Sau bài thực hành hóa học trong chất thải ở dạng dung dịch chứa các ion: Cu2+, Fe3+, Zn2+, Pb2+, Hg2+. Dùng chất nào sau đây có thể xử lí sơ bộ các chất trên?
A. HNO3
B. Etanol
C. Giấm ăn
D. Nước vôi dư.
Để tách riêng ion Zn2+, Cu2+, Fe2+ ra khỏi hỗn hợp thì có thể dùng các hóa chất nào sau đây?
A. Các dung dịch KOH, NH3, H2SO4
B. Các dung dịch NH3, H2SO4, HCl
C. Các dung dịch H2SO4, KOH, BaCl2
D. Các dung dịch H2SO4, NH3, HNO3
Có 2 dung dịch riêng lẻ, chứa các anion NO3- , CO32- .Có thể dùng những hóa chất nào sau đây để nhận biêt được từng ion trong dung dịch đó?
A. Dung dịch HCl và Cu
B. Dung dịch HCl và CuO
C. Dung dịch HCl và Br2
D. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH
Đáp án A
Hướng dẫn CO32- + 2H+ → CO2↑ + H2O
Nhận biết được CO32-
Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch gồm glixeron, andehit axetic, glucozơ. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các lọ trên?
A. Qùy tím và AgNO3/NH3
B. CaCO3/ Cu(OH)2
C. CuO và dd Br2
D. AgNO3/NH3 và Cu(OH)2/OH- đun nóng
Đáp án D
Hướng dẫn :
-AgNO3/NH3nhận biết anđehit axetic.
-Cu(OH)2 phân biệt được glucozo và glixerol khi đun nhẹ.
Có 3 ống nghiệm riêng rẽ, mỗi ống chứa một trong các ion sau: SO42-, SO32-, CO32-. Có thể dùng những hóa chất nào trong dãy sau đây để nhận biết từng ion?
A. Dung dịch Ca(OH)2
B. Dung dịch HCl, dung dịch Br2 và BaCl2
C. Dung dịch HCl, dung dịch Br2 và NaOH
D. Dung dịch HCl, dung dịch Ca(OH)2
Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng dư chất nào sau đây?
A. Mg
B. Cu
C. Ba
D. Na
Có dung dịch hỗn hợp chứa các ion Fe3+, Al3+, Cu2+. Dùng những dung dịch nào sau đây có thể tách riêng từng ion ra khỏi hỗn hợp?
A. Dung dịch NaOH, NH3
B. Dung dịch NaOH, NH3, HCl
C. Dung dịch NaOH, HCl, H2SO4
D. Dung dịch Ba(OH)2, NaOH, NH3
Cho các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO3, Na2S, HCl. Chỉ dùng một chất nào sau đây có thể nhận biết được cả 5 chất trên?
A. Quì tím
B. H2SO4
C. Pb(NO3)2
D. BaCl2
Đáp án A
Thí nghiệm trên từng lượng nhỏ hóa chất
Cho quỳ tím vào từng dung dịch: HCl làm quì tím hóa đỏ, Na2CO3 làm quì tím hóa xanh.
Cho HCl vào 3 mẫu thử còn lai. Lọ có khí thoát ra có mùi trứng thối là Na2S, lọ có khí mùi sốc là Na2SO3, lọ còn lại không hiện tượng là NaCl.
PTHH
2HCl + Na2S → 2NaCl + H2S
2HCl +Na2SO3 → 2NaCl + SO2 + H2O.
Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên?
A. H2O
B. HCl
C. H2SO4
D. Fe(OH)2
Đáp án A
- Hòa tan lần lượt các mẫu vào nước, mẫu chất rắn nào tan là BaO
PTHH: BaO + H2O → Ba(OH)2
- Lấy Ba(OH)2 cho vào 2 chất rắn, chất nào tan ra là Al2O3 còn lại là MgO
PTHH: Ba(OH)2 + Al2O3 + H2O → Ba(AlO2)2 + 2H2O
Hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được đồng thời các dung dịch NaI, KCl và BaBr2?
A. Dung dịch AgNO3
B. Dung dịch HNO3
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch H2SO4