Tại sao các nước châu Á coi trọng ngành dịch vụ
chọn ra 4 hoạt động dịch vụ quan trọng của Châu Âu (Sắp sếp theo mức độ quan trọng giảm dần).Trong các ngành đó, ngành nào chiếm vị trí quan trọng nhất Tại sao
Theo em ,một trong những vấn đè xã hội gay gắt đặt ra cho các nước châu Âu là gì? Vì sao nhu cầu nhập khẩu lao động ở châu âu lại rất lớn?
Đặc điểm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ các nước Châu Á? Những khu vực nào ở Châu Á có thế lợi về nông nghiệp lúa nước, tại sao?
Trình bày tình hình phát triển và phân bố của các ngành kinh tế Châu Á ( Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ)?
+ Nêu tình hình phát triển về nông nghiệp của các nước châu Á?
+ Sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu của các khu vực châu Á?
+ Nêu đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á?
+ Nêu một số nét về ngành dịch vụ châu Á?
Một số nét về ngành dịch vụ châu Á
- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.
- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.
Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á
Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:
- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.
- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.
Tình hình phát triển về nông nghiệp của các nước châu Á
- Ở châu Á, lúa gạo là loại cây lương thực quan trọng nhất. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Trái lại, cây lúa mì và cây ngô được trồng chủ yếu ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.
- Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới (năm 2003).
- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.
- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam hiện nay trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới.
- Các vật nuôi ở châu Á cũng rất đa dạng:
+ Ở các vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt,...
+ Ở các vùng khí hậu tương đối khô hạn, vật nuôi chủ yếu là dê, bò, ngựa, cừu,... Đặc biệt, Bắc Á thuộc vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc.
kể tên những nước có ngành dịch vụ phát triển cao ở châu Á
Ngày nay, hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch...) được các nước coi trọng. Quốc gia có ngành dịch vụ phát triển cao là :
Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn quốc nha bé :)))
Đặc điểm ngành CN,dịch vụ ở châu á?
Nêu một số nét chủ yếu về ngành dịch vụ của châu Á
- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.
- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.
tại sao ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước châu á
Vì có sẵn nguồn nguyên liệu, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ lớn, cần ít vốn và xây dựng nhanh phù hợp với các nước đang phát triển nên ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước châu Á.
Thứ nhất, có nguồn nhân lực dồi dào, rẻ mạt
Thứ hai, máy móc thiết bị hiện đại, cải tiến.
Thứ ba, có trữ lượng khoáng sản phong phú, đồng thời biết cách khai thác, sử dụng và xuất khẩu nó.
Thứ tư, chất lượng sản phẩm cao nên được người tiêu dùng lựa chọn.
Thứ năm, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Thứ sáu, ngoại giao khôn khéo để nhằm buôn bán nhiều.
Thứ bảy, nhiều nguồn đầu tư.
Thứ tám, chính sách hợp lí.
Vì sao ở các nước phát triển có tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cao?
Các nước phát triển ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP vì:
- Ngành dịch vụ đem lại nguồn thu lớn.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật các nước phát triển đáp ứng được yêu cầu của ngành dịch vụ.
- Các nước phát triển đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức.