Hãy tìm một tiếng cùng vần với tên em. Ví dụ : Loan – ngoan
Thi tìm những tiếng chỉ khác nhau ở vần ao hoặc au.
Em giữ nguyên âm đầu và dấu thanh, chỉ thay vào đó vần ao, au. Ví dụ: báo – báu
cáo – cáu, cao – cau, háo – háu, láo – láu, lao – lau, mào – màu, máo – máu, cháo- cháu, sao – sau, sáo – sáu, …
Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khỏe
Em hãy tìm những từ có nghĩa trái ngược với các từ đã cho. Ví dụ: thông minh - ngốc nghếch,...
tốt – xấu , ngoan – hư , nhanh – chậm , trắng – đen , cao – thấp , khỏe – yếu
Tốt- kém
Ngoan- hư
Nhanh- chậm
Trắng- đen
Cao- thấp
Khỏe- yếu
Viết đúng và luyện phát âm một số từ có đặc điểm sau:
a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v:
- l, ví dụ: lo lắng, lạnh lùng, ...
- n, ví dụ no nê, nao núng, ...
- v, ví dụ: vội vàng, vắng vẻ, ...
b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t:
- n, ví dụ: bàn bạc, bền bỉ, ngăn cản, ...
- t, ví dụ: bắt bớ, luật lệ, buốt giá, ...
c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã:
- Thanh hỏi, ví dụ: tỉ mỉ, nghỉ ngơi, …
- Thanh ngã, ví dụ nghĩ ngợi, mĩ mãn, …
a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v:
- l, ví dụ: long lanh, lạc luộc, lào xào, lanh lợi,...
- n, ví dụ: nôn nao, nâng niu, nền nã,....
- v, ví dụ: vương vấn, vui vẻ, vội vã,...
b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t:
- n, ví dụ: cần mẫn, ngăn chặn, hân hoan, ân cần,...
- t, ví dụ: bắt nạt, bắt mắt, ngặt nghèo,..
c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã:
- Thanh hỏi, ví dụ: chỉn chu, thảnh thơi, sở dĩ,...
- Thanh ngã, ví dụ: dũng sĩ, mãi mãi, nỗ lực,...
Những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ dưới đây là:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
hãy nêu tên và 3 ví dụ tương ứng với 3 biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng
Cách làm giảm tiếng ồn | Biện pháp cụ thể |
Tác động của nguồn âm | Treo biển " Cấm bóp còi " |
Phân tán âm trên đường truyền | Trồng cây xanh |
Ngăn không cho âm đến tai | Xây tường bê tông , làm trần với nhà bằng vật liệu cách âm hoặc hấp thụ âm tốt |
dán biển báo trật tự
nhắc mọi người ko làm ồn
còn vd nữa thì tớ ko biết
a) Điền vào chỗ trống:
– Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ:
+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: …ân lí, …ân châu, …ân trọng, …ân thành.
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ (tiếng) được in đậm: mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì. (in đậm: mâu)
– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví dụ:
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (giành, dành) … dụm, để …, tranh …, … độc lập.
+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp: liêm …, dũng …, … khí, … vả.
b) Tìm từ theo yêu cầu:
– Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, ví dụ:
+ Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo).
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ).
– Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
+ Trái nghĩa với chân thật;
+ Đồng nghĩa với từ biệt;
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài.
c) Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn, ví dụ:
+ Đặt câu với mỗi từ: lên, nên.
+ Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội.
a. Điền vào chỗ trống
- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần:
+ chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành
+ mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì
- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi:
+ dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
+ liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
b. Tìm từ theo yêu cầu:
- Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:
+ Các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo): chặn, chặt, chẻ, chở, chống, chôn, chăn, chắn, trách, tránh, tranh, tráo, trẩy, treo, ...
+ Các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ): đỏ, dẻo, giả, lỏng, mảnh, phẳng, thoải, dễ, rũ, tình, trĩu, đẫm, ...
- Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:
+ Trái nghĩa với chân thật là giả dối.
+ Đồng nghĩa với từ biệt là giã từ.
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã
c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:
- Câu với mỗi từ: lên, nên.
+ Trời nhẹ dần lên cao.
+ Vì trời mưa nên tôi không đi đá bóng
- Câu để phân biệt các từ: vội, dội
+ Lời kết luận đó hơi vội.
+ Tiếng nổ dội vào vách đá.
a. Em hiểu như thế nào về Miêu tả nhân vật trong truyện kể? Cho ví dụ? b. Trình bày một số đặc điểm về thơ lục bát? (số tiếng, cách gieo vần, thanh điệu, nhịp). Phân tích một ví dụ để làm sáng tỏ các đặc điểm đó? c. Phân tích ngắn gọn những đặc điểm của thể loại kí trong văn bản Cô Tô (Nguyễn Tuân)? Giúp em với ạ
Hãy kể tên các kiểu cấu tạo từ Tiếng Việt.Cho ví dụ:
MK CẦN GẤP,AI NHANH MK TICK
I.Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng (VD: sách, bút, điện, trăng...)
II. Từ Phức là từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại thành một ý nghĩa chung.
VD: Sông núi, sách vở, xe đạp, bạn học. Từ phức chia thành hai loại: Từ ghép và từ láy
1. Từ ghép
* Khái niệm: là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa
* Phân loại từ ghép: có hai loại
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp là từ ghép mà nghĩa của nó là nghĩa của các từ đơn tạo thành theo quan hệ song song (hợp nghĩa), nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng.
VD: Núi sông/ sông núi, thay đổi/ đổi thay, mạnh khoẻ/ khoẻ mạnh, vui sướng/ sướng vui; ông cha / cha ông; đau khổ/ khổ đau, quần áo/ áo quần, nhà cửa / cửa nhà,
- Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép có sự phân biệt về nghĩa so với các từ cùng loại (tức là có chung một tiếng nào đó), nghĩa cụ thể hơn.
VD: hạt thóc, bà nội, thợ mộc…
2. Từ láy
* Khái niệm: từ láy là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm
VD: Đẹp đẽ (tiếng gốc là “đẹp”, tiếng láy là “đẽ ”); lướng vướng (tiếng gốc là “vướng”, tiếng láy là “lướng”.)
* Phân biệt các kiểu từ láy: Trong tiếng việt có bốn kiểu từ láy
- Láy tiếng: các tiếng láy hoàn toàn giống nhau
VD: Xanh xanh, ngời ngời, gâu gâu..
- Láy âm: bộ phận phụ âm đầu các tiếng láy giống nhau
VD: khó khăn, hăm hở, rì rào…
- Láy vần: bộ phận vần của các tiếng láy giống nhau
VD: lom khom, bồn chồn, lim dim…
- Láy cả âm và vần: bộ phận phụ âm đầu và bộ phận vần được láy lại (chỉ khác nhau về âm điệu)
VD: khít khịt, dửng dưng, rười rượi..
* Phân biệt các dạng từ láy: có 3 dạng khác nhau:
- Láy đôi: từ láy có hai tiếng: dào dạt, lơ mơ…
- Láy ba: từ láy có 3 tiếng: Sạch sành sanh, dửng dừng dưng…
- Láy tư: Từ láy có 4 tiếng: Hớt hơ hớt hải, lúng ta lúng túng…
+ Láy từng đôi một: quần quần áo áo, cười cười nói nói…
* Nghĩa của từ láy: Nghĩa của từ láy rất phong phú, nhưng có hai dạng cơ bản sau đây:
+ Nghĩa mạnh hơn so với nghĩa của tiếng gốc
VD: xanh xao> xanh; đoàng đoàng > đoàng; lạnh lẽo> lạnh….
Thẳm -> thăm thẳm
+ Nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa của tiếng gốc:
VD: xinh => xinh xinh < xinh; đo đỏ < đỏ
đẹp => đèm đẹp
+ Nghĩa phong phú, tinh tế hơn… so với nghĩa của tiếng gốc:
VD: Nhà thơ Tố Hữu đã dùng nhiều từ láy để miêu tả dáng vẻ tinh nghịch, hồn nhiên, yêu đời của bé Lượm trong những câu thơ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu, chan chứa một tình cảm yêu thương tha thiết:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Kể tên các loại máy cơ đơn giản. Với mỗi loại máy cơ đơn giản, em hãy lấy một ví dụ
Kể tên các loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc (các em tự nêu ví dụ).
Các loai máy cơ đơn giản thường dùng là
Mặt phẳng nghiêng :tấm ván đặt nghiêng,bậc thềm nghiêng,..
Đòn bẩy : đồ mở nút chai,cái búa nhổ đinh,..
Ròng rọc : cần kéo nước,cần cẩu,..