Trình bày vai trò của tảo ?
Trình bày vai trò của tảo, rêu- Lấy ví dụ
Giải BT bài rêu, cây rêu Sinh học 6
Vai trò của tảo:
1.Vai trò của tảo trong thiên nhiên
- Tảo có khả năng quang hợp,hút CO2,thải O2 vào nước làm tăng lượng o2 trong nước.
- Tảo tạo ra một lượng hữu cơ rất lớn.
- Có khả năng tự làm sạch môi trường do tảo có khả năng hấp thu khuấy chất trong nước cung cấp O2 cho sinh vật hiếm khí hoạt động.
- Tảo là nguồn thức ăn cho các động vật nhỏ sống trong nước và là nguồn thức ăn của tôm cá,côn trùng…….
-Tảo đa số sống ở nước (ngọt và mặn).Sống trôi nổi ở trên mặt nước làm thành phần chủ yếu và nơi trú ngụ cho bọn sinh vật phù du.
2. Vai trò của tảo trong đời sống của con người
Tảo có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người:
Nhiều tảo làm thức ăn cho con người
như:rau diếp biển, rau câu, rong thạch, rong mứt…
Tảo chứa các chất hữu cơ,khoáng chất như iod, moliden, fluo, kali và nhiều vitamin…,nên có rất nhiều giá trị trong các lĩnh vực: làm đẹp, sức khỏe, dinh dưỡng
a.Vai trò làm đẹp:
- Vì tảo biển chứa nhiều nước, muối khoáng và dinh dưỡng cho cơ thể nên thường được sử dụng trong công nghệ chăm sóc da.Tảo phóng thích ra các hoạt chất có tác dụng rất tốt cho da: Dầu tắm, kem dưỡng mặt và toàn thân nhờ lượng Mg, Kali làm săn da, giảm hiện tượng sần da,da vỏ cam.
- Chiết suất làm thuốc đắp mặt nạ, kem ví dụ như tảo đỏ Asparagopsis có tính năng diệt khuẩn và nấm giúp chống mụn và gàu.
b.Vai trò trong dinh dưỡng:
làm thức ăn trực tiếp cho con người.
Chỉ có 12 nhó tảo được dùng trong ẩm thực và sử dụng dưới dạng tươi để chế biến các món salad, luộc, hấp, nướng hoặc súp. Những món ăn từ tảo rất thích hợp với người ăn chay và kém tiêu hóa.
*Một số tảo thường dùng làm thực phẩm sau:
- Nori hoặc tím laver: protein chiếm 30 – 50%, và khoảng 75% đó là digestible,vitamin rất cao như A, C, axit folic
- Tảo đỏ chứa nhiều vitamin A,được dùng chế biến các món salad hoặc kết hợp với các thực phẩm như; sò, nghêu, ốc, hến…
- Tảo biển màu đỏ như rong mứt( Porphyra) là loại rong biển quý chưa nhiều vitamin, khoáng chất và protein.Ở dạng khô dùng nhiều trong các bưa ăn hằng ngày ngay của người Trung hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, và người sứ wales.
Trong tảo này chứa nhiều vitamin A, B
- Kombu hoặc Haidai:
loài này chứa khoảng 10% protein,2% chất béo có ích và số lượng khoáng chất và vitamin. Haidai được coi như là một loại rau xanh nó thường được nấu chín trong sup với các thành phần.Kombum có màu xanh được đun sôi với cá, thịt và soups. Kombum có màu xanh lá cây và tra kom bum được sử dụng như một trà giải khát.
- Tảo Spilurina có dạng sợi xoắn, là nguồn thực phẩm bổ sung hàm lượng protein cao như thành phần axitamin giống trứng gà có thành phần glucid dễ tiêu hóa.
- Rau câu (Glacilaria) là nguồn agar. Glacilaria tươi được sử dụng như một loại rau quả. Được dùng làm nộm nấu thạch ăn như một món ăn giải khát.
- Rong thạch (Gelidium) làm bánh, mứt, keo,….
c.Vai trò đối với sức khỏe và y học:
- Tảo biển có nhiều sinh tố và vi lượng như Betacrotene, là chất chống oxi hóa, tiền sinh tố A.
- Tảo biển có thể ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư vú do có tác dụng làm giảm lượng Estrogen nguyên nhân gây ra ung thư. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên bổ sung tảo biển trong chế độ ăn hằng ngày để cân bằng lại
- Chiết suất từ tảo được dùng làm thuốc sủi hoặc thuốc viên nang và cả những thuốc không tan trong dạ dày chỉ phóng thích hoạt chất trong ruột non. Làm thuốc sát trùng cầm máu
3. Vai trò trong công nghiệp:
- Một số được sử dụng để sản xuất ra các chất có ý nghĩa trong y học và phòng thí nghiệm
- Polysaccharid chiết xuất từ tảo biển để làm môi trường bán dẫn
- Tảo dùng làm phân bón và nguồn nguyên liệu chế biến Brom và Iod như tảo sừng hươu(Fucus)
- Rong mơ(Sargassum): chế biến nguyên liệu dùng trong công nghiệp(hồ dán,tơ nhân tạo…).Trong nông nghiệp dùng làm thuốc trừ sâu ,phân bón
3. Vai trò của tảo trong nông nghiệp:
- Các nhà nông học từ lâu đã cho rằng nếu tận dụng tốt hệ tảo trong ao hồ sẽ nâng cao độ màu mỡ cho đất trồng. Tảo đơn bào được đưa vào bón ruộng, đã nâng cao sản lượng cây có hạt trung bình 15%. Lượng đạm ở đất sau thời kỳ đất được tưới bón bằng tảo tăng từ 3 - 4 lần so với đối chứng.
- Nhiều loài gia cầm rất thích ăn tảo, trong đó phải kể tới tảo Chlorella. Động vật ăn tảo tăng trọng, tăng lượng trứng và tình trạng sức khỏe của chúng có tốt hơn.
- Tảo được sử dụng không chỉ để nâng cao mức sản xuất của các vực nước, tăng độ màu mỡ cho đất, mà còn để thu hoạch các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng và y học.
II. Tác hai của tảo gây ra:
1.Hiện tượng thuỷ triều đỏ:
2. Hiện tượng nước nở hoa:
1.Hiện tượng thuỷ triều đỏ:
Loài này sẽ phát triển lấn át các loài khác và đạt mật độ hàng triệu tế bào trong một lít nước gây nên hiện tượng đổi màu nước.Nhiều thành phần độc tố trong thủy triều đỏ có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh.
2. Hiện tượng nước nở hoa:
Sự nở hoa nước (water bloom) hay sự phát triển mạnh mẽ một số loài vi tảo nào đó làm nước có màu ở các thủy vực khác nhau. Khi chúng phát triển quá mức khiến hàm lượng oxy trong nước bị giảm đi đột ngột. Đó là nguyên nhân làm cho cá bị chết ngạt. Một số tiêt ra độc tố (Cyanotoxin) làm suy yếu và gây chết cho các vi sinh vật đã ăn chúng.
- Ngành tảo phần phụ( Haptophyta hay Prymnesiophyta) có khả năng gây ra hiện tượng nước nở hoa tạo thành hợp chất DMS làm trở ngại việc đánh cá.
- Một số tảo ở ruộng lúa như tảo vòng( Chara), tảo xoắn ( Spirogira ) cũng gây hại cho lúa ví chúng sử dụng oxi khoáng chất trong ruộng, và sợi tảo có thể gắn chặt gốc cây làm cho lúa khó đẻ nhánh.
Cùng với các thực vật ở nước khác, khi quang hợp, tảo thải ra khí oxy giúp cho sự hô hấp của các động vật ở nước. Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nước khác. Tảo có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc, ví dụ: tảo tiểu cầu (có nhiều chất dạm và một ít vitamin C, B12), rau câu,... Một số tảo được dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm,...
Tảo cũng có thể gây hại: một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng "nước nở hoa", khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm những động vật dưới nước bị chết; tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây làm cây lúa khó đẻ nhánh.
câu 1 : Trình bày vai trò của thực vật . các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thục vật
Câu 2 : trình bày vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên, trong nông nghiệp ? lấy ví dụ vai trò của vi khuẩn trong noog nghiệp và công nghiệp
Câu 3 : Kể tên các đại diện của nghành sau : Nghành Tảo , ngành rêu , ngành dương xỉ , ngành hạt trần và ngành hạt kín.
câu 4 :Nhận xét; Số luongj thực vật hạt kín đối với các ngành khác; số luongj cây trồng so với cây hoang dại ? Nấm và địa y có phải thực vật không ??????
28-Trình bày vai trò của gan trong sự điều hòa glucozơ khi sau bữa ăn?
29-Trình bày vai trò của gan trong sự điều hòa glucozơ khi xa bữa ăn?
Tham khảo
28 .∗ Điều hòa glucôzơ huyết:
- Sau bữa ăn, gan nhận được nhiều glucôzơ từ tĩnh mạch cửa gan, được gan điều chỉnh bằng cách biến đổi thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ, phần glucôzơ dư thừa sẽ được chuyển thành các phân tử mỡ và được chuyển tới dự trữ trong các mô mỡ, đảm bảo cho nồng độ glucôzơ trong máu giữ tương đối ổn định.
- Sự hoạt động của các cơ quan làm lượng glucôzơ máu có xu hướng giảm, gan sẽ chuyển glicôgen dự trữ thành glucôzơ, đồng thời gan tạo ra glucôzơ mới từ các hợp chất hữu cơ khác.
tham khảo
28.
Chức năng của gan trong điều hòa lượng đường trong máuSau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôxơ máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra insulin. Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời làm cho các tê bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ.
Tham khảo
28.
*Điều hòa glucôzơ huyết:
- Sau bữa ăn, gan nhận được nhiều glucôzơ từ tĩnh mạch cửa gan, được gan điều chỉnh bằng cách biến đổi thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ, phần glucôzơ dư thừa sẽ được chuyển thành các phân tử mỡ và được chuyển tới dự trữ trong các mô mỡ, đảm bảo cho nồng độ glucôzơ trong máu giữ tương đối ổn định.
- Sự hoạt động của các cơ quan làm lượng glucôzơ máu có xu hướng giảm, gan sẽ chuyển glicôgen dự trữ thành glucôzơ, đồng thời gan tạo ra glucôzơ mới từ các hợp chất hữu cơ khác.
29.
Xa bữa ăn nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống, kích thích tế bào a tụy tiết ra hoocmôn glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen có ở trong gan thành glucôzơ. Glucôzơ từ gan vào máu, làm cho nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ở nồng độ ổn định
Câu 1: Trình bày vai trò, phân loại phân bố của CN điện tử tin học
Câu 2: Trình bày vai trò, đặc điểm, phân bố của CN sản xuất hàng tiêu dùng và CN thực phẩm. Liên hệ với VN
Câu 3: Vai trò của tổ chức lãnh thổ CN
Câu 4: Nêu các đặc điểm của 1 số hình thức tổ chức lãnh thổ CN ( điểm CN, khu CN tập trung, vùng CN, trung tâm CN và nếu ví dụ )
Trình bày vai trò của nấm
tham khảo:
Đối với tự nhiên: Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. Vd: Các nấm hiển vi trong đất.
– Đối với con người:
+ Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì…Vd: nấm men.
+ Làm thức ăn, làm thuốc. Vd: men bia, nấm linh chi…..
Tham khảo
* Nấm có ích:
– Đối với tự nhiên: Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. Vd: Các nấm hiển vi trong đất.
– Đối với con người:
+ Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì…Vd: nấm men.
+ Làm thức ăn, làm thuốc. Vd: men bia, nấm linh chi…..
* Nấm có hại:
– Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật (vd: nấm von sống bám trên than lúa) và con người (vd: bệnh hắc lào, nước ăn tay chân…).
– Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng…
– Nấm gây ngộ độc cho người. Vd: nấm độc đỏ, nấm đọc đen….
Vai trò của nấm:
+ Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.
+ Sản xuất rượu, bia.
+ Chế biến một số thực phẩm.
+ Làm thức ăn.
+ Làm dược liệu.
+ Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng.
+ Làm men nở bột mì.
+ Một số loại nấm gây ngộ độc cho người, kí sinh gây bệnh cho thực vật.
Trình bày vai trò của nấm
tham khảo
Vi nấm đóng 1 vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, chúng phân hủy các vật chất hữu cơ và không thể thiếu được trong chu trình chuyển hóa và trao đổi vật chất. Một số loài nấm có thể nhận thấy được khi ở dạng quả thể, như nấm lớn và nấm mốc. Nấm được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống lẫn sản xuất.
Trình bày vai trò của nấm?
REFER
* Nấm có ích:
– Đối với tự nhiên: Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. Vd: Các nấm hiển vi trong đất.
– Đối với con người:
+ Sản xuất rượu, bia, chế biến một số thực phẩm, làm men nở bột mì…Vd: nấm men.
+ Làm thức ăn, làm thuốc. Vd: men bia, nấm linh chi…..
* Nấm có hại:
– Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật (vd: nấm von sống bám trên than lúa) và con người (vd: bệnh hắc lào, nước ăn tay chân…).
– Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng…
– Nấm gây ngộ độc cho người. Vd: nấm độc đỏ, nấm đọc đen….
Tham khảo:
1/ Vai trò: quan trọng đối với tự nhiên và con người như: phân hủy xác động vật, thực vật làm sạch môi trường; làm thức ăn cho con người (ví dụ: nấm mộc nhĩ, nấm rơm,…); dùng làm dược liệu (ví dụ: nấm lonh chi, nấm Pencillium…). Tác hại: Một số loại nấm độc nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc, thậm chí tử vong.
trình bày vai trò và tính chất của hoocmon, vai trò tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận
- Vai trò của hoocmon:
+ Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể
+ Điều hòa các quá trình sinh lý
- Tính chất của hoocmon:
+ Mỗi loại hoocmon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định
+ Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao
+ Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài
- Vai trò của tuyến yên:
+ Giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác
- Vai trò của tuyến giáp:
+ Có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất
- Vai trò của tuyến tụy:
+ Chức năng ngoại tiết: tiết dịch tụy
+ Chức năng nội tiết: các tế bào đảo tụy tiết hoocmon điều hòa lượng đường trong máu
- Vai trò của tuyến trên thận:
*Hoocmon vỏ tuyến:
+ Lớp ngoài: tiết hoocmon điều hòa các muối natri, kali trong máu
+ Lớp giữa: tiết hoocmon điều hòa lượng đường huyết (tạo glucose từ protein và lipit)
+ Lớp trong: tiết các hoocmon điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam
*Hoocmon tủy tuyến:
+ Có cùng nguồn gốc với thần kinh giao cảm.
+ Tiết hai loại hoocmon là adrenalin và noradrenalin gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản và góp phần điều chỉnh lượng glucagon điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.
Viết đoạn văn trình bày nhận thức của em về vai trò của sách(vai trò của việc đọc sách) đối với con người
Sách là nguồn cung cấp cho con người những kiến thức, những bài học bổ ích và cần thiết trong cuộc sống. Sách có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Đọc 1 quyển sascg, ta như được hiểu thêm về thê giới xung quanh ta, giúp ta trở nên tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, dám đối mặt với cuộc sống. Sách cũng giúp chúng ta hiểu thêm về chính bản thân mình, để ta hoàn thiện lại mình hơn. Sách còn là người bạn, giúp ta vượt qua những nỗi đau trong cuộc sống. Tuy nhiên, có bạn tốt thì cũng có bạn xấu. Có rất nhiều cuốn sách độc hại, vô bổ, ảnh hương xấu đến chúng ta. Hãy chăm chỉ đọc, để giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé