Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
9 tháng 5 2021 lúc 10:02

Nhận xét của người nước ngoài (người Mĩ) cho ta thấy:

- Những người thợ thủ công của nước ta lúc bấy giờ có tay nghề rất thành thạo, với kĩ thuật chính xác, không thua kém gì những người thủ công nước ngoài.

- Biết sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến phương tây vào sản xuất mà ở đây là đóng tàu.

 
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
1 tháng 8 2018 lúc 17:05

Nhận xét của người nước ngoài về thủ công nước ta chứng tỏ những người thợ thủ công nước ta đầu thế kỉ XIX có tay nghề rất giỏi, họ biết ứng dụng kĩ thuật tiên tiến vào việc đóng tàu ở Việt Nam.

Cherry More
Xem chi tiết
o0o nhật kiếm o0o
8 tháng 8 2018 lúc 14:41

Một con người dù mang bên ngoài một vẻ đẹp đẽ, kiêu sa đến mấy cũng khó có thể được coi là "người đẹp" nếu như không có một tâm hồn đẹp đẽ, trong sáng, vẻ đẹp tâm hồn không phải là thứ trang sức bên ngoài mà đó chính là yếu tố làm nên nét đẹp chân chính ở mỗi con người.

      Vẻ đẹp tâm hồn sẽ được lý giải theo hai cách: một cách theo ngôn ngữ học, coi đẹp là thiện, người có tâm hồn đẹp tức là có tấm lòng lương thiện. Nếu lý giải theo kiểu này sẽ hoàn toàn là vấn đề luân lý, đạo đức. Cách lý giải thứ hai mang ý nghĩa Mĩ học, người có tâm hồn đẹp phải mang một lý tưởng cao đẹp. Hai cách lý giải trên sẽ dẫn đến hai tiêu chuẩn, yêu cầu khác nhau, khi thực thi sẽ có hai phương pháp, con đường khác nhau. Ý nghĩa thứ nhất, vẻ đẹp tâm hồn là một quy phạm đạo đức phổ biến. Nó yêu cầu mọi người đều phải đạt tới. Ý nghĩa thứ hai chỉ là một lý tưởng mê hoặc người ta. Nếu coi nó là một quy phạm đạo đức phổ biến, sẽ bị xa rời thực tế. Nếu trong nhận thức không chuẩn xác thì hành động dễ bị lẫn lộn.

        Tâm hồn chính là ý thức tư tưởng nội tại của con người, giống như nhận thức, quan niệm, động cơ lý tưởng... Tâm hồn của một con người tốt đẹp hay xấu xa là điều vô cùng quan trọng. Tấm lòng lương thiện, chính nghĩa mới có thể đồng tình thương cảm, vì việc công không vì tư lợi, coi việc giúp người là niềm vui, lập trường kiên định, lý tưởng cao đẹp, vì nước vì dân, có chí vươn lên trong cuộc sống. Chính từ những biểu hiện tốt đẹp của mỗi con người ta mới có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của họ. Vì vậy không chỉ nói tầm quan trọng của tâm hồn một cách cô lập. Bởi tâm hồn vốn là một từ vô hình, nếu không thông qua các hoạt động cảm tính như ngôn ngữ, hành động, tình cảm, thực tiễn xã hội... sẽ không thể hiểu nó một cách chính xác. Đồng thời, biểu hiện tâm hồn của con người không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau, có kẻ bề ngoài đường hoàng chững chạc nhưng đầu óc đen tối, có người có những ước mơ tốt đẹp, nhưng lại không có đủ nghị lực để thực hiện nó. Nếu nhìn một cách cô lập, trên phương diện nào đó có thể phù hợp với đẹp hoặc thiện nhưng thực tế không phải thế, thậm chí hoàn toàn ngược lại. vẻ đẹp và cái thiện chân chính phải hài hoà giữa biểu hiện bề ngoài với nội tâm, lời nói và việc làm phải nhất trí cao độ, lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Một biểu hiện bề ngoài tao nhã tương ứng với bản chất nội tại chân thật không thể tự nhiên mà có được mà là kết quả của sự tu dưỡng của cá nhân cộng với ảnh hưởng cũa môi trường xã hội, giáo dục. Ví dụ một vận động viên biểu diễn thể dục, hoặc bằng nghệ thuật cao siêu, hoặc bằng những tư thế đẹp, hoặc bằng động tác linh lợi cương cường khiến khán giả nhìn thấy được sức sống vẻ đẹp trí tuệ, cơ bắp, tình cảm của mình và khán giả được hưởng thụ cái đẹp. Vẻ khoẻ đẹp này, nếu không có sự nghiêm túc học hỏi của cá nhân, sự khổ công rèn luyện, sự giúp đỡ của thầy, của bạn thì liệu có đạt được chăng?

o0o nhật kiếm o0o
8 tháng 8 2018 lúc 14:44

Đó là vẻ đẹp của con người thới xưa xa . Còn bây giờ khác rùi  . Chỉ có lòng tham và sự ích kỉ thôi 

Không Tên
22 tháng 10 2018 lúc 4:24

Một con người dù mang bên ngoài một vẻ đẹp đẽ, kiêu sa đến mấy cũng khó có thể được coi là "người đẹp" nếu như không có một tâm hồn đẹp đẽ, trong sáng, vẻ đẹp tâm hồn không phải là thứ trang sức bên ngoài mà đó chính là yếu tố làm nên nét đẹp chân chính ở mỗi con người.

      Vẻ đẹp tâm hồn sẽ được lý giải theo hai cách: một cách theo ngôn ngữ học, coi đẹp là thiện, người có tâm hồn đẹp tức là có tấm lòng lương thiện. Nếu lý giải theo kiểu này sẽ hoàn toàn là vấn đề luân lý, đạo đức. Cách lý giải thứ hai mang ý nghĩa Mĩ học, người có tâm hồn đẹp phải mang một lý tưởng cao đẹp. Hai cách lý giải trên sẽ dẫn đến hai tiêu chuẩn, yêu cầu khác nhau, khi thực thi sẽ có hai phương pháp, con đường khác nhau. Ý nghĩa thứ nhất, vẻ đẹp tâm hồn là một quy phạm đạo đức phổ biến. Nó yêu cầu mọi người đều phải đạt tới. Ý nghĩa thứ hai chỉ là một lý tưởng mê hoặc người ta. Nếu coi nó là một quy phạm đạo đức phổ biến, sẽ bị xa rời thực tế. Nếu trong nhận thức không chuẩn xác thì hành động dễ bị lẫn lộn.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/em-co-suy-nghi-gi-ve-ve-dep-tam-hon-cua-mot-con-nguoi-c36a1386.html#ixzz5UbSDrR8v

Phương thảo
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Trần Mạnh
25 tháng 2 2021 lúc 22:46

Ở nước ta lúc bấy giờ, các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng…Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt…Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác). Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng…

=>Nghề thủ công nghiệp phát triển, quy mô sản xuất của ngành thủ công nghiệp mở rộng. 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
2 tháng 6 2018 lúc 6:13

- Tình hình thủ công nghiệp nước ta thời Nguyễn ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển. Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng khắp nước như: Bát Tràng (Hà Nội), dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội)…

    - Những hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 8 2017 lúc 7:18

Thủ công nghiệp phát triển nhiều ngành nghề thủ công làng xã. Nhiều làng nghề, phường thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời như Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương),....

trần anh quan
Xem chi tiết
Lưu Quang Trường
14 tháng 5 2021 lúc 10:28
Tình hình thủ công nghiệp ta thời Nguyễn ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển.Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như: Bát Tràng (Hà Nội), đúc đồng Ngũ Xã (hà Nội), dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội)….Những hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công nghiệp phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.ĐẦY TRÊN MẠNG LÊN ĐÓ MÀ TÌM HIỂU NHA BẠN
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
9 tháng 5 2021 lúc 10:06

Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp ở thời Nguyễn:

* Tích cực:

- Thủ công nghiệp nhà nước phát triển: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

- Ngành khai mỏ được mở rộng, cả nước có hàng trăm mỏ được khai thác gồm các mỏ vàng, bạc, đồng,…

- Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển. Nhiều làng thủ công nổi tiếng như: Bát Tràng, Ngũ Xã, Vạn Phúc (Hà Nội), Bảo An (Quảng Nam),…

* Hạn chế:

- Kĩ thuật khai mỏ còn lạc hậu, các mỏ hoạt động thất thường và sa sút dần.

- Hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn phân tán.

- Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.