Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Ngọc Lan
5 tháng 6 2017 lúc 14:32

- Trong cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta năm 2003, chiếm tỉ trọng cao nhất là lao động nông, lâm, ngư nghiệp (59,6%), tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ(24,0%), thấp nhất là lao động công nghiệp - xây dựng (16,4%).

- Trong giai đoạn 1989 - 2003, cơ cấu sư dụng lao động ở nước ta có sự chuyển biến theo hướng : Tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm 11,9% (từ 71,5% năm 1989 xuống còn 59,6% năm 2003). Tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng 5,2 % (từ 11,2% năm 1989 lên 16,4% năm 2003). Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng 6,7% (từ 17,3% năm 1989 lên 24,0% năm 2003)

Nội Nguyễn
20 tháng 9 2017 lúc 21:20

- Trong cơ cấu lao động nước ta năm 1989 và năm 2003, tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp đều cao, tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ, thấp nhất là lao động công nghiệp - xây dựng. - Trong giai đoạn 1991 - 2003, cơ cấu lao động có sự thay đổi: + Tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm. + Tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng. + Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
11 tháng 9 2019 lúc 5:19

- Về cơ cấu lao động (năm 2003): chiếm tỉ trọng cao nhất là nông – lâm –ngư nghiệp (60,3%), tiếp đến là dịch vụ (23,2%), thấp nhất là ngành công nghiệp – xây dựng (16,5%).

- Về sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành:

+ Tỉ trọng lao động ngành nông –lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm từ 71,5% (1989) xuống 60,3% (2003).

+ Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng lên: công nghiệp – xây dựng tăng 5,3% (từ 11,2% năm1989 lên 16,5% năm 2003); dịch vụ tăng 5,9% (từ 17,3% năm 1989 lên 23,2% năm 2003).

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 12 2018 lúc 14:52

- Từ năm 1996 đến 2005, lao động có việc làm đã qua đào tạo tăng nhanh, lao động chưa qua đào tạo giảm nhanh.

- Trong số lao động đã qua đào tạo, tăng nhanh nhất là lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp, sau đó đến cao đẳng, đại học và trên đại học, cuối cùng tăng chậm là lao động được đào tạo ở trình độ trung học chuyên nghiệp.

- Lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất bé so với lao động chưa qua đào tạo.

- Lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học còn ít, lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp rất ít. Phần lớn lao động đã qua đào tạo ở trình độ có chứng chỉ nghề sơ cấp.

Thiên Ân
Xem chi tiết
oOo_tẤt cẢ đà Là QuÁ KhỨ...
9 tháng 9 2016 lúc 16:42

 

Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta :

- Về tỉ lệ lao động khu vực nhà nước đang có xu hướng giảm dần

- Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác tăng

Phạm Lương
23 tháng 2 2017 lúc 20:02

- Lao động nước ta đang có sự chuyển dịch phân theo khu vực kinh tế:
+Lao động trong ngành nông lâm thủy sản từ năm 1995-2007 giảm 17,3% còn 53,9%. Tuy nhiên lao động trong ngành này vẫn chiếm tỉ trọng lớn.
+Lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và dich vụ tăng tỉ trọng ( dẫn chứng trong Alat)
- Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch từ thành phần nhà nước sang thành phần ngoài nhà nước (dẫn chứng)
- Lao động giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị (dẫn chứng Alat)

Mai Thị Bích Ngọc
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 5 2018 lúc 14:08

- Giai đoạn 2000 - 2005, lao dộng ở khu vục kinh tế Nhà nước tăng chậm, lao động ở khu vục kinh tế ngoài Nhả nước giảm, lao động ờ khu vục kinh tế có vốn đầu tư nước ngoải tăng nhanh.

- Sự chuyển dịch này phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường theo định bướng xã hội chủ nghĩa ờ nước ta.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 8 2019 lúc 11:44

    - Từ 2000 - 2005, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm nhanh; công nghiệp và xây dụng tăng nhanh, dịch vụ tăng.

    - Sự thay đổi cơ cấu này phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.

Chí Nguyễn Công
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
18 tháng 10 2018 lúc 15:43

- Về cơ cấu lao động (năm 2003): chiếm tỉ trọng cao nhất là nông – lâm –ngư nghiệp (60,3%), tiếp đến là dịch vụ (23,2%), thấp nhất là ngành công nghiệp – xây dựng (16,5%).

- Về sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành:

+ Tỉ trọng lao động ngành nông –lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm từ 71,5% (1989) xuống 60,3% (2003).

+ Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng lên: công nghiệp – xây dựng tăng 5,3% (từ 11,2% năm1989 lên 16,5% năm 2003); dịch vụ tăng 5,9% (từ 17,3% năm 1989 lên 23,2% năm 2003).


=> Nhận xét chung: Nước ta đang dần chuyển sang hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Thời Sênh
18 tháng 10 2018 lúc 15:47

a. *Nhận xét:
- Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng
- Trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhày càng giảm.
b. Nói lên điều : đất nước ngày càng phát triển, ngành công nghiệp có xu hướng tăng nên số lao động trong ngành này tăng, ngược lại tốc độ đô thị hoá đang diễn ra khá nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm nên số dân trong ngành này cũng giảm, ngoài ra một số người dưới quê còn lên sinh sống bằng nghề làm trong các xí nghiệp, nhà máy công nghiệp.

người vô danh
18 tháng 10 2018 lúc 16:14

a. *Nhận xét:
- Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng
- Trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhày càng giảm.
b. Nói lên điều : đất nước ngày càng phát triển, ngành công nghiệp có xu hướng tăng nên số lao động trong ngành này tăng, ngược lại tốc độ đô thị hoá đang diễn ra khá nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm nên số dân trong ngành này cũng giảm, ngoài ra một số người dưới quê còn lên sinh sống bằng nghề làm trong các xí nghiệp, nhà máy công nghiệp.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 6 2018 lúc 3:52

- Phần lớn lực lượng lao động của nước ta tập trung ở nông thôn (chiếm 75,8%) do nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nông nghiệp; quá trình đô thị hoá diễn ra đang còn chậm.

- Chất lượng của nguồn lao động ở nước ta còn thấp, lao động không qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn (78,8%). Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần phải đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề xuất khẩu lao động.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Dưới đây là cơ cấu dân số theo lao động ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

CƠ CẤU DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (Đơn vị: %)

Năm

2010

2015

2018

2020

Nông - lâm - ngư nghiệp

48,6

43,6

37,6

33,1

Công nghiệp - xây dựng

21,7

23,1

27,2

30,8

Dịch vụ

29,7

33,3

35,2

36,1

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)

Qua bảng số liệu, ta thấy:

- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp ngày càng giảm.

- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, đặc biệt trong ngành dịch vụ tăng nhanh.

-> Sự thay đổi này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (lao động khu vực I giảm, khu vực II và III tăng lên).