Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản “Ôn dịch thuốc lá".
Ý nào nói đúng nhất tác dụng của việc dùng dấu phẩy ở nhan đề “Ôn dịch, thuốc lá” của văn bản?
A. Dùng để ngăn cách hai bộ phận “ôn dịch” và “thuốc lá” trong nhan đề của văn bản
B. Dùng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm: vừa căm tức, vừa ghê tởm đối với thuốc lá
C. Dùng bộ phận “thuốc lá” để chú thích cho bộ phận “ôn dịch”
D. Cả A, B, C đều sai
Phân tích ý nghĩa nhan đề của bài "Ôn dịch thuốc lá"
Cần xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức đầy đủ tác hại to lớn,nhiều mặt đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng
1/ Trình bày nội dung nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản: trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Tức nước vỡ bờ,...
2/ Trình bày cách hiểu biết của em về nhan đề các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Ôn dịch, thuốc lá.
3/ Nhận xét, đánh giá về các nhân vật: Bé Hồng, Lão Hạc, chị Dậu, Cô bé bán diêm.
4/ Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai cây phong.
5/ Trình bày những tác hại của bao bì ni lông?
6/ Nắm khái niệm, tác dụng của nói quá, nói giảm nói tránh, thán từ, trợ từ, thán từ, câu ghép, từ tượng hình tượng thanh, dấu ngoặc kép.
7/ Tại sao có thể nói các văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá, Bài toán dân số” là những văn bản nhật dụng?
8/ Vì sao nói văn bản “Trong lòng mẹ” của nguyên Hồng thể hiện rõ bộ mặt xã hội phong kiến hà khắc, lạnh lùng?
Giải thích nhan đề ôn dịch , thuốc lá
"Ôn dịch, thuốc lá": tệ nạn nghiện hút thuốc lá dễ lây lan
=> Cách đặt dấu phẩy độc đáo tạo đc sắc thái biểu cảm vừa căm tức, vừa ghê tởm
-Ôn dịch: chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộng làm chết người hàng loạt trong một thời gian nhất định.
-Nếu đề bài sử thành “Ôn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” thì về mặt nội dung không sai, nhưng tính chất biểu cảm không rõ bằng khi dùng dấu phẩy giữa hai cụm từ.
~>Dấu phẩy được sử dụng theo lối tu từ nhằm gây chú ý người đọc và nhấn mạnh:
+Thái độ tẩy chay loại dịch này
+Thuốc lá là một loại dịch bệnh nguy hiểm,lây lan rộng
ôn dịch là câu chử rủa ở đây là tác giả muốn chưởi thuốc lá là đồ ôn dịch
Bạn hiểu thế nào về nhan đề văn bản 'Ôn dịch,thuốc lá'
Phạm vi vấn đề thuyết minh trong văn bản ôn dịch, thuốc lá
Phạm vi vấn đề thuyết minh trong văn bản ôn dịch, thuốc lá
(Gợi ý: Các phạm vi liên quan như khoa học y tế - nghiên cứu tế bào, bệnh viện K (ung thư). Các vấn đề đạo đức học, kinh tế học, …
à Phạm vi nghiên cứu thuyết minh rất rộng, tri thức từ tổng quát đến chi tiết. Thông hiểu nhiều vấn đề liên quan
à Vậy muốn thuyết minh một vấn đề, người viết phải có tri thức nhiều mặt.)
Từ văn bản “Ôn dịch thuốc lá”, hãy viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu trình bày ý kiến của em về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người. Từ đó, nêu lên những giải pháp cho việc chống thuốc lá.
Chú ý: Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Nêu công dụng của dấu mỗi dấu câu em vừa sử dụng.
qua vă bản ' Ôn dịch thuốc lá 'em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của em
Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.
"Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ". Thông điệp ấy được ghi trên hầu hết các vỏ bao thuốc lá, những người hút thuốc lá đều biết nhưng không phải ai cũng ý thức được tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cộng đổng. Ngay từ đầu, nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá đã cho ta thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề.
Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với Ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ Ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.
Trong văn bản này, tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ "Ngày trước"... cho đến “tổn hao sức khoẻ"). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hường thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản...
Bằng giả định: "Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”, tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.
Tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu - Mĩ để đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này, bởi: Thứ nhất, ta nghèo hơn các nước Âu - Mĩ rất nhiều nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên ở các thành phố lớn của ta hút thuốc lá lại tương đương với họ. Nó không chỉ gây khó khăn về kinh tế, mà còn là con đường dẫn đến sự phạm pháp. Thứ hai, để chống tệ hút thuốc lá, người ta có những biện pháp mạnh hơn ta rất nhiều. Sự so sánh này đã góp phần khẳng định sự đúng đắn của những điều đã nói ở trên, đồng thời tạo tiền đề để đưa ra lời phán xét cuối cùng.
Nguyễn Khắc Viện là một trí thức Tây học, đỗ bác sĩ tại Pháp trong thập niên bốn mươi của thế kỉ XX. Ông là nhà hoạt động văn hóa, nhà hoạt động xã hội rất nổi tiếng, ở nước ta.
Bài "Ôn dịch, thuốc lá" thể hiện cái tâm và cách viết, cách nói sắc sảo, độc đáo của Nguyền Khắc Viện.
Nhan đề rất độc đáo: "Ôn dịch, thuốc lá". Độc đáo ở hai chữ "ôn dịch", độc đáo về cách dùng dấu pháy ở đây, dấu phẩy tạo nên ngữ điệu, gợi lên một tình huống nguy cấp, phải báo động, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghe. Cách dùng dấu phẩy ở nhan đề đã thể hiện một lối nói, lối viết theo văn phong châu Âu hiện đại. Nếu viết: "ôn dịch thuốc lá" hoặc "Thuốc lá là một loại ôn dịch" đều được, nhưng viết như thế thì "bằng phẳng quá", “ hiền lành quá” không hấp dẫn, không phù hợp với nội dung văn bản (Chú ý, ở cuối bài tác giả có viết: "... Lại còn thêm ôn dịch thuốc lá này").
Mở đầu, tác giả dùng phép so sánh - đối chiếu để lôi kéo, thu hút người đọc: Dịch hạch, thổ tả, những dịch bệnh khủng khiếp từng gây ra và làm chết hàng vạn. hàng triệu người. Nhờ tiến bộ y học mà những dịch khủng khiếp ấy "đã diệt trừ được". Cuối thế kỉ XX, loài người lại "lo âu về nạn AIDS" mà "chưa tìm ra giải pháp" thì "ôn dịch thuốc lá đang (đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS". Sự thật khủng khiếp được nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu lớn tiếng báo động. Đúng là con số biết nói!
Phần thứ hai bài văn, Nguyễn Khắc Viện phân tích và chứng minh rằng, ôn dịch thuốc lá gây ra bao tệ nạn kinh khủng. Trước hết, ộng nhắc lại một câu nói nổi tiếng của Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: "Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đúng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu" để chỉ rõ ôn dịch thuốc lá giết dần giết mòn con nghiện, gây ra bao tai hại ghê gớm trong cộng đồng là nguyêo nhân, nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội khác. Dẫn câu nói của Trần Hưng Đạc không chỉ làm tiền đề cho lập luận, làm cho luận cứ và luận chứng thêm phần sắc bén, chặt chẽ mà còn tạo cho người đọc bao liên tường đầy thuyết phục về “ôn dịch, thuốc lá". Thuốc lá là ôn dịch, là một thứ giặc rất đáng sợ vì nó "gặm nhấm" con nghiện và xã hội.
Khói thuốc lá rất độc, chất hắc ín sẽ "làm tê liệt" những lông rung, lông mao của những tế bào niêm mạc ở nơi vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi; chất hắc ín ấy "tích tụ lại" gây ho hen, đờm dãi, và sau nhiều năm gây viêm phế quản.
Người nghiện thuốc lá sẽ bị chất ô-xít các-bon trong khói thuốc lá thấm vào máu... làm cho sức khỏe "ngày càng sút kém".
Tác giả nêu lên những số liệu để chứng minh “ ôn dịch, thuốc lá" rất đáng sợ. 80% bệnh nhân ung thư vòm họng và ung thư phổi ở bệnh viện K là do thuốc lá. Các bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim đều do chất ni-cô-tin của thuốc lá gây ra. Những cái chết đột tử do nhồi máu cơ tim, những khối ung thư ghê tởm của con bệnh 40-50 tuổi đều cho thấy "tác hại ghê gớm của thuốc lá”. Hàng triệu người bị viêm phế quản làm mất bao nhiêu ngày lao động và tổn hao sức khỏe đều do thuốc lá gây ra. Những số liệu ấy đầy sức thuyết phục vì đó là những căn cứ khoa học, là ý kiến của bác sĩ viện trưởng bệnh viện K, của bác sĩ viện trưởng viện nghiên cứu các bệnh tim mạch nêu lên.
Nguy hại hơn nữa là kẻ nghiện thuốc lá "đã đầu độc" những người xung quanh do khói thuốc lá. Vợ con... bị nhiễm độc, nhất là những thai nhi. Hiện tượng đẻ non, đẻ ra đã suy yếu... đều do bị nhiềm độc bởi khói thuốc lá. Câu văn: "Hút thuốc lá cạnh một người đàn bà cỏ thai quả là một tội ác" vang lên như một lời kết tội nghiêm khắc.
Về mặt đạo đức, người lớn (bố, anh, chú, bác...) nghiên thuốc lá "không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu". Cho nên câu nói: "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" chỉ là lời lẽ gàn bướng của con nghiện!
Phần cuối, tác giả cho biết nghiện thuốc lá là nguyên nhân của các tệ nạn khác như ma túy, trộm cắp. ở Việt Nam ta, một nước thuộc diện "nghèo" mà tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn "ngang với tỉ lệ các thành phố Âu - Mỹ".
Ở châu Âu, chiến dịch chống thuốc lá rất quyết liệt. Cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (như ở Bỉ); cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyên. Cuối năm 1990, có thể nêu lên những khẩu hiệu: "Một châu Âu không còn thuốc lá".
Trái lại, ở Việt Nam, một nơi có nhiều bệnh như sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, 'lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này". Tệ nạn ấy "nghĩ đến mà kinh!". Bằng tấm lòng của người thầy thuốc, Nguyền Khắc Viện thiết tha kêu gọi mọi người Việt Nam "phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch" - thuốc lá.
"Ôn dịch, thuốc lá" là một văn bản thuyết minh được viết bằng một văn phong hiện đại, độc đáo. Các lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu lên qua sự phân
tích sắc bén, qua sự so sánh liên tưởng đầy sức thuyết phục. Bài văn đã thể hiện sư quan tâm và lo lắng của Nguyễn Khắc Viện trước tệ nạn " ôn dịch, thuốc lá".
Bài văn đã nâng cao nhận thức cho mỗi chúng ta nhất là các bạn trẻ biết về những tác hại ghê gớm về thuốc lá. Và hãy coi chừng ôn dịch, thuốc lá.
Qua bài văn ôn dịch Thuốc là đã giúp em hiều ra những tác hại của thuốc lá . Về tất cả mọi mặt trong gia đinh xã hội , Nó gặm nhấm sức khỏe của con người khiến chúng ta ko thể nhận biết được sớm và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của
Con người .
thông điệp (ý nghĩa) mà các văn bản nhật dụng :
- THông tin về ngày trái đất năm 200
- Bài toanas dân số -
Ôn dịch, thuốc lá
*Thông điệp:
-Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000: Hạn chế sử dụng bao bì ni lông để bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.
-Bài toán dân số: Gia tăng dân số là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của loài người.
-Ôn dịch, thuốc lá: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch thuốc lá bởi những tác hại vô cùng nguy hiểm mà nó mang lại.