Câu 5: kể một tấm gương bảo vệ lẽ phải mà em biết?
Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) kể về một tấm gương anh hùng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8, lập lên nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất đất nước. Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu " Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới." Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo. Nhờ có sự lãnh đạo của Bác mà Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp nay đã thành một nước độc lập. Để biết ơn Bác, em nguyện ngoan ngoãn chăm học làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
bạn tham khảo ở đây nhé
Chị là người mưu trí, dũng cảm. Chị Sáu đã có nhiều chiến công hiển hách. Năm 1948, chị được tổ chức phân công đánh phá buổi lễ mít tinh mừng ngày Quốc khánh nước Pháp 14/7/1948. Chị tung lựu đạn vào khán đài có tính trưởng Lê Thành Trường đểgiải tán buổi lễ. Chiến công này tạo cho chị nhiều cơ hội lập công mới. Chị được Đảng giao cho nhiệm vụ trừ gian diệt tề. Tháng 2 năm 1950, trong một lần làm nhiệm vụ, không may chị sa vào tay quân thù. Giặc dùng đủ mọi cực hình tra tấn chị nhưng chị không khuất phục và không khai báo điều gì. Địch đày chị ra Côn Đảo. Bảy giờ sáng ngày 23/1/1952, chúng xử tử chị, khi ấy chị mới tròn mười chín tuổi. Ngày 3/6/1993, chị Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.
chúc bạn học tôt!
Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) kể về một tấm gương anh hùng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:
- Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.
Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.
Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào nội chiến do hai chúa: Chúa Trịnh chuyên quyền lấn áp vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn.
Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta.
Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Tiếc thay, mọi cải cách của ông đang tiến hành thì ông đột ngột từ trần. Người anh hùng áo vải, cờ đào khi ấy chỉ mới bốn mươi tuổi. Vua Quang Trung mất đi để lại trong lòng người dân Việt sự kính trọng, mến tiếc khôn nguôi và lòng tự hào về một anh hùng chống ngoại xâm lỗi lạc.
Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) kể về một tấm gương anh hùng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:
- Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.
Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.
Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:
- Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.
Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.
Kể một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết từ 3 đến 5 câu
Bạn Lan là bạn học cùng lớp lại ở gần nhà em. Gia đình Lan khó khăn hơn gia đình em nhiều. Bố bạn mất từ sớm, mẹ bạn ốm yếu lại nuôi thêm hai em nhỏ nên cuộc sống của Lan rất vất vả. Sau mỗi buổi học, Lan thường phụ mẹ đi bán hàng, làm việc gia đình giúp đỡ mẹ. Tối đến, sau khi dọn hàng, khuya muộn nhưng Lan vẫn cố gắng học bài và làm bài đầy đủ để mai đi học. Mặc dù vậy nhưng Lan vẫn luôn học tốt và luôn đứng đầu lớp. Lan thật xứng đáng cho các bạn khác noi theo.
Bạn Lan là bạn học cùng lớp lại ở gần nhà em. Gia đình Lan khó khăn hơn gia đình em nhiều. Bố bạn mất từ sớm, mẹ bạn ốm yếu lại nuôi thêm hai em nhỏ nên cuộc sống của Lan rất vất vả. Sau mỗi buổi học, Lan thường phụ mẹ đi bán hàng, làm việc gia đình giúp đỡ mẹ. Tối đến, sau khi dọn hàng, khuya muộn nhưng Lan vẫn cố gắng học bài và làm bài đầy đủ để mai đi học. Mặc dù vậy nhưng Lan vẫn luôn học tốt và luôn đứng đầu lớp. Lan thật xứng đáng cho các bạn khác noi theo
^3^
Hiệp sĩ công nghệ số Nguyễn Công Hùng
Vốn có niềm đam mê mảnh liệt vơi công nghệ thông tin.Thế nhưng số phận lại trêu đùa khi từ nhỏ anh đã mắc chứng bệnh liệt toàn thân.Những tưởng cánh cửa ước mơ đã dần khép lại đối với anh.Thế nhưng niềm đam mê về học tập ở thế giới công nghệ thông tin là vô bờ.Anh đã lấy điểm yếu của bản thân làm động lực cho cuộc sống.Tiếp tục học hỏi,rèn luyện và mở trung tâm công nghệ thông tin cho người khuyết tật.Để giúp đỡ hàng triệu số phận giống như mình,có cơ hội được học tập
Kể một câu chuyện nói về tấm gương hiếu hoc mà em biết
Chúng ta được sinh ra và lớn lên trong một môi trường hòa bình, yên ấm. Chúng ta được học tập, sinh hoạt trong những điều kiện tốt nhất, nhưng trong cuộc sống này vẫn còn bao hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn, đó là những bạn học mồ côi cha mẹ, hay gia đình khó khăn. Nhưng điều đáng quý nhất ở các bạn học này chính là sự nỗ lực không ngừng trong cuộc sống, đó chính là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo. Em có biết một tấm gương về tinh thần hiếu học, đó là một tấm gương thực mà em trực tiếp quan sát được trong lớp học của mình.
Bạn Hiếu lớp em là một tấm gương như vậy, nhà của bạn Hiếu rất nghèo, bố mất sớm chỉ có hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Hiếu không làm cho Hiếu nhụt chí mà luôn cố gắng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, trong học tập của mình.
Vì gia đình khó khăn nên ngoài giờ lên lớp thì Hiếu thường giúp mẹ làm những công việc nhà như: quét rọn nhà cửa, nấu cơm, chăn trâu…mọi công việc đều được Hiếu làm một cách nhanh nhẹn và tươm tất. Ở trên lớp, Hiếu cũng là một trong những thành viên tham gia tích cực nhất vào các hoạt động lao động, vệ sinh tập thể.
Hiếu là một học sinh xuất sắc của lớp chúng em, tuy phải giúp mẹ làm những công việc nhà nhưng mỗi khi có thời gian rảnh thì Hiếu lại mang sách vở ra học, trên lớp Hiếu cũng rất chú ý vào những bài giảng của thầy cô, hắng hái phát biểu bài, đặc biệt là Hiếu luôn tranh thủ thời gian để học. Bởi vậy mà lực học của Hiếu vô cùng tốt, thời gian đầu khi chúng em còn chưa biết về hoàn cảnh khó khăn của Hiếu thì chúng em vẫn thường xuyên trêu đùa bạn là mọt sách.
Tuy nhiên, khi biết được hoàn cảnh gia đình bạn chúng em lại càng cảm thấy khâm phục và ngưỡng mộ tinh thần vượt khó, hiếu học ở bạn Hiếu. Đối với em và rất nhiều bạn trong lớp, Hiếu chính là tấm gương sáng để chúng em học tập và noi theo.
Hiếu học là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Từ xưa đến nay có rất nhiều tấm gương hiếu học được lan truyền trong nước, một trong những người biết khắc phục khó khăn để học thành tài đó là Mạc Đĩnh Chi.
Mạc Đĩnh Chi con nhà nghèo, người đen đủi, xấu xỉ. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào cậu bé cũng vào rùng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ.
Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được hộc. Mỗi lần gánh cửi qua trường, cậu lại ngấp nghé học lỏm.
Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn.
Miệt mài học tập với ngọn đèn đom đóm ấy, chẳng bao lâu, Mạc Đĩnh Chi trở thành người học rộng, tài cao, thi đỗ trạng nguyên (khoa thi năm 1304). Nhưng vì nhà vua thấy ông nhà nghèo lại xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu, buộc ông phải làm một bài văn để thử tài.
Mạc Đĩnh Chi làm ngay bài phú lấy tên là "Bông sen trong giếng ngọc" để -tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Bài phú rất hay, hay đến nỗi vua Trần phải phong cho ông một chức quan trong triều. Với lòng yêu nước thương dân, ông đã làm nhiều việc lớn cho đất nước.
Câu chuyện tôi vừa kể nhằm ca ngợi gương hiếu học của Mạc Đĩnh Chi, danh nhân nểi tiếng nước ta đời Trần, quê ở Nam Sách, Hải Dương, người biết khắc phục mọi khó khăn để học và đã học thành tài.
Câu 4: em hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc hoặc một tấm gương tiêu biểu mà em biết trong việc làm theo 5 điều bác hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
Tấm gương thiếu nhi làm theo lời Bác.
kể về một tấm gương siêng năng kiên trì mà em biết khoảng 7 đến 10 câu
Thuở nhỏ, đang theo học ở trường Bắc Ninh. Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài hoạ, song viết chữ rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát rất chịu khó và kiên nhẫn trong học tập. Học cùng làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, kỳ được mới chịu. Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Vì tính hiếu động, ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thú chơi, nhưng đêm đến, Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết. Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần "gật" bị tóc giật đau phải tỉnh lại. Chân muốn chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình "trị" mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản lòng. Do đó, sau này chữ ông rất đẹp, đẹp như "rồng bay phượng múa". Mẫu chữ đẹp của ông hiện nay còn lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của Mai Am thi tập của công chúa Lại Đức, tự Thục Khanh, hiệu Mai Am, con gái vua Minh Mệnh.
Cao Bá Quát
Ở trường em, không ai là không biết đến Lê - một cô gái không chỉ chăm ngoan, học giỏi mà còn luôn quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
Lê mồ côi cha mẹ, nên sống với ông bà từ nhỏ. Thương ông bà đã già rồi nhưng vẫn còn vất vả làm lụng nuôi mình. Ngoài giờ học, Lê luôn dành thời gian dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa bát, giặt áo quần… Mọi việc nhà cậu ấy đều làm hết cả. Thậm chí, vào mùa gặt, mùa cấy, cậu ấy còn ra ruộng để phụ giúp ông bà nữa. Tuy vậy, việc học của Lê vẫn đạt thành tích vô cùng tốt. Chẳng bao giờ em thấy Lê bị cô giáo nhắc nhở vì không làm bài tập về nhà hay đi học trễ cả. Lúc nào cậu ấy cũng học tập hết sức chăm chú và nghiêm túc. Lê bảo, cậu ấy phải cố gắng học thật giỏi để ông bà vui lòng, và còn để tương lai lớn lên có thể kiếm thật nhiều tiền đỡ đần cho ông bà.
Vì dành hết thời gian để học tập và phụ giúp gia đình, nên hầu như chẳng mấy khi Lê đi chơi cùng bạn bè. Thế nhưng, Lê vẫn rất được mọi người yêu quý, bởi cậu ấy vừa hiền lành lại còn tốt bụng. Bạn nào hỏi bài hay nhờ việc gì, Lê đều sẵn sàng giúp đỡ. Đặc biệt, cậu ấy còn rất thẳng thắn và trung thực. Nếu trong lớp có ai cãi nhau, mọi người đều sẽ nhờ Lê ra can ngăn. Tất cả những điều đó, đã khiến Lê thực sự trở thành con nhà người ta trong câu nói của mọi người.
Mỗi ngày em luôn rất vui khi được làm bạn với một người học sinh tuyệt vời như Lê. Cậu ấy chính là tấm gương sáng để em phấn đấu noi theo từng ngày.
Đề : 1) Kể lại 1 câu chuyện mà em biết ( Tấm Cám , Cây Khế , .....) Ai nhanh tui tk cho
2) Kể lại 1 câu chuyện bảo vệ môi trường
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
Ò... ó... o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
1.
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
Ò... ó... o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
2.Bảo vệ môi trường không phải là công việc của riêng ai mà là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Ngày nay môi trường bị ô nhiễm không chỉ bởi khói bụi, hiệu ứng nhà kính mà môi trường còn bị ô nhiễm bởi sự vứt rác bừa bãi của mọi người. Bảo vệ môi trường vô cùng cần thiết vì môi trường sạch sẽ mang lại cho chúng ta không khí trong lành, sức khỏe cho mọi người. Hàng tuần, nhà trường tổ chức tổng vệ sinh lớp học. Mỗi bạn đều chuẩn bị khẩu trang, theo sự phân công các bạn trong lớp đi lấy dụng cụ lao động: chổi, xẻng hót rác, xô đựng nước, chổi lau nhà. Cô giáo giao cho tổ chúng em nhặt rác xung quanh lớp, lau sàn lớp.... Các bạn nữ trong tổ lau sàn lớp, giặt giẻ lau bảng, lau bàn học, quét lớp. Các bạn nam kê lại bàn ghế gọn gàng. Chỉ sau 45 phút, lớp học của chúng em đã sạch sẽ, sáng sủa. Các bạn đều nhanh nhẹn khẩn trương hoàn thành công việc được giao. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng trên khuôn mặt ai cũng hiện rõ niềm vui vì vừa làm được việc tốt góp phần làm cho lớp học khang trang, sạch sẽ.
Học tốt
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.
Trường em, lớp em tổ chức nhiều nhóm hành động vì môi trường xanh, sạch, đẹp của quê hương: “Chúng em bảo vệ Hồ Tây”, “Hồ Tây là của chúng em”, “Vì Hồ Tây thân yêu”... Mỗi lớp, đặt ra một cái tên riêng thể hiện tình cảm của mình đối với Hồ Tây yêu dấu.
Lớp 5C của chúng em lập đội hành động bảo vệ môi trường mang tên “Hồ Tây là của chúng em”. Chiều thứ 7 nào, chúng em cũng kéo ra Hồ Tây phía trước đền Quán Thánh để góp phần làm sạch đẹp Hồ Tây. Trường có nhiều đội nên đội em được phụ trách một đoạn bờ hồ dài 30 mét.
14 giờ, tất cả 38 thành viên đã có mật đông đủ. Cô giáo chỉ làm cố vấn; lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng là những vị chỉ huy của Đội hành động. Chúng em mang theo chổi, vợt. Nhiều người đi chơi, đi dạo mát, ăn quà đã vô ý thức vứt túi ni lông, vỏ bánh kẹo xuống hồ, xuống bãi cỏ, xuống các lối đi. Chúng em nhặt, quét, dùng vợt có cán dài vớt các túi ni lông bập bềnh dưới hồ lên. Mọi thứ rác rưởi, túi ni lông được chúng em thu dọn, tập kết vào các thùng rác đặt rải rác trên bờ hồ. Tổ 4 của em chuyên dùng vợt cán dài để vớt túi ni lông. Nhiều hôm vớt được một đống to tướng.
Chúng em làm việc hăng say vui vẻ. Cô giáo đi đi lại lại động viên, đôn đốc, kiểm tra. Sau 2 giờ lao động, bãi cỏ, lối đi, mặt hồ do Đội hành động lớp em phụ trách trở nên quang quẻ, sạch sẽ.
Ai cũng thấy vui và tự hào về việc làm nhỏ bé của mình góp phần làm cho cảnh quan Thủ đô ngày thêm đẹp, thêm văn minh. Cô giáo đã hướng dẫn cho chúng em quan sát làm văn miêu tả phong cảnh. Bài văn tả cảnh Hồ Tây, nhiều bạn lớp em được 9, 10 điểm. Bài văn của em cũng được 8 điểm, mẹ đọc và khen hay.
Em hãy viết một đoạn văn (3 - 5 câu) về một tấm gương dũng cảm mà em biết. Trong đó có sử dụng các loại câu kể đã học và các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.