Hãy vẽ lên giấy hai kiểu cổ biến đổi từ cổ tròn cơ bản mà em thích.
Vẽ một kiểu cổ áo không bâu và một kiểu cổ áo có bâu mà em thích nhất (vẽ từ dạng cổ cơ bản).
Hãy trình bày cách vẽ, cách cắt kiểu cổ tròn cơ bản
CÁCH VẼ
Thân trước
Áo chui đầu: tính từ nếp vải gấp đôi.
Áo cài khuy: tính từ đường giao gấp khuy.
- Rộng cổ: AA1 = 1/5Vc.
- Sâu cổ: AA2 = 1/5Vc + 0,5(cm).
Vẽ hình chữ nhật AA1A3A2. Nối A1A2; I là điểm giữa của A1A2.
Nối A3I, trên IA3 lấy II1 = 1/3A3I. Vẽ cong vòng cổ A1I1A2.
Thân sau
- Rộng cổ: AA1 = 1/5Vc.
- Sâu cổ: AA2 = 1/10Vc - 1(cm).
Vẽ hình chữ nhật AA1A3A2.
Nối A1A2, I là điểm giữa của A1A2.
Nối A3I, trên A3I lấy II1 = 1/2A3I.
Vẽ cong vòng cổ A1I1A2.
CÁCH CẮT
Cắt vòng cổ tùy theo kiểu vòng cổ:
- Viền bọc: cắt theo nét vẽ.
- Viền gấp mép: cắt gia đường may 0,5 ÷ 0,7cm.
Chú ý: Đối với áo cài khuy, phải gấp nẹp trước khi cắt vòng cổ.
Hãy vẽ lên giấy hai kiểu bâu mà em thích nhất.
Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết.
Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích:
- Nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ người nghèo, chống lại kẻ độc ác, tham lam
- Một số nhân vật tương tự như Thạch Sanh, Sọ Dừa…
Hãy vẽ một câu chuyện cổ tích mà em thích
Giúp mình câu này với.
Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết. (trong truyện Cây bút thần)
Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích là:
- Nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ người nghèo, chống lại kẻ ác, tham lam.
Một số nhân vật phổ biến là:
Thạch Sanh, Sọ Dừa,...
em hãy kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích
Cây tre trăm đốt
Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng: “Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho”. Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi ngày một giàu có.
Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, đem con gái gả cho con một nhà phú hộ khác ở trong làng.
Sáng hôm sắp đưa dâu, ông chủ gọi đứa ở lên lừa nó một lần nữa, bảo rằng: “Bây giờ mày lên rừng tìm cho ra một cây tre có trăm đốt đem về đây làm đũa ăn cưới, thì tao cho mày lấy con gái tao ngay”.
Đứa ở tưởng thật, vác dao đi rừng. Nó kiếm khắp nơi, hết rừng này qua rừng nọ, không tìm đâu thấy có cây tre đủ trăm đốt. Buồn khổ quá, nó ngồi một chỗ ôm mặt khóc. Bỗng thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc hiện ra bảo nó: “Tại sao con khóc, hãy nói ta nghe, ta sẽ giúp cho”. Nó bèn đem đầu đuôi câu chuyện ông phú hộ hứa gả con gái cho mà kể lại. Ông lão nghe xong, mới bảo rằng: “Con đi chặt đếm đủ trăm cái đốt tre rồi đem lại đây ta bảo”.
Nó làm theo y lời dặn, ông dạy nó đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.
Nó bèn bó cả lại mà gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, sắp đến lúc rước dâu, nó mới hay là ông chủ đã lừa nó đem gả con gái cho người ta rồi. Nó không nói gì, đợi lúc nhà trai đốt pháo cưới, bèn đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” cho liền lại thành một cây tre trăm đốt, đoạn gọi ông chủ đến bảo là đã tìm ra được, và đòi gả con gái cho nó. Ông chủ lấy làm lạ cầm cây tre lên xem, nó đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì ông ta bị dính liền ngay vào cây tre, không làm sao gỡ ra được. Ông thông gia thấy vậy chạy đến, định gỡ cho, nó lại đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”, thì cả ông cũng bị dính theo luôn, không lôi ra được nữa.
Hai họ thấy thế không còn ai dám lại gần nó nữa. Còn hai ông kia không còn biết làm thế nào đành van lạy xin nó thả ra cho. Ông chủ hứa gả con gái cho nó, ông thông gia xin về nhà ngay, nó để cho cả hai thề một hồi rồi nó mới đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” thì hai ông rời ngay cây tre, và cây tre cũng rời ra trăm khúc.
Mọi người đều lấy làm khiếp phục đứa ở, ông chủ vội gả con gái cho nó, và từ đó không còn dám khinh thường nó nữa.
tham khảo nhé
Hãy nêu một số nét cơ bản về thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông. Những phát minh của người phương Đông cổ đại mà đến nay chúng ta vẫn thừa hưởng.
* Những thành tựu:
- Thiên văn học và lịch là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Việc tính thời lịch chỉ đúng một cách tương đối nhưng nông lịch có ngay tác dụng thực tiễn đối với việc gieo trồng.
- Chữ viết, đầu tiên là chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của người viết. Về sau, để diễn tả linh hoạt hơn, người ta đã dùng những nét tượng trưng thay cho hình vẽ và ghép các nét theo quy ước để thành chữ gọi là chữ tượng ý.
- Toán học cũng ra đời cũng sớm. Cư dân phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số. Ban đầu người Ai Cập dùng những vạch đơn giản và những ký hiệu tượng trưng cho các số 10, 100, 1000… còn hệ thống chữ số A-rập, kể cả số 0 mà ta đang dùng ngày nay, là do người Ấn Độ cổ đại sáng tạo ra.
+ Người Lưỡng Hà thạo về số học,
+ Người Ai Cập thạo về hình học.
- Kiến trúc, người phương Đông xây dựng được nhiều công trình kiến trúc lớn. Tiêu biểu cho các công trình kiến trúc này là các kim tự tháp ở Ai Cập được xây dựng từ khoảng thiên niên kỷ III TCN.
- Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các công trình kiến trúc cổ xưa là hiện thân của sức lao động và trí tuệ sáng tạo của con người.
* Những phát minh của người phương Đông cổ đại mà đến nay chúng ta vẫn còn thừa hưởng:
Mặc dù hiên nay khoa học – công nghệ phát triển nhưng những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông vẫn còn có giá trị thực tiễn của nó. Chẳng hạn, việc quan sát bầu trời, quan sát các vì sao để tính lịch và dự báo về thời tiết cho đến ngày nay vẫn còn phải áp dụng những kinh nghiệm của người phương Đông cổ đại. Hay việc sử dụng các chữ số số học vẫn được áp dụng theo đúng nguyên giá trị của nó, nhất là chữ số 0. Việc đo đạc diện tích ruộng đất hiện nay người ta vẫn phải sử dụng nhiều bài toán hình học của người cổ đại phương Đông. Việc tính toán để xây dựng các công trình, người ta lại tiếp tục mô phỏng theo các kiểu kiến trúc thời cổ đại…
Em hãy kể tóm tắt nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em thích nhất (trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1).
(Lưu ý: Kể tóm tắt lại bằng chữ viết ra giấy và chụp lại nội dung bài làm nộp lại nhé!)