Trong các bài tập đọc trên, đoạn văn có giọng đọc:
Trong các bài tập đọc trên, đoạn văn nào có giọng đọc theo yêu cầu ở dưới, ghi lại đoạn văn đó:
a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến:
b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết:
c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe:
a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến: Đoạn cuối truyện Người ăn xin, từ “Tôi chẳng biết ... đến khi ấy tôi chợt hiểu rằng : Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão"
b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: - Đoạn Nhà Trò (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 1) kể nỗi khổ của mình.
- Từ "Năm trước, gặp khi trời đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện ... đến hôm nay, chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em".
c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe: - Đoạn Dế Mèn đe dọa bọn nhện bênh vực Nhà Trò (truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 2)
- Từ "Tôi thét : Các người có của ăn của để, béo múp míp ... đến Có phá hết các vòng vây đi không?".
trong các bài tập đọc trên tìm đoạn văn có giọng đọc
thiết tha,trìu mến
thảm thiết
mạnh mẽ, răn đe
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Đôi cánh của Ngựa Trắng
Ngày xưa có một chú Ngựa Trắng, trắng nõn nà như một đám mây. Mẹ chú yêu chiều chú lắm, lúc nào cũng giữ chú bên cạnh, còn dặn: “Con phải ở bên cạnh mẹ và hí to khi mẹ gọi nhé!”. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày. Tiếng ngựa con hí làm Ngựa Mẹ hạnh phúc nên Ngựa Mẹ chỉ dạy con hí vang hơn là luyện cho con vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ. Gần nhà Ngựa có Đại Bàng núi. Đại Bàng núi còn bé nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên mặt đất. Đại Bàng núi bay tài giỏi như một phi cơ chiến đấu điêu luyện thời nay. Ngựa Trắng ước ao được bay như Đại Bàng, chú nói:
- Anh Đại Bàng ơi! Làm sao để có cánh như anh? Đại Bàng núi cười:
- Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.
Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Chưa trọn ngày đường. Ngựa Trắng thấy biết bao nhiêu là cảnh lạ. Trời mỗi lúc một tối, sao đã lấp lánh trên bầu trời. Ngựa Trắng thấy nơm nớp lo sợ. Bỗng có tiếng "hú... ú... ú" mỗi lúc một một gần, rồi từ trong bóng tối hiện ra một gã Sói xám dữ tợn. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sói xám cười man rợ và phóng đến.
- Ôi! - Tiếng Sói xám rống lên - Một cái gì từ trên cao giáng rất mạnh vào giữa trán Sói xám làm Sói ta hốt hoảng cúp đuôi chạy mất. Thì ra đúng lúc Sói vồ Ngựa, Đại Bàng núi từ trên cao đã lao tới kịp thời. Ngựa Trắng òa khóc, gọi mẹ. Đại Bàng núi dỗ dành:
- Nín đi! Anh đưa em về với mẹ!
- Nhưng mà em không có cánh - Ngựa Trắng thút thít. Đại Bàng cười, chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng:
- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại em chạy như bay ấy chứ!
Đại Bàng núi sải cánh. Ngựa Trắng chồm lên. Bốn chân chú như bay trên không trung.
(Bài làm của học sinh)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1. Ngựa mẹ dạy con điều gì? (0,5 điểm)
A. Dạy con phi nước đại.
B. Dạy con hí vang.
C. Dạy con đá hậu mạnh mẽ.
D. Dạy con rèn luyện sức khoẻ.
Câu 2. Vì sao ngựa mẹ chỉ dạy con hí vang mà không dạy vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ? (0,5 điểm)
A. Vì để mẹ yên tâm khi biết chú luôn bên cạnh.
B. Vì ngựa con không đủ sức khoẻ để học phi vó, đá hậu.
C. Vì ngựa con đã có mẹ luôn bảo vệ nên không cần học phi vó, đá hậu.
D. Vì ngựa mẹ không muốn con bị thương khi luyện tập những bài khó.
Câu 3. Ngựa con ao ước điều gì? (0,5 điểm)
A. Biết phi nước đại và đá hậu mạnh mẽ.
B. Biết rống vang rừng như Sói xám.
C. Vồ mồi nhanh như Đại Bàng.
D. Được bay như Đại Bàng.
Câu 4. Vì sao Đại Bàng lại chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng và nói đó là đôi cánh của chú? (0,5 điểm)
A. Vì khi Ngựa Trắng phi nước đại thì đôi chân ấy cũng chạy như bay.
B. Vì đôi cánh của Đại Bàng cũng là do đôi chân biến thành.
C. Vì Ngựa Trắng có thể bay bằng đôi chân ấy.
D. Vì tất cả các loài trong rừng đều dùng đôi chân để bay.
Câu 5. Câu nói của Đại Bàng núi dành cho Ngựa Trắng “Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.” có nghĩa là gì? (1,0 điểm)
Câu 6. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên. (1,0 điểm)
Câu 7. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu kể “Ai thế nào?” ? (0,5 điểm)
A. Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng.
B. Ngựa Trắng òa khóc gọi mẹ.
C. Chú Ngựa Trắng trắng nõn nà như một đám mây.
D. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày.
Câu 8. Hãy viết một câu cảm thể hiện sự vui thích của Ngựa Trắng khi đã biết phi nước đại như bay trên không trung. (1,0 điểm)
Câu 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: (1,0 điểm) (Tuần 22, Bài Mở rộng vốn từ: Cái đẹp)
a. Chú Ngựa Trắng có bộ lông vô cùng … (mềm mại, diễm lệ).
b. Ngựa Trắng … (rạng rỡ, hớn hở) vì được đi khám phá khu rừng cùng Đại Bàng núi.
Câu 10. Ngựa Trắng muốn xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Ngựa Trắng phải nói với mẹ như thế nào? (0,5 điểm)
A. Mẹ ơi, mẹ hãy cho con đi xa.
B. Con phải đi xa cơ.
C. Mẹ đừng có mà giữ con.
D. Mẹ phải cho con đi xa.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (2 điểm – 15 phút)
Cửa sổ
Cửa sổ là mắt của nhà
Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài.
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời bão mưa.
Cửa sổ còn biết làm thơ
Tiếng chim cùng ánh nắng ùa vào em.
Tắt đèn, cửa mở vào đêm
Trời cao thành bức tranh riêng treo tường.
Cho em màu sắc hương thơm
Nhận về nắng gió bất thường ngày đêm.
(Phan Thị Thanh Nhàn)
II. Tập làm văn (8 điểm – 35 phút)
Hãy tả một đồ vật gắn bó với em hoặc gắn bó với một người trong gia đình em.
Đọc hai đoạn trích (trang 26, 27 SGK Ngữ văn 11 tập 2) và trả lời các câu hỏi.
- Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên.
- Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có những nét gì khác nhau?
- Anh (chị) rút ra được những bài học gì về cách bác bỏ?
- Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến “Cứng quá thì gãy”
- Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến không chính xác về thơ
* Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:
- Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn
+ Nêu ý kiến sai lầm: “ Cứng quá thì gãy”
+ Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được... chịu đổi cứng ra mềm”
+ Dùng dẫn chứng: “Ngô Tử Văn... thật là xứng đáng”
- Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp, đề tài đẹp
- Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ không đẹp như Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du, có những bài thơ đề tài không đẹp như trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Cho học sinh đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 (Giáo viên chọn các đoạn trong Sgk TV3 tập 2 ghi tên bài số trang trong sách giáo khoa vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đánh dấu.)
Học sinh bốc thăm tên bài tập đọc đã học. Sau đó mỗi em đọc một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn đọc.
Đọc các đoạn văn tả chiếc cặp sách (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 172 - 173) và trả lời câu hỏi :
a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả ?
b) Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn.
a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả ?
- Các đoạn văn trên thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.
b) Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn.
- Đoạn 1 : tả bao quát chiếc cặp.
- Đoạn 2 : tả quai cặp và hai dây đeo.
- Đoạn 3 : tả bên trong của chiếc cặp.
Đọc phần cuối của bức thư:
b) Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì giống, có gì khác với hai đoạn trên?
b, Cách hành văn và giọng điệu của đoạn này cũng giống như các đoạn trước:
- Sử dụng điệp ngữ, dứt khoát và mạnh mẽ hơn.
- Khẳng định chắc chắn rằng "Đất là Mẹ".
Đọc lại bài Cái cối tân. Tìm các đoạn văn trong bài văn nói trên.
Các đoạn văn trong bài nói trên là:
- Mở bài: Đoạn 1
- Thân bài: Đoạn 2, đoạn 3.
- Kết bài: Đoạn 4
Đọc lại bài Cái cối tân (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 143 - 144). Tìm các đoạn văn trong bài văn, viết vào bảng ở dưới. Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn em vừa tìm được.
Bài văn có ... đoạn :
Phần | Đoạn | Nội dung chính |
Mở bài | ||
Thân bài | ||
Kết bài |
Bài văn có 4 đoạn :
Phần | Đoạn | Nội dung chính |
Mở bài | 1 | Giới thiệu cái cối. |
Thân bài | 2 3 |
Tả hình dáng của cái cối. Tả hoạt động của cái cối. |
Kết bài | 4 | Nêu cảm nghĩ về cái cối. |