Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
10 tháng 4 2019 lúc 15:07

Lời giải:

Trong thế kỉ XI-XV, Đại Việt liên tục phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược từ các thế lực phong kiến phương Bắc như quân Tống, quân Mông- Nguyên, quân Minh. Chỉ trừ sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1407), còn lại các cuộc đấu tranh đều giành thắng lợi

=> Các tác phẩm văn học thời kì này tập trung phản ánh lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc

Đáp án cần chọn là: A

mạnh cường
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
25 tháng 2 2022 lúc 11:31

9.A
10.A
11.D
12.C

Tryechun🥶
25 tháng 2 2022 lúc 11:32

A
A
D
C

Nguyễn acc 2
25 tháng 2 2022 lúc 11:33

Câu 9: Vì sao lòng yêu nước, tự hào dân tộc trở thành đề tài chính trong các tác phẩm văn học Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV?

A. Do Đại Việt liên tục phải đấu tranh chống ngoại xâm và giành thắng lợi

B. Do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo

C. Do Đại Việt là quốc gia hùng mạnh nhất Đông Nam Á

D. Do ảnh hưởng của tư tưởng đại Hán

Câu 10: Thành phần quan lại thời Lê sơ có điểm gì khác so với thời Lý- Trần?

A. Có nguồn gốc từ các nho sĩ tri thức đỗ đạt.                  

B. Chủ yếu là quý tộc, vương hầu.

C. Chủ yếu thống qua tiến cử và bảo cử.

D. Có nhiều quyền lợi về kinh tế và chính trị.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự hoàn thiện của bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông so với thời Lý – Trần?

A. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành cà điều hành công việc.

B. Đưa chế độ thi thử vào nền nếp.

C. Bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất.

D. Chia cả nước thành 15 đạo thừa tuyên.

Câu 12: Nội dung nào sau đây phản ánh không chính xác đặc điểm của luật pháp Đại Việt trong thế kỉ XI-XV?

A. Hướng tới bảo vệ quyền lợi triều đình, bảo vệ chế độ quân chủ

B. Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

C. Có một số điều luật bảo vệ cho những thành phần dễ bị tổn thương trong xã hội

D. Mang tính giai cấp và đẳng cấp.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 11 2019 lúc 3:42

- Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

- Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp quê hương đất nước

Thanh Long Nguyen
Xem chi tiết
Thanh Long Nguyen
23 tháng 12 2023 lúc 10:46

A /B/C/D

Võ Bình Minh
Xem chi tiết
Trần Thị Nghĩa
18 tháng 3 2016 lúc 9:57

* Văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ, phong phú, đa dạng và thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

* Tư tưởng, tôn giáo

- Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị. Đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục thi cử. Mặc dù vậy, từ thế kỉ X đến thế kỉ XV trong nhân dân ảnh hưởng của Nho giáo còn ít.

- Phật giáo trong các thế kỉ X-XV, đặt biệt thời Lý - Trần, phật giáo lại giữ vị trí quan trọng và rất phổ biến. Các nhà sư được tôn trọng tham gia bàn việc nước như Ngô Châu Lưu, Vạn Hạnh, Đỗ Thuận... Từ vua đến quan và dân đều sùng đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa đúc chuông tô tượng. Chùa mọc khắp nơi, sư sãi đông.

- Đạo giáo truyền bá trong nhân dân, hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian. Một số đạo quán được xây dựng.

- Các tín ngướng: thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng nước, các thần của tự  nhiên... ngày càng phổ biến.

* Giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học -  kĩ thuật.

- Giáo dục

+ Vai trò nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài nhằm xây dựng nhà nước vững chắc.

+ Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện, phát triển trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.

Giáo dục phát triển tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh...

Như vậy, thế kỉ XI-XV, giáo dục trở thành nguồn đào tạo quan lại, người tài, trí thức cho đất nước.

- Văn học

+ Văn học chữ Hán phát triển: Công cuộc xây dựng đất nước và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trở thành chủ đề chính của các bài thơ, phú và hịch như Hịch tướng sĩ, Bạch đằng giang phú, Bình ngô đại cáo... Hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Văn học dân tộc càng phát triển.

+ Truyện kí: Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái.

+ Thế kỉ XI-XII, chữ Nôm ra đời thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước tự hào dân tộc đánh dấu sự phát triển của văn học dân tộc. Xuất hiện một số nhà thơ Nôm.

+ Đặc điểm của văn học: thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước. Đánh dấu sự hình thành của văn học dân tộc.

- Nghệ thuật

+ Nghệ thuật kiến thúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ theo hướng phật giáo: phát triển các chủ tháp được xây dựng như chùa một cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích...

+ Kiến trúc Nho giáo: xây dựng cung điện, thành quách, kinh đô Thăng Long được xây dựng từ thời Lý. Thành nhà Hồ được xây dựng ở cuối thế kỉ XIV là những công trình nghệ thuật tiêu biểu và đặc sắc của Việt Nam.

+ Kiến trúc Chăm: Phía nam nhiều công trình đền tháp Chăm được xây dựng mang phong cách nghệ thuật độc đáo.

- Nghệ thuật điêu khắc: Những công trình trạm khắc ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo có những nét đặc sắc như: rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở...

- Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ra đời và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.

- Âm nhạc phát triển với các nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh.

- Ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến, các cuộc thi đấu, vật, bơi trải.

- Khoa học kỹ thuật

+ Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV, nhiều công trình khoa học ra đời như: 

Sử học: Đại việt sử kí của Lê Văn Hưu (thời Trần), Đại Việt sử lược, Trùng Hưng thực lục, Việt Nam thế chí.

Chính trị: Hoàng triều đại điển

Quân sự: Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

+ Kỹ thuật: Hồ Nguyên Trừng đã cho chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến có lầu. Kinh đo Thăng Long được xây dựng.

Văn hóa Đại Việt (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV) đạt đến trình độ phát triển cao và toàn diện, phong phú và đa dạng, dù có chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc, được gọi là văn hóa Thăng Long - văn minh Đại Việt.

 

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 6 2018 lúc 13:53

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 5 2018 lúc 10:16

Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo

- Văn học giai đoạn đầu TK XX tới Cách mạng tháng Tám:

+ Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than

+ Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá

b, Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học

+ Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì

+ Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm

+ Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống

- Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ

+ Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc

+ Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
25 tháng 11 2018 lúc 9:21
Lĩnh vực Thành tựu
Văn học

- Văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, hịch, phú nổi tiếng như “ Nam quốc Sơn Hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bạch Đằng giang phú”, “Bình Ngô đại cáo”...

- Văn thơ chữ Nôm xuất hiện: Quốc âm thi tập, Hồng Đức thi tập

- Văn học dân gian tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu.

Nghệ thuật

- Nhiều công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi: chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, chương Quy Điền,...

- Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hồ được xây dựng và trở thành điển hình nghệ thuật xây thành.

- Tháp Chăm được xây dựng nhiều và mang phong cách đặc sắc.

- Nhiều tác phẩm điêu khắc mang hoa văn, họa tiết độc đáo

- Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng ra đời và ngày càng phát triển.

- Âm nhạc phát triển có nhiều nhạc cụ như cơm sáo, tiêu, đàn cầm, cồng chiêng...

- Múa được tổ chức vào các ngày lễ, ngày mùa.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 12 2017 lúc 6:43

Đáp án C