nguyên khoáng sản không có kế hoạch
D. Khai thác tài nguyên biển không có kế hoạch
Quy hoạch bãi rác thải nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường giúp chất thải được thu gom lại đúng chỗ và được xử lí, không gây ô nhiễm môi trường.
Đáp án cần chọn là: A
Văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000, đến nay vẫn còn tính thời sự của nó: cảnh báo và hiểm họa từ việc sự dụng đồ nhựa và rác rác thải nhụa. Em hãy viết bài văn thuyết minh về tác hại của rác thải nhựa và sự cần thiết phải tìm ra các chất liệu sạch bảo vệ môi trường
Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,… đối với môi trường đất.
Tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đối với môi trường đất: Làm đất bị thoái hóa trở nên chai cứng, khả năng giữ nước kém, đầu độc các vi sinh vật sống trong đất. Lượng phân bón còn dư thừa quá nhiều trong đất còn có thể làm hại cho cây.
Qua văn bản thông tin về ngày trái đất năm 2000 ta có thể thấy được những tác hại khôn lường của bao bì nilông đến môi trường. Từ đó ta có thể thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường đối với cuộc sống của con người. Môi trường gắn bó chặt chẽ với cuóc sống con người, bao gồm đất, nước, không khí. COn người không thể sống, sống không tốt khi thiếu đi những tài nguyên của môi trường. bảo vệ môi trường không phải là vấn đề của riêng ai mà là vấn đề chung của toàn xã hội. Cả xã hội cần chung tay bảo vệ môi trường vì một cuộc sống tươi đẹp hơn, phát triển hơn, vì tương lai của con em mỗi chúng ta được sống trong một môi trường đảm bảo nhất.
Em hãy nên nguyên nhân, tác hại, những giải pháp khắc phục việc gây ô nhiễm môi trường do rác thải
Các bạn giúp mk với
Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa: Núi lửa phun trào mang theo một lượng lớn chất dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, lượng lớn khí Metan, Clo, Lưu huỳnh sinh ra trong quá trình phun trào núi lửa lại là nguyên nhân khiến không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Cháy rừng: Những đám cháy sẽ sản sinh ra một lượng Nito Oxit khổng lồ. Hơn thế, cháy rừng còn giải phóng một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào không khí.
Gió là tác nhân gián tiếp gây ô nhiễm: Không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng gió cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí. Gió chính là phương tiện đưa bụi bẩn, các chất khí độc hại từ các nhà máy, thiên tai,... đi xa và lan rộng. Điều này khiến sự ô nhiễm lây lan một cách chóng mặt.
Ô nhiễm không khí do những cơn bão: Những cơn bão sẽ sản sinh ra một lượng lớn khí COx và bụi mịn, điều này càng làm tăng sự ô nhiễm trong không khí.
Ngoài những nguyên nhân trên thì việc phân hủy xác chết động vật, sóng biển hay phóng xạ tự nhiên cũng là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.
Con người là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường, tuy nhiên con người cũng chính là những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều các hoạt động hằng ngày của con người góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường không khí.
Nguyên nhân là do rác thải bị vứt bừa bãi,khói bụi thải ra từ các nhà máy,xe cộ
Tác hại là gây hại cho sức khỏe của con người,ô nhiễm ko khí
Khắc phục là vứt rác đúng nơi,trồng nhiều cây xanh...
Đây là ý kiến của mik nếu có j sai xót mong bạn thông cẻm nhóa:3333
ô nhiễm do rác thải nha các bạn
Nêu thực trạng vấn đề môi trường ở địa phương như đất đai, nguồn nước, rác thải . . từ đó em hãy đề xuất giải pháp để bảo vệ, khắc phục
bài này do một bạn khác làm mong em đừng tick cho anh, chỉ để tham khảo thôi
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. *Giair pháp khắc phục Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.
Tham khảo nha!
Với tình trạng ô nhiễm môi trường như ngày nay, có một số biện pháp nhanh chóng để cải thiện đồng thời bảo vệ môi trường cần được thực hiện như:
+ Thứ nhất, người dân cần được giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi nhằm tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, người dân nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì nếu lạm dụng sử dụng bạn sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới làm nhiễm độc nguồn nước. Do đó, nên áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.
+ Thứ hai, chính quyền nên hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, và xử lý mạnh tay đối với những trường hợp gây ô nhiễm môi trường nhằm răn đe các đối tượng khác không vi phạm.
Bên cạnh đó, các nhà máy, các khu công nghiệp cần phải xây dựng, nâng cấp hệ thống xử lý rác thải công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế trước khi thải ra môi trường. Tổ chức bộ phận giám sát chặt chẽ về việc xử lý chất thải nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.
+ Thứ ba, tại các địa điểm công cộng tập trung đông người như khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,… nên đầu tư, bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng.
+ Thứ tư, cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Đồng thời thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường.
Tóm lại, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ở mức báo động nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người đều góp sức, chung tay bảo vệ môi trường. Vì bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ mai sau, hãy cùng chung tay, góp sức để gìn giữ một môi trường xanh – sạch – đẹp nhé!...