Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 12 2019 lúc 9:45

Đáp án C

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
16 tháng 11 2018 lúc 17:34

Đáp án A

An Ngô
Xem chi tiết
hưng phúc
16 tháng 10 2021 lúc 19:12

''Thiên thư'' có nghĩa là ''sách trời'' nhé

nhung olv
16 tháng 10 2021 lúc 19:13

Thiên thư => sách trời 

Nghĩa là trong sách trời đã phân rõ địa phận của nước Nam , Bắc 

Vô Khuyết
16 tháng 10 2021 lúc 19:15

Thiên thư: Sách trời

Thiên thư: Căn cứ để phân chia bờ cõi.

zZz Cool Kid_new zZz
Xem chi tiết

Mở đầu bài thơ là giọng nói hùng hồn, mạnh mẽ, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ và chính trị.

” Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Hai câu thơ trên như nhấn mạnh mỗi đất nước đều có sông núi, bờ cõi riêng, có chủ quyền riêng. Đất Việt cũng vậy, cũng có chủ quyền lãnh thổ riêng có vua Nam đứng đầu. Bằng các từ ngữ đặc sắc ” nam đế cư” ” tiệt nhiên”, bài thơ thêm sức cuốn hút và càng khẳng định rõ sông núi nước Nam là của người Nam, mệnh trời đã phân chia rõ ràng cấm ai được xâm phạm đến. Đồng thời, hai câu thơ này còn nêu rõ đất nước Việt tuy là nước nhỏ nhưng cũng có chủ quyền, cũng ngang hàng như các nước Phương Tây vậy. Đọc hai câu lên, ta thấy thật tự hào vềquyền tự chủ và lãnh thổ của đất nước mình.

Kill Myself
3 tháng 10 2018 lúc 21:43

Nam quốc sơn hà Nam đế cư 

(Sông núi nước Nam, vua Nam ở)

Nam quốc là nước Nam, xưng là quốc để xoá sạch ấn tượng bị trị trong thời kì Bắc thuộc. Từ thế kỉ X, Ngô Quyền đã đánh đuổi quân Nam Hán trên sống Bạch Đằng, thiết lập một nhà nước độc lập, tự chủ, nhưng bọn phong kiến phương Bắc vẫn xem đất nước ta là một quận, huyện thuộc Trung Quốc, như đã sắc phong Đinh Bộ Lĩnh làm Giao Chỉ quận vương. Cho nên vào. thời Lí, việc xưng Nam quốc, Nam đế có ý nghĩa lịch sử đặc biệt.

Câu thơ nhấn mạnh một chân lí đơn giản, hiển nhiên nhưng đầy chiều sâu lịch sử sau mười thế kỉ đấu tranh của dân tộc ta, thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, tinh thần bình đẳng dân tộc.

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

(Biên giới rõ ràng có ghi tại sách trời.)

Tiệt nhiên là rành rành, có đạo lí chính đáng không thể di dịch được; định phận là danh phận đã được xếp đặt, không thể xáo trộn được. Chủ quyền của vua Nam trên đất nước là việc có ghi sẵn trong sách trời. Thiên thư định phận cho nước Nam có bờ cõi riêng, đó là điều tiệt nhiên, là chân lí hiển nhiên.

Nếu câu thơ đầu nhấn mạnh chân lí do con người quy định, thì câu thứ hai mang tính chất thần linh chủ nghĩa, một niềm tin gần như tuyệt đối trong thời phong kiến, ý thơ như báo trước thế thắng bại giữa ta và địch. Ta sẽ thắng chẳng những do tài sức chính mình, mà còn do ý trời. Địch sẽ bại vì hành động phi nghĩa của chúng.

Chân lí Nam quốc sơn hà được củng cố thêm bằng sức mạnh siêu nhiên thiên thư định phận, nhằm khẳng định niềm tin chiến thắng của ta.

 Hok tốt

# MissyGirl #

Lê Minh Thúy An
Xem chi tiết
Trần Khánh Linh
20 tháng 10 2020 lúc 23:33

+ Vì bài thơ chính là lời khẳng định quyền độc lập,chủ quyền của đất nước và thể hiện sự quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta trong việc bảo vệ nền độc lập của dân tộc không ai được xâm phạm và điều đó đã được định sẵn ở sách trời.

+ Việc bài thơ được mệnh danh là bài thơ thần có ý nghĩa là chứng minh tinh thần yêu nước của ông cha ta,giặc xâm phạm vào thì cũng chết.

CHÚC BẠN HỌC TỐT:3

Khách vãng lai đã xóa
Anh chàng cự giải
Xem chi tiết
khanh cuong
19 tháng 7 2018 lúc 9:52

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư 

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Lí Thường Kiệt)

Cuối năm 1076, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Dưới quyền thống lĩnh của Thái uý Lí Thường Kiệt, quân Nam chặn giặc tại phòng tuyến sông Cầu, và đến tháng 3 năm 1077, đánh tan quân giặc. Truyền thuyết kể rằng, để khích lệ ý chí chiến đấu của quân ta và làm tan rã tinh thần quân giặc, Lí Thường Kiệt cho đọc bài thơ sau đây giữa đêm khuya trên bờ sông cầu.

Mở đầu là câu thơ khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư 

(Sông núi nước Nam, vua Nam ở)

Nam quốc là nước Nam, xưng là quốc để xoá sạch ấn tượng bị trị trong thời kì Bắc thuộc. Từ thế kỉ X, Ngô Quyền đã đánh đuổi quân Nam Hán trên sống Bạch Đằng, thiết lập một nhà nước độc lập, tự chủ, nhưng bọn phong kiến phương Bắc vẫn xem đất nước ta là một quận, huyện thuộc Trung Quốc, như đã sắc phong Đinh Bộ Lĩnh làm Giao Chỉ quận vương. Cho nên vào. thời Lí, việc xưng Nam quốc, Nam đế có ý nghĩa lịch sử đặc biệt.

Câu thơ nhấn mạnh một chân lí đơn giản, hiển nhiên nhưng đầy chiều sâu lịch sử sau mười thế kỉ đấu tranh của dân tộc ta, thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, tinh thần bình đẳng dân tộc.

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

(Biên giới rõ ràng có ghi tại sách trời.)

Tiệt nhiên là rành rành, có đạo lí chính đáng không thể di dịch được; định phận là danh phận đã được xếp đặt, không thể xáo trộn được. Chủ quyền của vua Nam trên đất nước là việc có ghi sẵn trong sách trời. Thiên thư định phận cho nước Nam có bờ cõi riêng, đó là điều tiệt nhiên, là chân lí hiển nhiên.

Nếu câu thơ đầu nhấn mạnh chân lí do con người quy định, thì câu thứ hai mang tính chất thần linh chủ nghĩa, một niềm tin gần như tuyệt đối trong thời phong kiến, ý thơ như báo trước thế thắng bại giữa ta và địch. Ta sẽ thắng chẳng những do tài sức chính mình, mà còn do ý trời. Địch sẽ bại vì hành động phi nghĩa của chúng.

Chân lí Nam quốc sơn hà được củng cố thêm bằng sức mạnh siêu nhiên thiên thư định phận, nhằm khẳng định niềm tin chiến thắng của ta

Bài thơ là quyết tâm bảo vệ đất nước, khẳng định thất bại tất yếu của địch:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

(Sao mà bọn giặc lại tới xâm phạm?)

Như hà là làm sao, nghịch là trái ngược, lỗ là bọn mọi rợ. Đây là một câu hỏi bao hàm thái độ vừa ngạc nhiên, vừa khinh bỉ. Ngạc nhiên vì chúng tự xưng là thiên triều sao lại làm trái mệnh trời; khinh bỉ vì chúng tự phụ là một nước có văn hiến hàng đầu, là Trung Hoa, tinh hoa của mọi dân tộc, sao lại hành động như kẻ mọi rợ, ỷ mạnh hiếp yếu. 

Tư thế của ta vững vàng: ta giữ gìn biên cương, bảo vệ đất nước với đầy đủ danh phận, rõ ràng chính nghĩa. Chúng là giặc, làm trái lòng trời, làm điều càng rõ phản nghịch. Giọng thơ hùng hồn, lời thơ dõng dạc tố cáo dã tâm của giặc, vừa sỉ vả, miệt thị bọn xâm lược với tư thế kẻ bề trên nắm lẽ phải trong tay, mắng bọ ngu xuẩn, tham lam đáng khỉnh miệt.

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Lũ bây hãy xem sẽ ôm lấy thất bại, hư hỏng.)

Nhữ đẳng là cùng một lũ bây, khan tức khán là xem, thủ là nhận lấy, bại là hỏng, thua, hư là trông không, không vào đâu cả. Câu thơ là câu trả lời, nhưag không trả lời trực tiếp mà báo trước cho chúng biết số phận thua trận tan tành không manh giáp của chúng.

Câu thơ cuối cùng nôi tiếp mạch thơ của ba câu trên. Không thông được chân lí của nhân gian, cũng không hiểu thiên lí của trời đất, dẫn quân xâm lăng nước người, chúng bay rồi chống mắt xem sự bại vong, tan tác một cách nhục nhã.

Bài thơ khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc ta từ nghìn năm trước. Quyền độc lập, tự chủ này được phát triển cụ thể trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (Mỗi bên hùng cứ một phương…), và trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập…)

Truyền thống lịch sử ấy xác định một chân lí: dân tộc ta luôn luôn chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, tự chủ trên tư thế chính nghĩa. Bọn phong kiến phương Bắc đã mười lăm lần xâm lược nước ta, gần đây là thực dân Pháp rồi đế quốc Mĩ, nhưng cuối cùng chúng cũng thất bại, bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi. Quả thật tinh thần quật khởi chống xâm lược ấy được phát huy từ tinh thần Nam quốc sơn hà Nam đế cư vậy.

hok tốt

Tiến lên Việt Nam
19 tháng 7 2018 lúc 9:52

Tra trên google nhé !

Lam Thanh Nhan
19 tháng 7 2018 lúc 10:01

Đọc tiếp mới biết lời giải là gì chứ trời ơi!

Xem chi tiết
 Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà Mỗi tác phẩm văn học chắc chắn đều mang lại cho em những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau, vậy Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà của các em là gì, em cùng viết bài văn để bày tỏ cảm nghĩ của mình về tác phẩm cũng như trau dồi thêm cho mình kĩ năng viết bài văn biểu cảm cho tốt hơn.

Bài viết liên quan

Tinh thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hàNam quốc sơn hà - bản tuyên ngôn độc đầu tiênSoạn bài Sông núi nước NamCảm nhận khi đọc Bài ca Côn Sơn của Nguyễn TrãiChứng minh nhận định: Nam quốc sơn hà là bài ca yêu nước hùng tráng chống xâm lăng...
 Tinh thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hàNam quốc sơn hà - bản tuyên ngôn độc đầu tiênSoạn bài Sông núi nước NamCảm nhận khi đọc Bài ca Côn Sơn của Nguyễn TrãiChứng minh nhận định: Nam quốc sơn hà là bài ca yêu nước hùng tráng chống xâm lăng...Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2
3. Bài mẫu số 3
4. Bài mẫu số 4
5. Bài mẫu số 5
6. Bài mẫu số 6
 

Đề bài: Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà

cam nhan khi doc bai tho nam quoc son ha

6 bài văn mẫu Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà

Bài Mẫu Số 1: Cảm Nhận Khi Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thơ:

Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất "đắt" ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do "Trời" định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 3 2018 lúc 13:56

Đáp án A

CHU BẢO KHÁNH
Xem chi tiết

Trả lời:

1.

- Từ "Nam đế" trong bài Nam Quốc Sơn Hà với sự đối sánh ngang hàng giữa Nam quốc (của Hoàng đế ta) với Bắc quốc (của Hoàng đế TQ). Sở dĩ là vì :

+, "Đế” là Hoàng Đế Trung Hoa - thiên tử độc nhất trong thiên hạ;

+, “Vương” là vua các nước chư hầu - tức bầy tôi của “Đế” và do Hoàng Đế Trung Hoa phong cho hay chấp nhận.

- Từ "Nam quốc" trong bài Nam Quốc Sơn Hà  khẳng định Việt Nam tuy lầ 1 đẩt nước nhỏ bé nhưng có quyền tự do, độc lập, bất khả xâm phạm, người Việt Nam có quyền làm chủ dân tộc.

=> "Nam Quốc - Nam Đế" là một lời khẳng định hùng hồn cho một chân lý của tạo hóa là : đất nước Việt Nam là do người Việt Nam làm chủ, đó là chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, bất chấp đó là ai, nếu đi ngược lại chân lý của tạo hóa là xâm lược lãnh thổ Việt Nam (hay của bất kỳ một quốc gia nào) thì chắc chắn sẽ chuốc lấy bại vong. Đây cũng chính là tinh thần bất diệt của dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, đã được thực tế lịch sử minh chứng suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.

~ Học tốt ~ Tớ phải tham khảo trên internet cùng với sự hiểu biết của mình ms lm đc đấy, lâu đấy nhé!

#HuyềnAnh#

Khách vãng lai đã xóa

2. Câu ba và câu bốn: (Phiên âm)

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

                                    (Dịch nghĩa)

Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?
Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong.

Liên hệ: Quan hệ nguyên nhân - kết quả

Ý nghĩa: (Tự viết dựa vào câu 1)

~ Học tốt~

Khách vãng lai đã xóa