Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta
B. Có thế mạnh phát triển thủy điện
C. Dân cư tập trung đông, mật độ dân số cao
D. Có thế mạnh phát triển chăn nuôi gia súc
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ngành khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
1. Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
2. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì - kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi...
3. Việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.
4. Tây Bắc có nhiều loại khoáng sản hơn rất nhiều Đông Bắc.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Thế mạnh lớn nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác trong cả nước là
A. khí hậu và thủy văn.
B. khoáng sản và thủy điện.
C. dân cư và nguồn lao động.
D. đất trồng và rừng.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phát triển thuỷ điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
1. Tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng.
2. Cung cấp nguồn điện dồi dào và rẻ cho khai thác và chế biến khoáng sản
3. Làm cho môi trường có những thay đổi không nhỏ.
4. Các nhà máy thuỷ điện lớn tập trung chủ yếu ở Đông Bắc.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
1) Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc ?
2) Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
3) Dựa vào bảng 18.1, hãy vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Bảng 18.1. Giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc (tỉ đồng)
hk có copy bảng dc :<
Tham khảo
Câu 1:
Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:
- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).
+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn). Ngoài ra còn phân bố ở Thái Nguyên, Na Dương.
+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…
⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà: nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).
Câu 2:
Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.
- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…
- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.
- Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.
Câu 3
* Nhận xét:
Trong thời kì 1995 – 2002,
- Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.
+ Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.
+ Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.
⟹ Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn Tây Bắc.
1. Giải thích vì sao trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
2. Dân cư phân bố không đồng đều ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KT - XH ở nước ta ?
3. Giải thích vì sao chè được trồng nhiều nhất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn.
B. Các nhà máy điện công suất lớn đã xây sựng trên các sông chính.
C. Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.
D. Việc phát triển thủy điện của vùng này không ảnh hưởng đến môi trường.
Đáp án: D
Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi, là thượng nguồn của các con sông lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm khiến quá trình phong hóa diễn ra mạnh với lượng mưa lớn tập trung nên phát triển thủy điện ở vùng núi cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái như: bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa hợp lí để tránh hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất, giữ nước ngầm,... => Nhận xét: Việc phát triển thủy điện của vùng này không ảnh hưởng đến môi trường là sai.
Chứng minh rằng Trung du và Miền núi Bắc bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản và tiềm năng thủy điện ?
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản và tiềm năng thủy điện
a) Giàu tài nguyên khoáng sản
- Có nhiều loại khoáng sản
- Các loại khoáng sản chủ yếu
+ Khoáng sản năng liệu (nhiên liệu)
# Than tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn, chất lượng lớn
# Còn có một số mỏ than khác như Thái Nguyên, Lạng Sơn,..
+ Khoáng sản kim loại ; đồng - niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), sắt (Yên Bái), kẽm - chì (Chợ Điền- Bắc Kan), đồng - vàng (Lào Cai), thiếc và booxxit (Cao Bằng)
+ Khoáng sản phi kim loại : apatit (Lào Cai)
+ Vật liệu xây dựng : đá vôi, sét...
b) Giàu tiềm năng thủy điện
- Tiềm năng thủy điện lớn nhất so với các vùng trong cả nước
- Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước, tromng đó tập trung chủ yếu ở sông Đà
Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (ĐÔNG BẮC, TÂY BẮC) VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999
Những chỉ số phát triển nào ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc?
A. Mật độ dân số
B. Tỷ lệ gia tăng dân số và hộ nghèo
C. Thu nhập và tỷ lệ biết chữ
D. Tuổi thọ, tỷ lệ thị dân
Những chỉ số phát triển mà ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc tỷ lệ gia tăng dân số và hộ nghèo.
Đáp án: B.
Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm dân cư dân tộc của vùng Trung du và miền núi phía Bắc?
A. Vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người, các dân tộc phân bố đan xen với nhau
B. Dân cư thưa nhất cả nước, các dân tộc phân bố theo các khu vực riêng biệt
C. Số dân ít, thành phần dân tộc đa dạng, các dân tộc phân bố đan xen với nhau
D. Số dân ít, nhiều dân tộc ít người, các dân tộc phân bố theo các khu vực riêng biệt
Phát biểu đúng về đặc điểm dân cư dân tộc của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là Vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người, các dân tộc phân bố đan xen với nhau (sgk Địa lí 12 trang 145)
=> Chọn đáp án A