Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Em hãy kể lại toàn bộ câu chuyện dựa theo nội dung truyện đã đọc.
HƯỚNG DẪN KỂ
Trong quang cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, xuất hiện giữa sân trường một chú bộ đội. Đó là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp con trai mình để chào thầy giáo cũ.
Gặp thầy giáo, chú bỏ mũ ra, kính cẩn chào thầy. Thầy ngạc nhiên, chưa kịp nhận ra thì chú nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm xưa trèo cửa sổ bị thầy phạt đây ạ.
- À, Khánh… Thầy nhớ ra rồi. Nhưng hôm ấy thầy có phạt em đâu.
- Vâng. Thầy không phạt nhưng thầy buồn. Thầy nói: “Trước khi làm việc gì cần phải nghĩ chứ ! Em về đi, thầy không phạt em đâu”.
Vào lớp, Dũng theo dáng bố và nghĩ: Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn nhận ra đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
Kể lại toàn bộ câu chuyện: Chuyện bốn mùa
Vào một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau ở vườn hoa. Các chị em ai cũng phấn khởi vì được gặp lại nhau, họ nói cười vô cùng vui vẻ.
Nàng Đông cầm tay nàng Xuân và nói rằng :
– Chị Xuân là người sung sướng nhất ở đây. Vì mùa Xuân đến cây cối xanh tốt mơn mởn, ai cũng yêu quý chị cả.
Thế rồi nàng Xuân khe khẽ nói với nàng Hạ rằng:
– Nếu không có những tia nắng ấm áp của em Hạ thì cây trong vườn không có nhiều hoa thơm và cây trái trĩu nặng.
Nàng Hạ tinh nghịch nói rằng:
– Các bé thiếu nhi lại thích nàng Thu nhất. Vì có nàng Thu các bé được phá cỗ đêm trăng rằm, được rước đèn ông sao.
Thu đặt tay lên vai Đông :
- Có em thì mới có bếp lửa đêm đông, có giấc ngủ ấm trong chăn.
Bà Đất vui vẻ góp chuyện:
- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn Đông, cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.
Kể lại toàn bộ câu chuyện
1. Đoạn 1: Phát xít Đức ồ ạt đem quân sang xâm lược Liên Xô. Đi đến đâu, chúng cướp phá, bắn giết hết sức tàn bạo. Một buổi chiều chúng bất ngờ xông vào một làng nọ, không gặp một sự chống cự nào. Chúng tưởng yên thân. Nào ngờ, trời vừa tối, tiếng súng nổ ran. Bọn chúng hốt hoảng như những kẻ mất hồn. Có một tên lính hấp tấp chạy vào nói: "Bắn nhau ở cánh rừng bên kia kìa! Bắt được một tên du kích".
2. Đoạn 2: Mấy tên lính áp giải một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé độ mười ba mười bốn tuổi mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi: - Mày là ai? Chú bé kiêu hãnh trả lời: - Tao là du kích! Tên sĩ quan quát mắng chú bé hỏi về đội du kích nhưng đều bị chú bé trả lời với một giọng khinh bỉ: "Tao không biết!" Rạng sáng hôm đó, chúng đem xử bắn cậu bé.
3. Đoạn 3: Đêm hôm sau, Đội du kích tấn công vào chính khu vực đóng quân của bọn Đức làm kho tàng của bọn phật xít nổ tụng nhưng chúng cũng bắt được một em bé. Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi em bé: - Mày là ai? Chú bé kiêu hãnh trả lời: - Tao là du kích! Tên sĩ quan không còn tin vào mắt mình nữa. Trước mắt hắn vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã hạ lệnh xử bắn đêm hôm trước. Hắn rền rĩ: - Ôi, lạy chúa! Đất nước này thật là ma quỷ! Rồi hắn gào lên, hạ lệnh treo cổ cậu bé.
4. Đoạn 4: Sang đêm thứ ba, đội du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của bọn Đức và bắt sông tên sĩ quan đưa về khu căn cứ ở trong rừng. Khi người ta cởi khăn bịt mắt hắn ra, trước mắt hắn là một người du kích đứng tuổi và cạnh bác ta là một cậu bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục xuống dưới chân cậu bé, lảm nhảm như một kẻ loạn trí: - Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu biết Ngài có thể chết đi sông lại như phù thủy thế này! Người phiên dịch chỉ vào bác du kích, bảo hắn: - Đây là cha của hai đứa trẻ bị ngươi giết đêm hôm kia. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy. Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất không dám ngẩng đầu lên.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Một hôm, bé Hà băn khoăn với bố: Tại sao mọi người đều có ngày lễ riêng, còn ông bà thì không?
Từ sáng kiến đó, hai bố con bàn nhau và quyết định lấy ngày lập đông làm “ngày ông bà”, vì khi trời bắt đầu rét, mọi người bắt đầu chăm lo sức khỏe cho các cụ già.
Ngày lập đông đã đến gần, Hà băn khoăn vì không biết sẽ tặng ông món quà gì. Bố bí mật nói cho Hà điều gì đó. Em hứa sẽ cố gắng thực hiện.
Đến ngày lập đông, các cô, các chú về chúc thọ ông bà rất nhiều. Ông bà cảm động lắm. Bà nói:
- Con cháu đông vui, hiếu thảo thế này, ông bà sẽ sống lâu trăm tuổi.
Ông ôm Hà vào lòng:
- Món quà ông thích nhất hôm nay chính là chùm điểm mười của cháu đấy.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng
Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người là Thuỷ Tinh - vua vùng nước thẳm. Để lựa chọn, Vua Hùng ra điều kiện: "Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước ngập ruộng đồng, nhà cửa. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
1. Ngày 6-7-1885 chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó dại cắn đã hai ngày. Mẹ của Giô-dép đã đưa cậu từ vùng quê xa xôi lên thủ đô Pa-ri nhờ Pa-xtơ cứu chữa. Cậu bé bị mười bốn vết cắn ở tay vì che mặt khi chó xông đến. Tính mạng của cậu chỉ được tính bằng từng ngày. Nhìn vẻ mặt đau đớn của cậu bé và nỗi lòng của người mẹ, Pa- xtơ vô cùng đau khố khi nghĩ đến một ngày kia cậu bé phát bệnh rồi đau đớn ra đi...
2. Đêm đã khuya, vậy mà Pa-xtơ không tài nào chợp mắt được. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đả tìm ra nhưng chỉ mới thí nghiệm có kết quả trên loài vật. Còn trên cơ thể người thì chưa. Ông rất muốn cứu cho cậu bé nhưng không thể lấy em làm vật thí nghiệm. Bởi, nếu có tai biên gì thì sao?
3. Sáng hôm sau, ông thảo luận với đồng nghiệp và quyết định tiêm cho Giô-dép, hi vọng có thể cứu được em. Và thế rồi, ngay chiều hôm ấy 7-7-1885, ông đã tiêm vắc-xin cho Giô-dép. Những ngày sau, ông tiếp tục tiêm vắc-xin có độc tố tăng dần. Chín ngày trôi qua, đối với ông dằng dặc như chín tháng. Phát tiêm thứ mười với thứ vắc-xin có độc tính rất cao. Đây là phát tiêm quyết định tính mạng của Giô-dép. Bởi vậy mà suốt cả đêm Pa-xtơ đã thức trắng. Sáng ra, ông quyết định tiêm phát thứ mười.
4. Sau khi tiêm xong, Pa-xtơ tự tay dắt Giô-dép lên giường, an ủi em. Thêm bảy ngày nữa chờ đợi làm cho Pa-xtơ tóc càng bạc trắng hơn. Dù chân trái bị bại liệt, Pa-xtơ vẫn thường xuyên chống gậy đến thăm Giô-dép.
5. Qua được ngày thứ bảy, cậu bé vần mạnh khỏe, bình yên. Lúc này, ông mới thơ phào nhẹ nhõm. Như vậy ông đã thành công trong việc chữa bệnh dại.
6. Sau thành công vang dội ấy, người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những người bị chó dại cắn. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - viện chống dại đầu tiên trên thế giới.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tuệ Tĩnh có học vấn cao nhưng không ra làm quan. Một hôm, cùng với các học trò, ông đã đi núi Nam Tào, Bắc Đẩu. Dọc đường đi lên núi có những bụi sâm nam lá xòe như bàn tay, rồi có cả các loại như đinh lăng, cam thảo nam mọc rất nhiều.
Dừng lại ở sườn núi, Tuệ Tĩnh nói với các học trò về điều nung nấu mấy chục năm nay :
- "Phải, ta muốn nói về ngọn cây và sợi cỏ mà hàng ngày các con vẫn giẫm lên…"
Rồi ông từ tốn kể cho họ nghe về việc dã qua trong lịch sử nước nhà. Việc tập luyện dân binh được tăng cường. Lương thực và thuốc men cũng được phòng bị chu đáo. Nhưng ngặt nỗi, bấy lâu nhà Nguyên cấm chở vật dụng, thuốc men xuống bán cho người Nam. Vậy khi có người giáp trận bị thương thì lấy gì để chữa trị ? Không chậm trễ, các thái y được cử tỏa đi mọi miền quê học cách chữa bệnh bằng cây cỏ bình thường. Vườn thuốc được lập ở khắp nơi. Núi Nam Tào, Bắc Đẩu chính là hai ngọn dược sơn của các vua Trần xưa. Các đạo binh của ta thêm hùng mạnh nhờ có cây cỏ nước Nam chữa bệnh.
Kể xong, Tuệ Tĩnh nói chậm rãi cho học trò nghe về ý định nối gót người xưa : dùng thuốc Nam chữa cho người Nam. Tất cả các học trò của ông đều một lòng theo thầy học. Từ đó đến nay đã có hàng trăm vị thuốc được lấy từ cây cỏ nước Nam dùng để chữa bệnh cứu người rất hữu hiệu.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Ngày xưa có ba bà cháu tuy cuộc sống nghèo khổ nhưng cuộc sống lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc. Một hôm, có một cô tiên đi ngang qua và cho hai người cháu một hạt đào và dặn : “Khi nào bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ được giàu sang, sung sướng”.
Bà mất, hai anh em mang hạt đào của nàng tiên trồng bên mộ, cây đào lớn nhanh và kết thành bao nhiêu trái vàng, trái bạc.
Tuy được sống trong cảnh đầy đủ, giàu sang nhưng hai anh em lúc nào cũng buồn bã vì nhớ về bà. Cô tiên hiện lên, hai anh em khóc lóc xin cô cho bà sống lại cho dù cuộc sống có cực khổ như xưa.
Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm, lâu đài, ruộng vườn bỗng chốc biến mất. Người bà sống lại, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tranh 1: Khi anh ta đem tiền về, người cha ném ngay vào lửa. Anh ta không ngại bóng, thò tay vào lửa lấy tiền. Người cha rất vui biết rằng đó chính là những đồng tiền do anh ta tự làm khó nhọc mới kiếm ra nên hết sức quý chúng, tiếc chúng.
Tranh 2: Hai ông bà già rất an tâm trao hũ bạc cho con và ông còn cho con một lời khuyên có ý nghĩa sâu sắc : Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con. Đó là hai bàn tay cần mẫn lao động để làm ra của cải ở trên đời.
Tranh 3: Anh con trai cứ nằm dài ra ngủ cả ngày, còn người cha già đã yếu sức thì vẫn phải nai lưng ra lo việc ruộng vườn.
Tranh 4: Lần thứ hai rời nhà ra đi, người con phải đi xay thóc thuê rất vất vả, phải ăn uống dè sẻn mới dành lại được một nửa gạo công đem bán lấy tiền.
Tranh 5: Người con mang theo một món tiền do mẹ dúi cho ra đi. Khi trở về, anh ta còn lại vài đồng đưa cho người cha. Người cha cầm những đồng tiền ấy ném xuống ao, rồi ta vẫn thản nhiên. Người cha hiểu ngay : những đồng tiền ấy không phải do anh ta tự kiếm.