Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích.
Anh chị hãy nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân (cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ.)
Đặc sắc nghệ thuật của truyện
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo
- Sử dụng ngôn ngữ bình dân, tinh tế, có duyên
- Nghệ thuật tả tâm lí tinh tế, đặc sắc
Qua các đoạn trích đã học, hãy phân tích những thành công nghệ thuật của Truyện Kiều (nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên, nghệ thuật miêu tả nhân vật).
Nghệ thuật Truyện Kiều:
- Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại
- Ngôn ngữ văn họ dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ
- Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người
Anh (chị) có những nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù?
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: bằng bút pháp lý tưởng hóa
- Cảnh cho chữ trong tác phẩm có nghệ thuật tương phản làm nổi bật cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, tính cách với hoàn cảnh
+ Thủ pháp đối lập cảnh tượng hiện lên đầy đủ vẻ uy nghi, rực rỡ của nó
- Ngôn ngữ: giàu chất tạo hình, biểu cảm, gợi được không khí thời đại (cổ kính, thiêng liêng…)
Những nét độc đáo về việc quan sát và miêu tả nếp sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân miền núi. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tác phẩm.
Nét độc đáo trong cách quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi:
- Chi tiết, hình ảnh miêu tả núi rừng đậm chất thơ
- Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động. Truyện có kết cấu, bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt lôi cuốn, sự đan cài chi tiết khéo léo
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng nhiều bút pháp khác nhau khắc họa được tính cách, số phận nhân vật: tả tâm lí, ngoại hình gắn với suy nghĩ thầm lặng
- Ngôn ngữ mang âm hưởng núi rừng, giọng điệu trần thuật có sự hòa kết giọng người kể với nhân vật tạo chất trữ tình
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả:
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật độc đáo, thể hiện qua các tình huống độc đáo của văn bản
- Ngôn ngữ truyện đậm chất lời ăn tiếng nói của người nông dân bình dị, chân chất
1)hãy diễn tả lại diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích.
2) Xét trên phương diện nghệ thuật , đoạn trích đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào để miêu tả nội tâm nhân vật ?
Qua truyện ngắn “Làng”, em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả
● Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, rất hợp lý. Từ chỗ đau đớn rụng rời đến chỗ bế tắc tuyệt vọng và cuối cùng là sung sướng, hả hê, giải tỏa tâm lý bằng cái tin cải chính.
● Ngôn ngữ nhân vật: Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống. Nhân vật ông Hai của mình nói năng, suy nghĩ, hành động một cách hết sức tự nhiên y như con người thật ở ngoài đời, thể hiện tâm hồn bình dị của người nông dân ít học nhưng rất tha thiết với kháng chiến
Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ.
- Nghệ thuật tả cảnh của bài thơ vừa có nét cổ điển vừa có nét hiện đại
+ Bài thơ chủ yếu là gợi tả không phải miêu tả, nên có tính cô đọng, hàm súc cao
+ Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng linh hoạt để tạo tác hình ảnh thơ
+ Biện pháp điệp vòng nhấn mạnh vào chữ “hồng”- nhãn tự của bài thơ, xua đi mệt mỏi của người chiến sĩ tù đày
Qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du?
THAM KHẢO
-Nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều là:
- Nghệ thuật ước lệ, bút pháp lí tưởng hoá.
- Nghệ thuật gợi tả: tác giả sử dụng nhiều phép ẩn dụ, điển tích điển cố, thành ngữ để miêu tả vẻ đẹp của hai chị em.
- Nghệ thuật đòn bẩy: Nguyễn Du miêu tả Vân trước rồi Kiều sau để làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: Vân hiện lên với qua đẹp ngoại hình qua bốn câu thơ. Còn Kiều mang cả vẻ đẹp ngoại hình, tài năng phẩm chất và tâm hồn qua 12 câu thơ. ( dung lượng câu thơ lớn cùng nghệ thuật đòn bẩy cho thấy dụng công của Nguyễn Du nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều)